Liệu tâm trí của một đứa trẻ sơ sinh giống như một phiến đá trống trơn, chờ đợi những kích thích và luồng thông tin từ bên ngoài thế giới để tạo nên cấu trúc và hình dạng? Hay nó đã có một cấu trúc được hình thành trước đó thứ mà ảnh hưởng tới cách ta trải nghiệm thế giới? Câu hỏi như này từ lâu đã được những nhà tâm lý học và triết học quan tâm sâu sắc.
Carl Jung, một bác sĩ tâm lý thế kỷ 20 và là người tạo nên bộ môn tâm lý học phân tích, tin vào trường hợp phía sau hơn.
Theo như Jung, có tồn tại, “những cấu trúc tinh thần mà tất cả đều giống nhau” có khả năng truyền lại và ảnh hưởng tới cách tất cả mọi người trải nghiệm thế giới. Jung gọi những cấu trúc đó là nguyên mẫu (Archetype) và trong video này chúng ta sẽ giới thiệu rõ ràng hơn về khái niệm nguyên mẫu của Jung, để biết được nó là gì, cách nó ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta, và mối quan hệ của nó tới những biểu tượng và ý tưởng của Jung về mối liên kết giữa những trải nghiệm mang tính tôn giáo và nguyên mẫu.
Carl Jung, ngoài là một bác sĩ tâm lý ra, thì ông cũng là một trong số những chuyên gia giỏi nhất về việc nghiên cứu những biểu tượng tôn giáo và thần thoại. Cũng nhờ vào 2 lĩnh vực này mà ông khám phá ra được nguyên mẫu. Khi đang nghiên cứu về thần thoại và tôn giáo của những nền văn hóa từ quá khứ cho đến bây giờ thì Jung để ý rằng nhiều trong số đó có những khuôn mẫu, chủ đề, và biểu tượng giống nhau. Điều này đúng nghĩa thực sự thú vị, nhưng thứ khơi gợi sự tò mò của Jung đó chính là một trong số những chủ đề và ký tượng giống nhau đó lại xuất hiện ở những giấc mơ và trí tưởng tượng của bệnh nhân mắc phải căn bệnh tâm thần phân liệt. Vậy thứ gì là nguyên nhân cho sự tương đồng này?
Jung đề xuất rằng tâm trí con người, hay Psyche(Tâm thức), không hoàn toàn là sản phẩm đến từ trải nghiệm mỗi cá nhân, mà đúng hơn chứa những yếu tố mà có trước con người, hoặc nằm ngoài tầm nhận thức (Transpersonal), và tương đồng với tất cả. Những yếu tố này ông gọi là nguyên mẫu và ông cho rằng chính vì sự tác động của nó lên suy nghĩ và hành vi con người đã dẫn đến những sự tương đồng giữa nhiều thần thoại và tôn giáo.
Để hoàn toàn hiểu rõ vai trò của nguyên mẫu chúng ta trước hết phải giải thích khái niệm Psyche của Jung. Jung miêu tả Psyche chính là toàn bộ nhân cách của con người, bao trùm toàn bộ tư duy, hành vi, cảm giác, và cảm xúc của con người. Jung chia Psyche thành 3 cõi chính: hữu thức (Consciousness), vô thức cá nhân (Personal Unconscious), và vô thức tập thể (Collective Unconscious). Những cõi này không cô lập với nhau mà đúng hơn là luôn luôn tương tác theo mối quan hệ bù trừ.
Cõi hữu thức nói đơn giản đó là vùng nhận thức được của con người, bao gồm những nội dung tinh thần mà con người biết. Nói cách khác, bất kỳ trải nghiệm nào tiến được vào vùng nhận thức của con người đều đã mang đặc tính của hữu thức.
Cõi hữu thức của Psyche, như Jung nói, dù đúng nghĩa là cực kỳ quan trọng, vẫn chỉ là một thứ nhỏ bé so với cõi vô thức. Vô thức bao gồm những nội dung tinh thần mà một người không biết đến và Jung chia nó ra làm 2 phần: Vô thức cá nhân và vô thức tập thể. Vô thức cá nhân, như cái tên đã nói, là thứ riêng biệt đối với mỗi cá nhân. Nó bao gồm những sự kiện trong cuộc sống của con người mà bị xem như là không quan trọng, bị lãng quên, hay bị kìm nén bởi vì bản chất đau khổ của nó.
