Là việc đứa trẻ chưa ra đời đã bị kì vọng phải đáp ứng đủ thể loại nhu cầu, trông đợi và mong muốn của cha mẹ. Chỉ cha mẹ rất “tham” và còn nhiều tính “hung hăng” mới ham muốn thai giáo con mình.
Vậy thai giáo có xấu không?
Có, nếu cha mẹ còn vô ý thức và hành động chỉ theo trào lưu mà không biết mình đang làm gì, để làm gì. (Ví dụ mong một đứa trẻ thật xinh đẹp, để làm gì? Bạn có biết sự phiền hà của việc dung mạo quá xinh đẹp không mà vội vàng ao ước điều đó cho con?)
Nhưng nếu cha mẹ đã đủ ý thức, đủ nhận biết và biết rất rõ việc mình muốn gì nơi đứa con, thì chính ý chí đó sẽ tạo nên một cái khuôn vô hình giúp thu hút đứa trẻ phù hợp (ví dụ cha mẹ thích nghe nhạc giao hưởng và tận hưởng nó, sẽ thu hút một linh hồn rất khác so với việc cố ép bản thân nghe vì khoa học bảo thế)
Thật ra, chỉ những “linh hồn yếu” (mông lung, không có ý thức về bản thân mình) thì mới có khả năng bị thai giáo, một linh hồn “mạnh” tức đầy nhận biết về việc nó muốn gì nơi kiếp sống mới, sẽ không thể bị thai giáo. (Nghĩ về việc thai giáo một đứa trẻ như Osho mà xem)
Thai giáo trong vô ý thức chỉ là việc tạo ra một cái khuôn, và mọi cái khuôn, dù đẹp đến mấy cũng đều tạo ra những giới hạn cho tiềm năng vốn dĩ bao la và bất tận của một linh hồn.