1 . Game đời là vạn nẻo đường ngáo. Khi ta cày skill nhưng không đánh real game được nhưng lại Làm được mấy cái hoa mỹ mà ko thật rồi được tung hô bởi tụi ảo thì dễ bị nhiễm tính láo loz (một biến thể của kiêu ngạo). Bị cái này thì tới lúc gặp đồ thật mà bị dizz thì nhục không kể xiết. Yếu dễ ăn trauma cả đời, khó gượng lại được.
2. Game Đời đôi khi quá khó vì còn phải tự làm đề bài cho mình chứ cũng méo có câu hỏi yêu cầu rõ ràng luôn. Nhận thức được vấn đề một cách rõ ràng và sắp xếp nó thành một đề bài chuẩn mực là một kỹ năng. Đôi khi ta không biết đáp án cho vấn đề đời mình là vì ta còn méo thông đề bài là gì nữa kìa. Hahahah.
3 . Thường không làm gì hoặc làm không hiệu quả không tới, làm cẩu thả để phải làm đi làm lại cũng thường hay than không có thời gian với bận bịu. Có bận this bận that. Cơ mà phần lớn là bận kiểu trốn việc và không hiệu quả.
4 . Đời không vận hành theo cách ta muốn. Đời cứ trôi theo cách mà nó phải trôi. Tôn trọng dòng chảy đó, không nên phàn nàn (vì phàn nàn chỉ phí năng lượng và tự làm mờ mắt mình) rồi tự thiết lập cách sống phù hợp với nó thôi.
Vì sao nên tôn trọng, viết xong cái tôi ngẫm ra vì tôn trọng thì sẽ chơi game với tâm thế positive hơn. Còn ko tôn trọng thì dễ lậm vô cay cú với victimhood – tâm lý nạn nhân aka nhón mindset negative tiêu cực. Tích cực thì chưa chắc có lợi thế khi chơi nhưng tiêu cực thì chắc chắn sẽ bị nerf.
5 . Nội lực ở khía cạnh trí tuệ
Cái khái niệm nội lực không phải chỉ ứng cho vận động mà còn ứng lên mấy môn học trí não. Feng nào muốn học cao lên mấy ngành lập trình stem chuyên môn thì việc hiểu (tương đối) cấu trúc của một ngôn ngữ, cách tư duy lập luận, hay kiến thức nền về toán lý hoá là cái yêu cầu tối thiểu để học lên cao mà không bị loạn. Loạn đầu – quá tải não là một cái gì đó rất vl. Đây là bước đầu của việc bị ngộ chữ dễ dẫn đến ngơ ngơ.
6 . Đầu tư thường khó vì nhiều lẽ và một lẽ đó là vì loài người thường có xu hướng lừa dối lẫn nhau. Đôi khi việc thành thật với chính bản thân còn là một cái gì đó khó khăn chứ đừng nói thành thật với người khác. Để thành thật cần rất nhiều sự dũng cảm và sự tỉnh táo.
7 . Cun ngầu bình tĩnh điềm đạm ko phải do quần áo hay cố gồng mặt điệu bộ là có thể tạo ra. Cun ngầu là hệ quả sau một quá trình training ăn sẹo rất khủng khiếp. Thế nên không phải khi không mà những người có thể keep cool khi biến động xảy ra được đánh giá cao. Hay ngược lại những người cứ đụng chuyện là bị trìgger lose cool sẽ bị đánh giá thấp.
8 . Trẻ em, óc tưởng tượng và sự sáng tạo. Một bài học cần khi trưởng thành là phải luôn có vé tàu để đi chuyến tàu tuổi thơ. Và vé đó nên là một môn chơi sport thể thao (để một công đôi ba chuyện, già, quỹ thời gian ít, lại lắm thứ phải lo, nên sắp xếp khéo tí để một công đôi 3 4 5 chuyện). Trích một đoạn trong “cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của bác Ánh.
