“Những gì con người có thể trở thành, họ bắt buộc phải trở thành.” (Abraham Maslow, Motivation and Personality)
Vào đầu thế kỷ 20, các nhà tâm lý học chủ yếu quan tâm tới những cơn bệnh ảnh hưởng tới tâm trí con người. Abraham Maslow, hiểu rõ cách thức tiếp cận 1 chiều này, xem nó như là một sự thiếu sót vô cùng lớn. Nếu mục tiêu của tâm lý học không chỉ là để loại bỏ căn bệnh của chúng ta, mà còn giúp ta phát triển, vậy thì một hiểu biết về những gì cấu thành nên một sức khỏe tâm lý tối ưu là điều cần thiết:
Maslow viết “Cứ như thể Freud đã mang đến cho ta một nửa bệnh tật về mặt tâm lý” “Và bây giờ ta phải lấp đầy bằng một nửa tốt đẹp còn lại”. (Abraham Maslow, Toward a Psychology of Being). Nghiên cứu của Maslow dẫn ông đến kết luận rằng điều chia cắt sự phát triển tâm lý khỏi những người ốm yếu và tầm thường, đó chính là khả năng hiện thực hóa bản thân mình. Trong Video này, ta sẽ khám phá ý nghĩa của sự hiện thực hóa bản thân và tìm hiểu lý do vì sao hầu hết mọi người lại gặp trắc trở với nhiệm vụ cực kỳ quan trọng này.
Theo như Maslow, con người được thúc đẩy để thỏa mãn thứ mà ông gọi là “tháp nhu cầu” (Hierachy of needs). Sự hiện thực hóa bản thân nằm ở trên đỉnh của tháp này và do đó ta không thể hiện thực hóa bản thân cho đến khi ta đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của mình. Những “nhu cầu cơ bản” này bao gồm những thứ cần thiết cho sự sinh tồn của ta như thức ăn, nước uống, và mái ấm, cũng như là những thứ cần thiết cho một phần nhỏ sức khỏe tâm lý, như là sự an toàn, tình yêu, địa vị, được thuộc về (Belongingness), và lòng tự tôn. Chỉ khi những nhu cầu cơ bản này được đáp ứng thì ta mới có thể đi con đường hiện thực hóa bản thân, theo như lời của Maslow, và phấn đấu để trở thành “tất cả những thứ mà con người có khả năng trở thành.” (Abraham Maslow)
“Người nhạc sĩ thì phải làm nhạc, họa sĩ thì phải vẽ, nhà thơ thì phải viết nếu cuối cùng họ mãn nguyện với chính bản thân mình. Những gì con người có thể trở thành, họ bắt buộc phải trở thành. Họ phải sống thật với bản chất của mình. Mong muốn này ta có thể gọi là sự hiện thực hóa bản thân… Nó đề cập tới nhu cầu hoàn thiện bản thân của con người, cụ thể là khuynh hướng thực sự trở thành những gì mà họ có tiềm năng trở thành.” (Abraham Maslow, Motivation and Personality”
Khi ta bắt đầu quá trình hiện thức hóa bản thân, làm chủ bản thân trở thành cách sống của ta. Ta xem Psyche của mình như một vùng đất rộng lớn chưa khai phá hết, và có động lực để tiếp thu một lượng tri thức khổng lồ đến từ vực thẳm sâu rộng bên trong đó. Thay vì chỉ bị thúc đẩy bởi giàu có hay địa vị, ta chọn một tham vọng và một sứ mệnh cuộc đời có ý nghĩa. Khi ta cố gắng đạt được thành tựu của mình, thì ta đang giành năng lượng của mình để thành thạo những kỹ năng cần thiết, và trong quá trình đó, ta hiện thực hóa những tiềm năng ẩn giấu của mình.
Xa hơn nữa, khi cuộc sống của ta ngày càng bao quanh mong muốn hiện thực hóa bản thân, Maslow khám phá ra rằng ta sẽ thường xuyên gặp phải “trải nghiệm đỉnh cao”:
“Những người hiện thực hóa bản thân có một khả năng tuyệt vời khi tận hưởng liên tục, một cách mới mẻ và hồn nhiên, những thứ cơ bản của cuộc đời, bằng sự kinh ngạc, vui thích, ngạc nhiên và thậm chí là ngây ngất, tuy nhiên những trải nghiệm này có thể đã cũ mèm đối với những người khác.” (Abraham Maslow, Movitation and Personality)
Trải nghiệm đỉnh cao có một tác dụng trị liệu sâu sắc và có thể vĩnh viễn thay đổi hình ảnh bản thân và góc nhìn của ta về thế giới. Trong khi nó không thể được khơi gợi một cách chủ động, thì Maslow khám phá ra rằng nó xuất hiện ở những người hiện thực hóa bản thân thường xuyên hơn so với phần lớn dân số, ám chỉ rằng nó chính là một sản phẩm phụ của quá trình phát triển mà những người hiện thực hóa bản thân trải qua khi họ vun trồng kỹ năng và cố gắng để nhận ra tiềm năng của mình.