Ngoài vô thức cá nhân còn có một cõi sâu hơn và sơ khai hơn của vô thức mà Jung gọi là vô thức tập thể. Vô thức tập thể bao gồm những “cấu trúc tinh thần” hay “những phạm trù nhận thức” không dành riêng cho mỗi cá nhân, mà đúng hơn là tất cả đều có, ảnh hưởng tới tư duy, hành vi, và cách ta nhìn nhận thế giới này. Nói cách khác, vô thức tập thể chính là nơi ở của nguyên mẫu. Như Jung đã nói:
“Trong vô thức tồn tại một nơi có sức ảnh hưởng nhất định… thứ mà, không hoạt động dựa trên quy tắc nào, nó đảm bảo mỗi cá nhân có một trải nghiệm đồng nhất và như nhau, và cũng như là cách xuất hiện đầy kỳ ảo của mình.” (The Archetypes and the Collective Unconscious, Carl Jung)
Học trò của Jung, Erich Neumann, sử dụng phép loại suy của những cơ quan cơ thể để giúp hình dung ra khái niệm của nguyên mẫu. Cũng như cơ thể được tạo nên bởi các cơ quan nội tạng, thứ mà phần lớn hình thành từ trước khi sinh ra, vậy thì tâm trí cũng sở hữu những “cơ quan tinh thần” giúp cấu tạo nên nó, đó chính là nguyên mẫu. Hơn nữa, cũng như các cơ quan cơ thể hầu hết đều có thể hoạt động mà không cần con người chú ý đến, vậy thì những nguyên mẫu cũng như vậy. Và điều quan trọng nhất là, một cơ thể hoạt động tốt chính là nhờ vào các cơ quan nội tạng hoạt động ổn định, vậy nên một trí óc tốt cũng nhờ vào sự hoạt động đúng cách của nguyên mẫu, hay như Neumann giải thích:
“Những thành phần kết cấu nên nguyên mẫu trong Psyche chính là các “cơ quan tinh thần” hoạt động dựa vào sự hạnh phúc của mỗi cá nhân, và nếu nó bị tổn thương thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.” (The Origins and History of Consciousness, Erich Neumann)
Một sự khác biệt lớn giữa cơ quan nội tạng của cơ thể và nguyên mẫu, đó chính là trong khi cơ quan của thân thể có thể quan sát được bằng các giác quan thông thường, thì nguyên mẫu lại không. Sự tồn tại của nguyên mẫu chỉ có thể được biết thông qua những gì nó điều chỉnh ở trong hữu thức, đó là bằng cách biểu hiện những hình ảnh biểu tượng.
Chỉ bằng cách phân tích những biểu tượng do nguyên mẫu biểu hiện ra mà một người có thể hiểu hơn về những kiểu nguyên mẫu có trong tâm trí con người. Edward Edinger trong cuốn sách Ego and Archetype, đã cung cấp lời giải thích về khái niệm biểu tượng (Symbol), xét theo phương diện tâm lý học của Jung, bằng cách đối chiếu nó với một ký tự:
“Một ký tự chính là một bằng chứng có ý nghĩa đối với một sinh vật có hiểu biết. Với định nghĩa này, ngôn ngữ chính là hệ thống các ký tự, không phải biểu tượng. Biểu tượng, nói cách khác đó là một hình ảnh hay kiểu đại diện cho một thứ gì đó mà ta không biết đến, một ẩn sổ. Một ký tự truyền đạt ý nghĩa khách quan, trừu tượng trong khi một biểu tượng truyền tải ý nghĩa chủ quan, sinh động.” (Ego and Archetype, Edward Edinger)
Trong khi những ký tự, như định nghĩa ở trên, dùng để chỉ những thứ rõ ràng và đang tồn tại trên thế giới này, thì những biểu tượng không dùng cho những thứ đang tồn tại ở một thế giới vật lý, mà đúng hơn nó dùng cho những thành phần không được biết đến của Psyche hay những mô hình của vô thức. Như Jung đã nói:
