“Người có lý do để sống có thể chịu được bất kỳ điều gì.” (Nietzsche)
Trong dòng đời, những vất vả, gian nan, thất vọng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng như nhau bởi những chân lý hiện hữu của sự tồn tại này. Có những người mà như Nietzsche đã gợi ý, có một “lý do”, hay mục đích tồn tại giúp cho họ thấy được những gian nan giống như thử thách cần phải vượt qua, và kể cả khi đối mặt với khó khăn vẫn sống một cuộc đời viên mãn.
Thiếu đi một “lý do” như vậy, con người có khả năng sẽ trôi qua cuộc đời như thể trong một đám mây đen bị kéo và đẩy bởi những thứ mà họ coi như là cơn bão tố chẳng thể tránh khỏi của số phận. Vì lý do này, tìm một mục đích cho cuộc sống con người có thể là nhân tố đóng góp quan trọng nhất tới một sự tồn tại viên mãn. Như Robert Greene đã đưa nó vào trong cuốn Mastery của mình:
“Thứ chúng ta thiếu nhiều nhất trong thế giới hiện đại chính là cảm giác về một mục đích lớn hơn cho cuộc sống của mình.” (Mastery, Robert Greene)
Thay vì tìm một mục đích lớn hơn, hầu hết mọi người hoàn toàn tin tưởng về những lời đồn đại xã hội rằng sự thỏa mãn có thể tìm thấy trong việc đạt được tiền của, một căn nhà lớn hơn, danh tiếng, hay những thứ khác mang bản chất như này mà xã hội đương đại ngày nay sùng bái. Những người không chịu nổi áp lực xã hội và áp dụng một lối sống như vậy sẽ mau chóng thấy nó không có gì khác ngoài sự thỏa mãn. Đối diện với sự thật này, một số người quyết tâm suy nghĩ về lần tăng lương tiếp theo, hay một người vợ/chồng đẹp hơn sẽ mang lại sự viên mãn mà họ mong mỏi. Mặt khác, nhiều người nhanh chóng vỡ mộng và nhận ra sự vô ích của việc theo đuổi như vậy. Nhưng họ băn khoăn đâu mới là giải pháp thay thế, và không rõ phải làm gì khiến cho họ bị nhiễm tánh thụ động ngấm ngầm mà thường xuyên dẫn tới lo âu và trầm cảm.
May mắn thay, có một lựa chọn khác – con đường của sự thành thục và đây chính là chủ đề của cuốn Mastery. Con đường này đã được thời gian thử thách, có sẵn cho tất cả mọi người và quan trọng hơn hết là cung cấp cho họ mục đích sống. Nhưng con đường của sự thành thục là gì? Greene giải thích điều này theo cách sau:
“Khi bạn sinh ra, một hạt giống đã được gieo trồng. Hạt giống này chính là sự độc nhất của bạn. Nó muốn phát triển, thay đổi bản thân, và nở hoa hết khả năng của mình. Nó có một nguồn năng lượng tự nhiên, quả quyết với nó. Nhiệm Vụ Của Đời Bạn là mang hạt giống đó ra hoa, để thể hiện sự độc nhất thông qua hành động của mình. Bạn có một vận mệnh để hoàn thành. Bạn càng cảm nhận và duy trì càng mạnh mẽ – như một dạng lực, một giọng nói, hay trong bất kỳ hình thái nào – thì cơ hội hoàn thành
Nhiệm Vụ Cuộc Đời này và đạt được sự thành thục càng lớn.” (Mastery, Robert Greene)
Greene đề ra ba bước mà ông thấy là quan trọng cho việc khơi dậy ngọn lửa thúc đẩy con người phát huy hết tiềm năng của mình và nhờ đó bắt đầu trên con đường của sự thành thục:
“Đầu tiên, bạn phải kết nối hoặc kết nối lại với khuynh hướng của mình, cái cảm giác độc nhất đó. Bước đầu tiên tiếp theo đó là luôn hướng vào bên trong. Bạn lục lại quá khứ tìm kiếm những dấu hiệu của giọng nói nội lực đấy. Bạn dẹp bỏ những giọng nói khác có thể gây rối lẫn cho bạn – cha mẹ và bạn bè trang lứa. Bạn tìm kiếm một khuôn mẫu cơ bản, một cốt lõi cho nét tính cách mà bạn phải hiểu càng sâu càng tốt.
Thứ 2, sau khi đã thiết lập kết nối, bạn phải nhìn vào con đường sự nghiệp mà bạn đã hoặc sắp bắt đầu đi. Lựa chọn con đường này – hoặc chuyển hướng của nó – là điều rất quan trọng…
Cuối cùng, bạn phải xem sự nghiệp hay ngành nghề mình giống như một cuộc phiêu lưu với những thay đổi và bước ngoặt hơn thay vì là một đường thẳng tắp. Bạn bắt đầu bằng cách chọn một lĩnh vực hay vị trí gần như tương ứng với khuynh hướng của mình. Vị thế ban đầu này cung cấp cho bạn khả năng cơ động và những kỹ năng quan trọng cần học…
Sau cùng, bạn sẽ chạm tới một lĩnh vực cụ thể, nơi thích hợp, hay cơ hội hoàn toàn phù hợp với bạn. Bạn sẽ nhận ra khi đi tìm nó bởi vì nó sẽ khơi dậy cảm giác ngạc nhiên và phấn khích của con trẻ; nó sẽ đúng. Một khi đã tìm thấy, tất cả mọi thứ sẽ diễn ra suôn sẻ”. (Mastery, Robert Greene)
Tóm tắt vắn lược cuốn sách của Greene chỉ chạm được bề nổi của phần tài liệu quan trọng mà nó bao hàm. Ngoài việc đưa ra những mẹo về việc nên chọn thứ gì để làm chủ, Greene cũng giải thích rõ ràng tại sao dấn thân vào con đường của sự thành thục lại có ích như vậy. Ông dành phần lớn của cuốn sách trình bày chi tiết về ba giai đoạn mà con người đi qua khi họ trau dồi sự thành thục trong lĩnh vực đã chọn của mình: Giai đoạn tập sự, giai đoạn tích cực sáng tạo, và cuối cùng, giai đoạn thành thục. Nhìn chung thì cuốn Mastery chứa đựng nhiều tri thức và Greene cũng là một nhà văn lôi cuốn, vậy nên cho những ai đang tìm kiếm một lối thoát khỏi Rat race, cực kỳ khuyến nghị cuốn sách này.