(Hầu như) là không ai cả, có thể là bố mẹ (nếu anh em đủ may mắn) hoặc nhiều khi bố mẹ lại xếp danh dự và sự công nhận từ bên ngoài cao hơn cảm xúc của anh em vài bậc và đôi lúc ngay cả vợ hay chồng của anh em cũng không thể chia sẻ hết cảm xúc với anh em được, dù họ cũng đã rất cố gắng.
Dù thế nào thì cũng đừng bao giờ trách bố mẹ hay người bạn đời của mình, chỗ này anh em phải khắc lên người, đừng bao giờ biến mình thành nạn nhân.
Tại sao? Vì cảm xúc là một trò chơi, một cái game được thiết kế riêng cho từng người và hằng ngày, trong mỗi chúng ta đều phải loay hoay với chính trò chơi cảm xúc mà do chính chúng ta đạo diễn.
Mà khi sống với góc nhìn nạn nhân thì sẽ luôn có sự ức chế trong tâm anh em, là tại sao người không hiểu cho cảm xúc của mình?
Nhưng nếu đổi lại một góc nhìn khác, làm chủ trò chơi hơn, thì tự động anh em thấy nhẹ người ngay, đó là:
Tại sao không? Hoặc tại sao người ta không được làm thế?
Bình tâm lại, vì người ta cũng busy với trò chơi cảm xúc của người ta mà anh em, thậm chí người ta còn đang vật lộn dữ dội hơn cả anh em… rồi cũng đặt câu hỏi nạn nhân tương tự, tại sao anh em không hiểu cho người ta!
Đơn cử như chuyện, con không nghe lời mẹ? Mẹ bảo, mày không hiểu được lòng mẹ, mày không nghe tao, tao đau lòng quá!
Rồi con cũng đáp lại, mẹ cũng không hiểu được lòng con! mẹ không cho con sống theo hạnh phúc của con.
Hai tâm lý nạn nhân gặp nhau, nên không ai hiểu ai được! Muốn phá được cái vòng lẩn quẩn đó, thì anh em phải tập từ từ để buông bớt cái ý niệm rằng người khác phải luôn hiểu cho cảm xúc của mình đi!
Dù trong nhà đến chỗ làm, nhất là ra đời kiếm tiền, không ai có thời gian hay tâm trí để quan tâm đến cảm xúc của anh em hết.
Không phải họ vô tâm, mà họ cũng có những bộn bề riêng, liệu khi anh em khóc, có bao nhiêu người sẽ khóc cùng anh em và khi anh em vui, có bao nhiêu người thật lòng chung vui cùng anh em, nếu có, tôi hoan hỷ chúc mừng anh em, nếu không, tôi cũng hoan hỷ chúc mừng anh em, vì bài học này anh em được học một sâu sắc hơn, anh em đọc qua, tưởng tôi sao bi quan về cuộc đời quá, thực tế thì nó là sự thật hiển nhiên thôi, mà ai trong chúng ta cùng nên đối diện dù sớm hay muộn.
Tử tế thì vẫn nên tử tế, đàng hoàng thì vẫn nên đàng hoàng, anh em có quyền quan tâm người ta, nhưng đừng bắt người ta phải quan tâm lại mình tương tự! đó là vô minh.
Cảm xúc của anh em thì phải do tự anh em chăm sóc và vun dưỡng nó, không ai làm giúp anh em được,
không ai sống giùm anh em được, không ai có trách nhiệm với cảm xúc của anh em được, dù cả bố mẹ hay bạn đời của anh em.
Anh em có quyền hỷ nộ ái ộ, có quyền tức giận, có quyền quát tháo… nhưng khi đến cuối ngày, nằm yên xuống, sau tất cả, cũng chỉ còn mình anh em với mớ cảm xúc hỗn độn đó mà thôi, phận anh em thì anh em phải tự lo, ai làm anh em buồn, ai làm anh em thất vọng, có thể vô tình hay cố ý, nhưng hãy hoan hỷ bước qua, bước qua, là vì có buồn đi nữa thì cũng có một mình anh em gặm nhắm nó mà thôi.
Đâu có ai buồn cùng anh em suốt đời được. Nên, đừng biến mình thành nạn nhân nữa.
Cheers
Bác 7B
——
Hình của Pon Arsher