“Bất cứ khi nào chúng ta nói về những nội dung có tính [biểu tượng] thì chúng ta thường nghĩ đến một đống những hình ảnh dùng để chỉ một thứ gì đó không thể diễn đạt bằng lời. Chúng ta chẳng biết mình rõ hay không về những hình ảnh, ẩn dụ, và khái niệm đối với những vật thể mang tính trừu tượng cao… (Tuy nhiên) không thể phủ nhận rằng có một thứ gì đó đứng sau những hình ảnh được truyền tải tới hữu thức này và vận hành theo một cách mà kể cả những lời chân lý đứng đắn cũng không thể thay đổi được sự vô tận và hỗn loạn của nó, nhưng rõ ràng rằng tất cả đều liên quan tới một số nguyên lý cơ bản hoặc nguyên mẫu.” (Psychology and Religion, Carl Jung)
Và cũng quan trọng để ghi nhớ rằng nguyên mẫu không bộc lộ những hình ảnh biểu tượng giống như nhau cho mỗi người. Đúng hơn, nguyên mẫu chỉ cho cấu trúc, chứ không phải hình dáng cụ thể của hình ảnh biểu tượng. Tuy nhiên, như Jung vừa mới nói ở đoạn trích phía trên thì những biểu tượng do nguyên mẫu bộc lộ ra “không làm giảm đi sự vô tận và hỗn loạn của nó”. Do đó, khi một người lưu tâm, và suy ngẫm về những biểu tượng được thể hiện ở trong hữu thức, thì họ có thể hiểu biết về cấu trúc nguyên mẫu của tâm trí. Erich Neumann miêu tả vai trò của biểu tượng trong việc tạo ra những hiểu biết về nguyên mẫu theo cách sau:
“Hình dạng kỳ lạ xuất hiện ở trong vô thức không như cái của hữu thức. Nó không thể cố gắng cũng như là không thể giải thích và định nghĩa những vật thể của nó bằng một loạt lời giải thích rời rạc, và tối giản những vật thể đó rõ ràng hơn nhờ vào sự phân tích một cách Logic. Phương pháp truyền tải của nó trong vô thức rất khác biệt. Những biểu tượng thường tập hợp lại những điều cần được giải thích, cần được hiểu, và cần được diễn giải. Việc nhận thức tốt hơn nằm ở những biểu tượng đang đồng tâm xung quanh vật thể đó, tất cả nằm trong một vòng tròn và miêu tả sự bí ẩn của nó bằng nhiều khía cạnh khác nhau. Mỗi biểu tượng lại vạch trần một phần bản chất của đối tượng mà nó đang nắm giữ, chỉ ra một khía cạnh ý nghĩa khác. Chỉ duy việc hiểu rõ những biểu tượng đang bao quanh phần trung tâm, nhóm biểu tượng dính liền, có thể giúp ta hiểu rõ thứ mà những biểu tượng đang muốn nói đến và những gì nó muốn thể hiện.” (The Origins and History of Consciousness, Erich Neumann)
Để cung cấp một ví dụ về những loại biểu tượng mà nguyên mẫu biểu hiện ra chúng ta sẽ nhìn vào nguyên mẫu mà Jung gọi là Self. Self chính là nguyên mẫu trung tâm và vai trò của nó là hợp nhất những cấu trúc nguyên mẫu khác của Psyche. Theo như Jung, tầm quan trọng của nguyên mẫu Self lại trùng hợp với sự thật rằng nó chính là nguồn gốc của nhiều biểu tượng được tìm thấy trong tôn giáo và thần thoại. Edward Edinger, trong cuốn Ego and Archetype, đã vén màn một loạt những biểu tượng do Self thể hiện ra:
