Ta đã tới bài giảng cuối cùng trong cuộc khám phá thông qua ý tưởng của các triết gia được biết đến sớm nhất của nền văn minh Phương Tây, những người tiền Socrates. Ở bài giảng cuối này, chúng tôi sẽ hướng sự chú ý tới Democritus, người nổi tiếng nhất vì là 1 trong những người sáng lập học thuyết triết học được gọi là Thuyết Nguyên Tử (Atomism). Để chú giải bên lề nhanh gọn, triết gia được biết đến với cái tên Leucippus thường được báo trước là người sáng lập thuyết nguyên tử và là thầy của Democritus. Tuy nhiên, người ta không biết gì về Leucippus và 1 số triết gia cổ đại phủ nhận rằng ông thậm chí có tồn tại. Do đó, vì bài giảng này, chúng tôi sẽ tiến hành quy các ý tưởng của thuyết nguyên tử cho mỗi Democritus.
Sức ảnh hưởng của những người tiền Socrates lên Plato và Aristotle được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, ý tưởng của Democritus có phần độc đáo trong số những người tiền Socrates ở chỗ thuyết nguyên tử của ông đi cùng với việc đóng vai trò hình thành khi định hình tư tưởng của Plato và Aristotle, ảnh hưởng triết học cơ học, 1 góc nhìn dần chiếm ưu thế trong cuộc Cách Mạng Khoa Học. Triết học cơ học được phát triển bởi các nhà tư tưởng như Rene Descartes, Pierre Gassendi, Galileo Galilei và Issac Newton.
Trong khi nhiều ý tưởng triết học cơ học đã bị bỏ rơi, ý tưởng vũ trụ bao gồm các khối xây dựng nhỏ bé gọi là nguyên tử vẫn còn sức ảnh hưởng cho đến tận thế kỷ 20 và như ta sẽ thấy, ý tưởng nguyên tử được Democritus đưa ra đầu tiên vào hơn 2000 năm trước. Nhà vật lý học vĩ đại thế kỷ 20 Richard Feynman từng 1 lần nói rằng:
“Nếu trong 1 trận đại hồng thủy nào đó, mọi tri thức khoa học bị phá hủy, và chỉ còn 1 câu được truyền lại cho thế hệ sinh vật tiếp theo, câu nào sẽ chứa nhiều thông tin nhất trong số từ ít nhất? Tôi tin rằng đó sẽ là thuyết nguyên tử…rằng mọi thứ được tạo bởi nguyên tử – những hạt nhỏ chuyển động không ngừng.”
Vậy thì, ai là người đầu tiên đưa ra tuyên bố khoa học mà theo như Feynman là chứa nhiều thông tin nhất trong số từ ít nhất?
Democritus được sinh ra vào khoảng năm 460 Trước Công Nguyên ở Abdera, 1 thành phố ở miền Bắc Hy Lạp. Có lẽ hơn bất kỳ triết gia tiền Socrates nào khác, Democritus xứng đáng cái tên thiên tài, ông được cho là đã viết hơn 60 tác phẩm về các chủ đề từ đạo đức, vật lý học, thiên văn học, y học và lý thuyết âm nhạc, chỉ liệt kê một số chủ đề mà ông quan tâm. Không may thay, chẳng còn tác phẩm nào tồn tại và để biết về ông, ta phải dựa vào 1 vài đoạn tác phẩm còn sót lại và lời thuật lại của các triết gia cổ đại khác. Dù Democritus hứng thú với nhiều chủ đề khác nhau, ông nổi tiếng nhất vì tuyên bố rằng vũ trụ bao gồm nguyên tử và chân không, 1 ý tưởng mà như ta đã đề cập là có sức ảnh hưởng sâu sắc tới các triết gia và nhà khoa học tương lai. Từ nguyên tử (Atom) đến từ chữ Tomos của Hy Lạp, kết hợp tiểu từ a (biểu thị sự thiếu) với động từ Tomos có nghĩa là chia tách (Split). Vậy thì, từ Atomos hoặc Atom nghĩa là không thể chia tách. Nguyên tử đối với Democritus là các khối xây dựng vạn vật nền tảng trong vũ trụ và không thể chia cắt và cứng rắn và bất hoại. Những nguyên tử này tồn tại ở chân không, điều Democritus quan niệm là không gian rỗng hoặc hư vô và vạn vật ở thế giới này được tạo ra khi nguyên tử va chạm và vướng vào nhau.
