Vài hiểu lầm căn bản giữa hiện tượng và bản chất ở một số thứ quanh ta. Bài viết từ quan điểm, cách nhìn nhận cá nhân
1. Ít nói trầm ngâm chưa chắc là người điềm đạm bình tĩnh mà đôi khi là người đó kềm nén cảm xúc hoặc không biết nói gì (do trong đầu không có gì).
Điềm đạm bình tĩnh là một trạng thái tâm mà ở đó hàm chưa sự thoải mái – thư giãn – có kinh nghiệm + sự chuẩn bị tốt để ứng phó với với đề – minh mẫn – tỉnh táo.
Người điềm đạm không phải là người ít thể hiện ít nói mà họ chỉ nói – thể hiện khi cần. Và khi nói – thể hiện thì rất chuẩn mực và chính xác, vào trọng tâm. Đúng chủ đề thì họ có thể nói rất nhiều.
2. Chi xài xa xỉ thì chưa chắc là người giàu và đẳng cấp. Mà đơn giản chỉ là có tiền để trả cho những thứ xa xỉ đó (có thể là mượn nợ hay xài trước nhịn sau).
Giàu thì thường yếu tố lõi là có nhiều tài sản hoặc cách kiếm tiền bền vững. Đẳng cấp thì thường là có level cao trong game đời thật. Có khá nhiều game nên phải ghi thế. Nếu tính đẳng cấp tổng quát game đời thì thường là có hiểu biết + trí tuệ chơi game đời và thành tựu khi chơi. Thành tựu ở đây có thể coi là vị thế hoặc tài sản.
Giàu và đẳng cấp thì thường có xu hướng xài đồ xa xỉ (nếu họ thích và thấy phù hợp) nhưng xài đồ xa xỉ thì chưa chắc giàu và đẳng cấp.
3. Dám làm thì chưa chắc là dũng cảm mà chỉ đơn giản là dám…làm. Thường là dám làm là đâm đầu làm nhưng không thấu rõ hậu quả – và cái giá của hành động, hoàn toàn thiếu vắng nhận thức về rủi ro. Dân gian hay gọi là võ biền hay hữu dũng vô mưu, điếc không Sợ Súng. Căn cơ cốt khí không đủ mạnh thì tới lúc gặp hậu quả là khóc huhu rồi bị tổn thương nặng luôn.
Dũng cảm thì cao cấp hơn. Hiểu rõ hậu quả và cái giá của hành động. Nhìn rõ sự sợ hãi và thiếu sót. Nhưng thấy cần làm, phải làm, hay có xác suất chấp nhận được thì vẫn làm.
4. Không dám làm thì chưa chắc là nhát. Mà đôi khi là do chưa đủ điều kiện, thiếu vắng dữ liệu và hiểu biết, hay đơn giản là từ chối – không chấp nhận cái giá phải trả. Còn nhát thì có đủ điều kiện, giá phải trả thấp hoặc zero nhưng không làm.
5. Viết hay nói hay thì chưa chắc làm hay, và ngược lại.
6. Bạn không biết sự hiện diện của thứ gì đó thì không có nghĩa là thứ đó không tồn tại. Và ở một khía cạnh khác thì việc bạn nghĩ rằng thứ bạn cho là đúng thì không có nghĩa là nó chắc chắn đúng. Hơi khó hiểu nhưng thử rà lại là cứ vài năm nhìn lại thì sẽ thấy bản thân vài năm trước đần cỡ nào.
7. Người có hành động tốt với bạn thì chưa chắc là tốt với bạn mà đơn giản là họ thấy một điều lợi gì đó từ bạn. Hành động tốt chỉ để làm quen – kết nối. (1)
Còn người thực sự tốt với bạn thì sẽ vui vô tư khi bạn tốt lên và làm mọi thứ cho sự phát triển của bạn. Người này hiếm cực vì ngẫm nghĩ sâu xa thì đến ta còn chưa tốt với bản thân ta nữa là. (2)
Giao tiếp ngoài xã hội thì khó có kiểu hoàn toàn (2) nhưng sẽ là một tỉ lệ nhất định giữa (1) và (2). Hài hoà cân bằng lâu dài thì sẽ là 1 2 50 50.
8. Giỏi ở một lĩnh vực nào đó thì chưa đủ để đảm bảo họ sẽ giỏi ở một lĩnh vực khác. Hay ở khía cạnh khác. Một người không giỏi – khéo ở lĩnh vực này vẫn có thể là chuyên gia ở lĩnh vực khác.
9. Ngon – bổ – rẻ thì bạn chỉ được chọn hai trong ba. Còn nếu ai đó hứa hẹn bạn một thứ gì đó có cả yếu tố ngon – bổ – rẻ thì thường đó là một thứ không ngon – không bổ – và cũng chẳng hề rẻ.
Bonus edit:
Không nói thì không có nghĩa là không biết. Nói không có nghĩa là biết.
Làm không có nghĩa là hiệu quả.
Không làm không có nghĩa là không hiệu quả.
Thêm vào chưa chắc tốt hơn.
Bỏ bớt chưa chắc tệ đi.
Hoạ có thể là phúc
Phúc có thể là hoạ
Chậm có thể là nhanh
Mà nhanh có thể là chậm
Tóm lại thì đúng thì nó là đúng mà sai thì nó là sai. Hehe
T6 làm việc học tập vui vẻ mấy feng.