Chiếc vé tuổi thơ đó, bạn cứ giữ kỹ trong túi áo, vì không có người soát vé trên chuyến tàu đặc biệt này.
Bạn có thể trở về thăm lại thời thơ ấu của mình bất cứ lúc nào, hay nói khác đi lúc mà bạn nhận ra rằng thỉnh thoảng tắm mình trong dòng sông trong trẻo của tuổi thơ sẽ giúp bạn gột rửa những bụi bặm của thế giới người lớn một cách diệu kỳ.
Ờ tám tuổi, vẫn là trong trẻo lắm, vẫn khát khao cuộc sống cho dù lúc tám tuổi có thể bạn rầu rầu nói. Một ngày, tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt. Câu nói yếm thế đó của một đứa trẻ có thể bắt đầu cho một cuốn sách vui nhộn. Nhưng bây giờ, đã lớn, nếu một ngày bạn cảm thấy sự bế tắc của cuộc sống gieo vào đầu bạn ý nghĩ ảm đạm đó thì rất có thể đó là khởi đầu cho một câu chuyện tệ hại và chân trời có khả năng khép lại trước mắt bạn.
Tất cả những gì người lớn dạy dỗ đều đúng về mặt lý thuyết, bọn trẻ đều thấy vậy. Nhưng bọn chúng vẫn có một sự thôi thúc vô hình làm cho khác đi trong thực tế.
Chẳng qua so với người lớn, trẻ con sống trong một bầu khí quyển khác và dưới một thứ ánh sáng khác. Ở đó, bọn trẻ tiếp cận thế giới theo cách của chúng, nghĩa là chúng không nhìn mọi thứ chung quanh dưới khía cạnh sử dụng. Ðó là điểm khác biệt căn bản giữa trẻ con và người lớn.
Với người lớn, ý nghĩa và giá trị của mọi thứ trên đời đều thu gọn vào hai chữ chức năng. Bạn lật bất cứ một cuốn từ điển nào của người lớn mà coi. Người ta định nghĩa thế giới này bằng chức năng, và chỉ bằng chức năng. Áo để mặc, ghế để ngồi, răng để nhai và lưỡi để nếm.
Cho nên không thể trách được nếu ba tôi quả quyết ly mới là thứ dùng để uống nước, còn chai chỉ dùng để đựng nước, nếu mọi ông bố bà mẹ khác đều nhanh chóng đồng ý với nhau rằng nón lưỡi trai dùng để che nắng, bút để viết và tập vở tất nhiên dùng để ghi chép. Trẻ con không quan tâm đến chức năng. Ðơn giản vì trẻ con có kho báu vô giá: óc tưởng tượng.
Ps. Óc tưởng tượng phong phú là tiền đề của sáng tạo và innovation. Óc tưởng tượng (của trẻ em) + exp real life về chức năng (của người lớn) = sáng tạo – innovation xài được ngoài đời.
9 . Thế giới này sẽ trở nên hợp lý và dễ hiểu hơn khi feng ngừng tin vào sự bình đẳng hay việc thế giới sẽ đối xử công bằng với feng. (Tôi nói chữ thế giới đây là loài người thôi, không tính dũ trụ, hehe)
Và sẽ ổn hơn nếu feng nhận ra thêm một điều nữa là phần lớn mọi người là không minh mẫn, tỉnh táo, bình tĩnh, thận trọng để có thể đưa ra các quyết định lý tính. Yeah, homo sapien chơi game rất cảm tính và bầy đàn.
Muốn thấu hiểu xu hướng của nhiều thứ thì nên tập nhìn nhận incentive của các bên tham gia – các yếu tố cấu thành. Mọi thứ sẽ hợp lý và sáng rõ hơn.
À quên, cho dù thế giới có chơi ko đẹp với feng thì feng vẫn phải cư xử đẹp với thế giới. Ngay cả khi cái tốt còn chưa đủ thì làm sao cái xấu sẽ được chấp nhận.
Save yourself, be your hero, bros.
Meme hay.