Âm nhạc phản ánh nội tâm hoặc nội tâm được phô diễn ra bằng âm nhạc, nên muốn biết người đang vui hay buồn, thì hãy nghe xem họ đang nghe nhạc gì vào lúc đó,
nội tâm dao động thế nào thì âm nhạc sẽ dao động theo thế đấy, hay tần số trong tâm nó khớp với tần số âm thanh đang phát.
Nghe lùng bùng chưa, nên ví dụ ngay cho anh em dễ hiểu, chuyện là sáng nào tôi đi tập cũng thường đeo tai nghe, mà không phải do tôi cần nghe nhạc, mà do trong phòng mở nhạc quá ồn và nhiều tạp niệm, cho nên tôi bật nhạc không lời để bớt đi tiếng ồn đấy.
Tiếp tân phòng này thay ca nhau, nhưng tổng cộng có 5 em khác nhau, y như rằng, hôm nào em nào đứng quầy, nó mở nhạc theo gu hay tâm trạng hôm đó của nó, thì cả phòng ăn cho hết.
Phòng vắng vắng cũng 50 mạng, đông có khi 200 mạng, mà không biết có ai ra góp ý vụ nhạc nhẻo này hay không mà thấy mọi thứ cứ lập đi lập lại suốt 1 năm nay. Hoặc do số đông thì thích nhạc đó, còn chỉ có số ít giống tôi thấy nó ồn và không có lợi cho thân tâm.
Điển hình sáng nay, bé tiếp tân không biết có chuyện buồn tình cảm gì, mà nó quất nguyên seri nhạc chia tay đầy sầu não, in the end của linkin park, rồi mấy bài rock rất tiêu cực về cuộc đời… tôi không biết bà con khác tập sao nhưng nghe nhiều nhạc đó rất dễ làm con người suy nghĩ lệch lạc, tiê.u cực hẳn đi.
Vậy con người mở nhạc nghe khi nào?
1. Để tìm sự đồng điệu (hoặc giải toả cảm xúc) buồn thì hay nghe nhạc buồn, vui thì hay nghe nhạc vui, đồng điệu là lời nhạc và nhịp điệu nó khớp với những gì người đó đã và đang trải qua.
Nghe lời hát thấy mình trong đó, nên nghe xong, không biết có vơi đi không, hay lại chồng chất u sầu hơn
2. Để giải khuây, chán quá, trống trải quá, nghe nhạc để thư giản, để đốt thời gian.
3. Để tìm một động lực, tâm đang xìu xìu, có tý nhạc epic hay hùng vĩ vào, tâm khởi niệm phấn khởi hơn. Hồi xưa ra trận, có kèn, có trống, âm thanh dạng này là để kích tinh thần và dũng khí lên.
4. Để tìm một hy vọng, có người nghe nhạc để tìm trợ lực cho một niềm tin tươi sáng hơn, nó xa hơn động lực một tý, cũng thời chiế.n, rất nhiều bài nhạc, mơ về cảnh giải phóng, về cảnh hoà bình, về cảnh tái hợp gia đình, cho người ta thêm sức mạnh và niềm tin để bước qua những khổ cực ngay bây giờ, vì có niềm tin ngày mai sẽ tốt hơn.
Tâm người thế nào thì âm nhạc họ nghe sẽ tương ứng ở giai đoạn đó, mà tâm người không cố định cả đời, cho nên gu âm nhạc cũng dịch chuyển theo sự trưởng thành của tâm thức người đó.
Nên nói cho tôi biết, 1 tháng gần đây, anh em hay nghe 10 bài hát nào thì tôi sẽ nói tương đối cho anh em biết là nội tâm anh em đang có chuyện gì và đang hướng về cái gì.
Âm nhạc, là một phương tiện thiện xảo, nó có thể chữa lành, nhưng cũng có thể dẫn dắt người ta đi làm những chuyện không hay, hay hướng tâm về nơi gây nghệp nặng nề hơn.
Cho nên, việc để ý đến loại nhạc mình đang nghe rất quan trọng, đừng xem thường âm thanh xung quanh chúng ta, vì nó thấm dần vào vô thức một cách rất lặng lẻ.
Còn cách để nhận diện nhạc ‘rác’ hay âm thanh rác, nhạc nào mà khi nghe xong, mà làm thân tâm nặng nề hơn, dục vọng trồi lên nhiều hơn, lòng tham tăng lên, ngã mạn tăng lên, … thì hãy cẩn trọng khi nghe loại nhạc đó.
Hoặc nghe xong, khiến anh em mơ cái này, thèm khát cái kia, thì vô cùng cẩn trọng.
nhạc rác hay âm thanh rác thời này nhiều vô kể, có khi vô tình nghe giải khuây, tìm sự đồng điệu, nhưng tâm toàn rác thì đồng điệu cũng rác luôn.
Bên phía Mật tông (Phật giáo), họ chuyên dùng âm thanh để thanh lọc thân tâm, để định tâm tốt hơn, để phòng tránh các tà khí, tà niệm, cái đó là khoa học, chứ không hề mê tín. Nó làm việc trên tần số rung động hết.
Quy chung lại, dù nhạc gì, cả nhạc chữa lành, nhạc epic, thì chỉ dùng khi cần lắm, chứ không nên phụ thuộc vào nó.
Tôi có ông anh, ngồi thiền không có nhạc thiền không lời thì không định tâm được.
rồi có ku đồng nghiệp ngày xưa, làm việc mà không mở nhạc không lời du dương quanh tai, thì ku em cũng khó làm việc được.
Thật ra, mở nhạc cho 2 trường hợp này để họ làm tốt lên thì tạm chấp nhận thôi, nhưng rốt ráo, up level, thì không cần trợ lực đó nữa.
Cái này anh em phải tự tra lại, rồi quan sát rộng ra, liệu âm nhạc có phản ánh tâm thức của người nghe hay không, nó vi tế lắm.
Xin nhắc lại, nhạc là phương tiện, nó có thể là thuốc bổ, nhưng cũng có thể là thuốc đô.c.
Cheers
Bác 7B
——
Hình của Marco