Một nét đặc biệt mà những người hiện thực hóa bản thân có chung đó là khuynh hướng muốn thoát khỏi mong muốn gò ép của sự chấp thuận xã hội và nỗi ám ảnh mà nhiều người có đối với sự so đo trong xã hội. Thay vì tìm kiếm sự chấp thuận của người khác hay các tiêu chuẩn xã hội hay “những kẻ quyền lực” để quyết định cách sống, những cá nhân này bỏ ngoài tai những phán xét tới lương tri của họ.
Nhà triết học người Pháp Montaigne, người thể hiện nét tính cách này, đã viết về nó trong cuốn Essays của ông: “Tôi có quy luật và tòa án của riêng mình để phán xét bản thân tôi, và tôi dựa vào nó hơn bất kỳ nơi nào khác.” (Montaigne, Essays) Hay như Maslow giải thích:
“[Những người hiện thực hóa bản thân] đã trở nên mạnh mẽ để không lệ thuộc vào những ý kiến tốt lành của người khác, hay thậm chí là cảm xúc của họ. Sự tôn vinh, địa vị, phần thưởng, nổi tiếng, uy danh, và tình yêu mà họ mang tới không còn quan trọng bằng việc phát triển bản thân và phát triển nội tâm.” (Abraham Maslow, Motivation and Personality)
Với một hiểu biết cơ bản về hiện thức hóa bản thân, chúng ta còn một câu hỏi quan trọng cuối cùng. Về nguyên tắc, nếu như tất cả mọi người chúng ta có thể hiện thực hóa bản thân, vậy tại sao chỉ có một số ít người là làm được? Nói cách khác, tại sao hầu hết chúng ta lại trở nên tự mãn, làm một kẻ tuân thủ, cay đắng và loạn thần hơn khi ta già đi, thay vì trở nên khác biệt, vui vẻ, sáng tạo, và năng suất hơn?
Maslow dành rất nhiều thời gian để suy ngẫm cho câu hỏi này và để trả lời cho nó, ông đề xuất rằng có tồn tại những thế lực gây suy đồi ở trong Psyche kìm hãm sự phát triển.
“Chúng ta phải hiểu rằng những thế lực đen tối cũng “bình thường” giống như những thế lực giúp sinh trưởng.” (Abraham Maslow, Toward a Psychology of Being)
Trong khi hầu hết chúng ta sẽ nhận định rằng hiện thực hóa tiềm năng là một điều gì đó ta mong muốn làm, thì trên thực tế ta rất dễ bị cám dỗ bởi con đường của sự an toàn và thoải mái. Ta tránh né những thử thách dẫn tới sự phát triển bản thân, từ chối đối mặt với nỗi sợ của mình, và cứ mãi thụ động theo một cách kìm chế tiềm năng hiện thực hóa bản thân mình.
Sự lôi kéo của những thế lực gây suy đồi này sẽ đưa ta vào một vị trí nguy hiểm, bởi nếu ta bị khuất phục trước chúng, thì theo thời gian ta sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Lo âu, cảm giác tội lỗi, xấu hổ, và ghét bỏ bản thân sẽ xuất hiện và tra tấn ta từ bên trong. Nhưng sự hiện diện của những triệu chứng này không đồng nghĩa với việc tất cả mọi thứ đã đổ bể. Đúng hơn, như Maslow đề xuất, nếu ta có thể nhìn nhận những triệu chứng này không chỉ đơn thuần là dấu hiệu của việc ta bị ốm đau và đang cần thuốc, mà còn là lời kêu cứu đến từ những thế lực giúp sinh trưởng ở bên trong, cảnh báo cho ta biết rằng một sự thay đổi về lối sống là điều cần thiết, ta sẽ phải đi bước đầu trong việc trở thành một người hiện thực hóa bản thân, và thêm nữa là trở thành một trong số ít cá nhân thành công trong việc trở thành con người.
“Người tin vào tài nghệ của mình, một họa sĩ bẩm sinh thay vào đó lại đi bán tất chân, một người tài giỏi lại sống cuộc đời ngu ngốc, một người nhìn thấy sự thật và không hé mở lời nào, kẻ hèn nhát từ bỏ sự nam tính của mình, tất cả những người này nhận thức sâu sắc được rằng họ đã làm điều trái với bản thân và khinh thường chính mình vì điều đấy. Sự tự trừng phạt bản thân sẽ chỉ mang tới cơn loạn thần, nhưng cũng có thể mang đến một lòng can đảm mới mẻ, một cơn giận dữ chính đáng, lòng tự tôn tăng lên, bởi vì sau đó họ đã làm điều đúng đắn; nói một cách dễ hiểu, sự phát triển và cải thiện có thể vượt qua đau đớn và mâu thuẫn.” (Abraham Maslow, Toward a Psychology of Being)
Self-Actualization: Hiện thực hóa bản thân, bài dùng nhiều nên hơi lặp *