Cùng với việc thừa nhận sự tồn tại của chân không, điều mà những người tiền Socrates trước kia như Parmenides phủ nhận như 1 khả năng, Democritus đã tạo nên đột phá với lý giải của mình về bản chất của đặc tính như nóng, lạnh, ngọt hoặc ướt. Empedocles, nếu ta còn nhớ ở bài giảng trước, tuyên bố rằng thành phần cơ bản của vũ trụ là các hạt nước, đất, không khí và lửa. Ví dụ, hạt lửa thì nóng trong khi hạt nước có đặc tính ẩm ướt. Democritus khẳng định rằng nguyên tử không nóng không lạnh. Trên thực tế, ông cho rằng chúng chẳng có đặc tính nào. Để hiểu ý tưởng này, sẽ hữu ích khi viện dẫn 1 khái niệm thường được dùng ngày nay trong triết học về tâm trí. Qualia là đặc tính kỳ lạ tạo nên trải nghiệm chủ quan của ta, trải nghiệm về sắc đỏ bông hồng, âm thanh của 1 bài nhạc tuyệt vời hoặc vị ngọt mật ong là các ví dụ của Qualia. Democritus đề xuất rằng Qualia không được tìm thấy ở nguyên tử bởi nó tồn tại ở hiện thực. Nói cách khác, đặc tính khách quan của nguyên tử đó là nó hoàn toàn thiếu vắng mọi đặc tính.
Thiếu vắng mọi đặc tính, Democritus nghĩ rằng nguyên tử chỉ được xác định bằng 3 thước đo định lượng khác nhau. Cụ thể hơn, ông tin rằng nguyên tử khác nhau dựa theo sự sắp xếp hình dạng và vị trí. Nếu nguyên tử chỉ được định nghĩa bằng đặc điểm định lượng và hoàn toàn thiếu vắng đặc tính, vậy thì làm thế nào mà trải nghiệm của ta luôn là trải nghiệm của Qualia? Để lấy ví dụ cụ thể, nếu 1 bông hồng chẳng là gì ngoài tập hợp nguyên tử thiếu đi màu sắc, vậy thì làm sao ta trải nghiệm được màu đỏ của bông hồng?
Để hiểu cách Democritus trả lời câu hỏi này, ta phải làm quen với sự phân định diễn ra trong tâm trí của từng nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại thế kỷ 5, đó là sự phân định giữa sự vật tồn tại bởi tự nhiên và sự vật tồn tại bởi tục lệ hoặc tập quán. Để dùng từ Hy Lạp, các nhà tư tưởng ở thời cổ đại này phân định giữa cái tồn tại bởi vật lý và cái tồn tại bởi Nomos. Cái tồn tại bởi tự nhiên hoặc vật lý là cái khách quan và được viết vào kết cấu tự nhiên hoặc hiện thực, vậy nên kể cả nếu con người bị quét sạch khỏi trái đất này, thứ tồn tại bởi tự nhiên vẫn sẽ tồn tại. Thứ tồn tại bởi tục lệ hoặc Nomos là thứ công trình nhân tạo của con người và dựa vào tâm trí con người để tồn tại. Nếu con người bị quét sạch khỏi trái đất, thứ tồn tại bởi tục lệ cũng sẽ biến mất vĩnh viễn.
Giờ thì, Democritus nghĩ rằng Qualia ta trải nghiệm không tồn tại bởi tự nhiên hoặc hiện thực mà là tồn tại bởi tục lệ hoặc Nomos, trải nghiệm về vị ngọt, đắng, lạnh và màu đỏ nảy sinh khi nguyên tử của thế giới tiếp xúc với nguyên tử trong cơ thể và do đó là công trình nhân tạo hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Nói cách khác, đặc tính nảy sinh từ tương tác vật lý của các nguyên từ trong thế giới với nguyên tử của cơ thể. Trên thực tế, ngọt, đắng, lạnh, màu đỏ và mọi đặc tính khác không tồn tại và không có nền tảng khách quan bên trong bản chất sự vật. Democritus ở đoạn nổi tiếng nhất truyền tải khái niệm này, ông viết:
“Bằng tục lệ, vị ngọt; bằng tục lệ; vị đắng; bằng tục lệ, cái nóng; bằng tục lệ, cái lạnh; bằng tục lệ, màu sắc; nhưng trên thực tế là nguyên tử và chân không.”
Vào thế kỷ 17, Galileo, người ta đề cập ở phần đầu bài giảng này bị ảnh hưởng bởi thuyết nguyên tử, lặp lại chính xác ý tưởng này của Democritus:
“Do đó, tôi nghĩ rằng những vị, mùi, màu sắc vân vân., xét về sự tồn tại khách quan của chúng cho đến bây giờ, chẳng là gì ngoài những cái tên đơn thuần cho thứ gì đấy chỉ trú ngụ trong cơ thể nhạy cảm của mình, cho nên nếu sinh vật có nhận thức bị loại bỏ, tất cả đặc tính đó sẽ bị tiêu diệt và xóa bỏ khỏi sự tồn tại.”