“[Self được] thể hiện bởi những hình ảnh biểu tượng đặc trưng còn gọi là Mandala. Tất cả hình ảnh làm nổi bật một vòng tròn nằm ngay trung tâm và thường có thêm những họa tiết hình vuông, chữ thập, hay có sự xuất hiện của một số hình tứ diện nhất thể (Quaternity), đều thuộc về Self… Có một số lượng lớn những chủ đề và hình ảnh tương đồng đề cập về Self. Những chủ đề đó là sự toàn vẹn, tổng thể, sự hợp nhất của các mặt đối lập, điểm xuất phát từ trung tâm, cái rốn của thế giới, trục vũ trụ … Tiên dược của sự sống – Tất cả đều nói về Self, nguồn năng lượng sự sống ở trung tâm, nguồn năng lượng này có thể được miêu tả đơn giản đó là Thánh Thần (God). Thực vậy, nguồn phong phú nhất đến từ những nghiên cứu về hiện tượng của Self đó là sự tuyên bố không thể đo đếm được rằng con người đã được tạo ra bởi các vị thần.” (Ego and Archetype, Edward Edinger)
Điều thú vị ở đây là Jung tin rằng sự hiện thân của thần linh trong thần thoại và tôn giáo, cả quá khứ và hiện tại, đều có gốc rễ từ sự biểu hiện của Self. Tuy nhiên, Jung hoàn toàn không có ý hạ thấp thánh thần thành một dạng sản phẩm do tâm trí con người tạo ra. Mà đúng hơn ông viết:
“Điều chắc chắn đó là chúng ta không gọi vô thức là một thứ giống với Thánh thần hay là ngang bằng với địa vị của Thánh Thần. Nó chỉ đơn giản là một điểm trung gian mà từ đó những trải nghiệm tôn giáo xuất hiện. Cũng như thứ nguyên nhân sâu xa cho những trải nghiệm đó là gì, thì câu trả lời luôn nằm ngoài tầm phạm vi hiểu biết của con người. Kiến thức của Thánh thần là một vấn đề trừu tượng.” (The Undiscovered Self: The Dilemma of the Individual in Modern Society, Carl Jung)
Dù xuyên suốt cuộc sống của mình Jung vẫn chật vật với câu hỏi rằng nguồn gốc thực sự của nguyên mẫu đến từ đâu. Cũng thời gian đó ông cho rằng nó đã xuất hiện trong thời gian tiến hóa và có thể đã thay đổi trong khoảng thời gian dài. Đoạn tiếp sau đây là phản ánh góc nhìn này:
“Con người “sở hữu” nhiều thứ mà anh ta chưa bao giờ có mà anh được tổ tiên mình truyền lại. Anh không sinh ra như một tấm bảng trắng (Tabula Rasa), anh hoàn toàn sinh ra trong vô thức. Nhưng anh mang trong mình những hệ thống được tổ chức tốt và sẵn sàng hoạt động theo một cách đặc biệt của con người, và những thứ này là nhờ vào hàng triệu năm phát triển của loài người.” (Collected Works of C.G.Jung: Volume 4, Carl Jung)
Tuy nhiên, Jung cũng đồng tình với ý kiến rằng nguyên mẫu có thể giống như lý thuyết về hình thái của Plato (Platonic forms), một loại thực thể siêu việt, bất biến. Như Jung viết về 1 quan điểm này:
“Dù cấu trúc tinh thần và những thành phần của nó, nguyên mẫu, có “nguồn gốc” hay không vẫn là một câu hỏi mang tính siêu hình và không thể trả lời được.” (The Archetypes and the Collective Unconscious, Carl Jung)
Bất kể nguồn gốc thực sự của nó từ đâu, Jung tin rằng nguyên mẫu có một vai trò chủ chốt đối với cuộc sống mỗi cá nhân. Bằng cách ý thức được những kiểu nguyên mẫu này thông qua những biểu tượng nó bộc lộ trong Psyche, một cá nhân có thể trải nghiệm sự rộng mở của ý thức. Một sự rộng mở như này, Jung tin rằng, là điều quan trọng nhất, như ông đã nói:
“Công việc của con người đó là… trở nên ý thức được những nội dung trồi lên từ vô thức. Anh ta không nên cố chấp một cách vô thức và cũng không nên đồng nhất các yếu tố vô thức của mình, tới mức độ, trốn tránh số phận của mình, mục đích duy nhất con người tồn tại đó là thắp lên ánh sáng trong màn đêm đen tối của việc chỉ “đơn thuần tồn tại”. ” (Memories, Dreams, Refelctions, Carl Jung)