Học thuyết nguyên tử của Democritus cũng đưa ra vài góc nhìn tri thức luận sâu sắc, hoặc nói cách khác, góc nhìn sâu sắc về bản chất tri thức. Theo Democritus, chân lý là trên thực tế có tồn tại nguyên tử và chân không. Tuy nhiên, nó bị che giấu khỏi các giác quan, cũng như ta không thể thấy từ bề mặt những gì nằm ở đáy đại dương, ta không thể thông qua các giác quan để nhận thức và đạt được tri thức về nguyên tử, thứ quá nhỏ để cảm nhận, Democritus viết:
“Trên thực tế ta chẳng biết gì, bởi chân lý nằm ở vực thẳm.”
Trải nghiệm của ta về thế giới không truyền tải sự thật về bản chất vạn vật, trên thực tế, chẳng có màu sắc, âm thanh, vị hoặc mùi nào. Điều ta nhận thức bằng giác quan chỉ có kiến thức biểu kiến, kiến thức thực sự hoặc chân lý nằm ẩn ở các chiều sâu vũ trụ.
“1 người phải biết rằng anh ta bị chia cách khỏi hiện thực.” Democritus viết.
Dù theo như Democritus, chân lý nằm ẩn giấu trong chiều sâu hiện thực, đạt được chân lý không phải điều bất khả thi. Bản thân ông nghĩ rằng mình đã đạt được chân lý bằng giả định rằng hiện thực khách quan chỉ được cấu thành bởi nguyên tử và chân không. Để đạt được chân lý, Democritus như Parmenides đến trước ông, nghĩ rằng 1 người phải dựa vào mỗi tâm trí hoặc lý luận, 1 góc nhìn mà trong tri thức luận được biết đến là chủ nghĩa duy lý. Trong khi Democritus tương đồng với Parmenides ở chỗ ông nghĩ rằng chỉ thông qua việc sử dụng lý luận mà ta có thể đạt được tri thức hoặc chân lý chính đáng, ông không như Parmenides và nghĩ rằng ta không nên hoàn toàn coi nhẹ các giác quan, mà thay vào đó dùng nó như điểm khởi đầu trên con đường tới chân lý.
Trước khi ta rời khỏi Democritus và kết luận bài giảng cuối cùng về những người tiền Socrates này, ta phải chú ý 1 chút tới ý tưởng đạo đức của ông. Diogenes Laertius trong cuốn Lives and Opinions of Eminent Philosophers đã nói điều này về suy nghĩ của Democritus đối với cuộc đời tốt đẹp:
“Đích đến của hành động là sự thanh bình, nó không đồng nhất với niềm vui như 1 số người hiểu bằng giải thích sai lầm, mà là trạng thái trong đó tâm hồn tiếp tục bình tĩnh và mạnh mẽ, không bị quấy rầy bởi bất kỳ nỗi sợ hoặc mê tín hoặc bất kỳ cảm xúc nào khác. Ông gọi điều này là hạnh phúc và nhiều cái tên khác.”
Để đạt được sự thanh bình và bình yên tâm trí, Democritus nghĩ rằng 1 người cần phải phát triển kỷ luật bản thân và trở thành người làm chủ đam mê mình.
“Người can đảm là kẻ vượt qua, không chỉ kẻ thù, mà còn cả khoái lạc. Nhưng 1 số người là chủ nhân của các thành phố, nhưng lại là nô lệ của đàn bà.”
Tuy nhiên, Democritus không rao giảng chủ nghĩa khổ hạnh hoặc từ bỏ hoàn toàn khoái lạc. Thay vào đó, tận hưởng chúng theo 1 hướng có kiểm soát là điều cần thiết cho sự thanh bình và bình yên tâm trí:
“Sự tự chủ làm tăng niềm vui và biến khoái lạc tuyệt hơn nữa.”
Có khả năng là Democritus nhìn thấy đám đông làm nô lệ cho đam mê và ham muốn, theo đuổi mù quáng tiền bạc, danh tiếng, danh dự, thỏa mãn tình dục và sự chấp thuận xã hội và kết luận rằng 1 cuộc đời nô dịch như vậy không phải 1 cuộc đời đáng sống.
1 người phải trở thành chủ nhân chính mình, kẻ tạo ra định mệnh và tạo khắc tính cách của mình, 1 cuộc đời như vậy là cuộc đời chỉ phù hợp cho con người. Như triết gia tân Plato thế kỷ thứ 3 mang tên Porphyry viết:
“Democritus nói rằng sống tệ, và không khôn ngoan và tự chủ và thánh thiện, không phải là sống tồi tệ, mà là chết lâu.”
Chúng tôi sẽ kết luận bài giảng cuối cùng của Serie về những người tiền Socrates bằng câu trích dẫn từ Democritus, nó tương đồng 1 cách kỳ lạ với 1 trong những câu trích dẫn nổi tiếng hơn của Shakespeare. Democritus, không như những người tiền Socrates khác, không chỉ đơn thuần là triết gia tự nhiên, ông còn là thiên tài với các hiểu biết sâu sắc về tình cảnh con người, ông viết:
“Thế giới là sân khấu, đời là 1 lối vào: bạn đến, bạn thấy, bạn đi.”