Bình thường hóa và loại bỏ dần phụ thuộc vào nỗ lực cố gắng. Khi chúng ta luyện tập một môn gì đó thì truyền thông và nhiều thứ tiêm nhiễm vào đầu chúng ta thường đưa ra hình ảnh là phải cố gắng luyện tập hộc máu mồm. Cũng có thể là đúng, nếu bạn thấy nó phù hợp với việc hardcore cường độ cao và cố gắng thì tốt cho bạn.
Nhưng với một người lười, ý chí, định lực kém như tôi thì tôi nhận ra một điều là tôi không phù hợp lắm với cố gắng và nỗ lực ở cường độ cao. Post viết cho những người như tôi.
1 . Chúng ta thường làm – học – thể hiện tốt nhất khi ở trạng thái tâm bình thường.
2 . Trạng thái tâm bình thường là tâm ở trạng thái …bình thường.
Tâm bình thường này giống như khi ta chơi mario, đánh răng, rửa mặt, rửa chén, ngồi nói chuyện phiếm với bạn bè.
Hay như khi ta ngồi giải toán, tập viết ngày bé, ngồi đọc bi rồng, chơi bắn bi đuổi mắt tạt lon tắm mưa với bạn bè.
Bình thường như cân đường hộp sữa, không có gì đáng nói cả.
3 . Nhưng rồi ta bị đẩy ra trạng thái này dần với tham – sợ.
Tham được học hạng nhất. Bắt đầu đú bài tập quá sức, hi sinh giờ chơi. Học tập không còn là việc tự nhiên nữa mà thành gánh nặng. Càng học càng mệt.
Sợ học ngu cha mẹ buồn hay mặc cảm vì một lần làm dở. Lần tới khi đụng việc đó môn đó là ớn, càng học càng mệt.
Lớn lên thì bắt đầu tham hơn và sợ hơn n lần hồi nhỏ. Ham tiền, ham gái, ham có sức ảnh hưởng, địa vị. Nên tâm thế tiếp cận môn nào cũng toàn là tâm tham và sợ.
4 . Ngày bé nếu có tham sợ thoát ra khỏi tham sợ thì cũng có tố chất + hoặc yêu cầu của hệ thống quá thấp so với tài năng – tố chất bẩm sinh + mức độ bất định (uncertainty) với đối tượng cần thực hành chưa cao + chưa có nhiều trách nhiệm ngầm / làm kích thích tham sợ lên nhiều lần nên khi vượt ra khỏi sự không bình thường đó mà chịu ngồi lại thì sẽ hồi nhanh so với khi ra khỏi đời thật.
5 . Khi ta lớn lên + vào đời thật thì yếu tố tham sợ – bất định – gánh nặng sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
Việc duy trì tâm thế bình thường và thoải mái khi làm – học – rèn luyện sẽ khó hơn ngày trẻ gấp nhiều lần.
Nhỏ thì biết ăn biết ngủ học hành là oke. Lớn thì phải biết làm tác vụ.
Nhỏ thì nói chuyện bạn bè, lớn thì lo nói chuyện với cấp trên cấp dưới đối tác làm ăn.
Thế nên mới cần học và rèn luyện để mở rộng tâm tầm. Tầm là kiến thức kỹ năng. Tâm là trạng thái bình thường khi đối đầu với trạng thái hỗn loạn phức tạp hơn.
Thế nên còn trẻ còn học được thì nên tận dụng tối đa. Học – rèn luyện thì luôn cần thiết ưu tiên còn ăn chơi nhảy múa chơi bời thì không bao giờ muộn cả (Với nam giới mà sau 30 mà core tài chính kỹ năng sống ổn thì sẽ thấy đời rất đáng sống còn không thì ngược lại).
6 . Tham
Quay lại ý lớn tí thì tham gái tham tiền tham…
Mà tham thì sẽ muốn nhanh. Mà giống game đời hay lắm:
Muốn chậm thì sẽ chậm. Còn muốn nhanh thì sẽ chậm hơn nữa. (Bình thường thoải mái làm là tốt nhất).
Nhanh thì ham tập cày làm mấy cái cao siêu, không muốn bỏ công – khiêm tốn thực hành tích luỹ kiến thức nền – kinh nghiệm trải nghiệm. Mà không có căn bản – cảm quan
– Kết nối với vấn đề thông qua lượng thời gian khổng lồ tiếp xúc vấn đề ở yếu tố căn bản thì làm sao lên được cấp medium và advance.
Thế là loay hoay mắc kẹt. Hay tệ hơn là tìm cách ăn gian. Ăn gian với môn xài đầu thì dễ chập mạch ngáo. Ăn gian với môn xài thân thì chấn thương xui thì tàn phế hoặc có hư tổn vĩnh viễn cho cơ thể.
6.2 cái tham này nó lại là tiền đề của cái sợ hay cái sợ nó cũng có thể là tiền đề của cái tham. Như hai mặt của đồng tiền vậy.
Đôi khi nhiều người không tham quyền tham địa vị mà họ sợ bị người khác khinh thường.
Đôi khi không phải là muốn tham ôm đồm nhiều thứ mà đơn giản là vì sợ mình làm ít mọi người không công nhận sự tồn tại của mình.
Sợ dính mắc vào tâm rồi thì nó vầy.
Sợ thì cũng sẽ ham làm mấy cái cao siêu với ôm đồm đủ thứ vì sợ người ta đánh giá mình tầm thường. Thế là cũng vào cái sự mắc kẹt như ý ở trên.
7. Tham sợ càng nhiều thì càng cần nhiều nỗ lực để bù đắp khi làm việc và niềm vui càng bé lại dần. Lâu ngày thì sẽ ngán ngẩm rồi bỏ luôn.
8 . Một yếu tố khác làm mất tâm bình thường là tiếp nhận standard – chuẩn mực từ thế giới ảo quá nhiều.
Coi võ sĩ đánh đâu ngầu đẹp bằng coi film. Nên khi tập được mấy ngày hay thấy người dạy đánh không đẹp như phim thế là chán. Tập làm gì.
Phim nó solve một vấn đề nan giải trong 2 – 3h mà giờ phải ngồi nhai đống tài liệu rồi thí nghiệm các kiểu từ 3 tháng đến 3 năm sao. Nghĩ sao vậy, thôi mở game chơi cho sướng. Hiệu ứng đủ thứ. Chơi xong thấy trống rỗng thì mở phim lên coi anh hùng cứu thế giới. Mệt mỏi quá sau một ngày giải trí mệt nhọc thì mở tóp tóp lên coi gái lắc đít. Viên cmn mãn.
Niềm vui thế giới ảo sẽ hút sạch niềm vui giải toán hấp thụ mấy cái nền tảng đơn giản đời thật. Mà thứ gì giúp ta dính với một thứ nhất: niềm vui nói riêng hay khoái lạc nói chung.
9 . Game đời có rất nhiều luật. Trong đó có cái luật tôi thấy là game đời sẽ đẩy bạn vào tình cảnh – tình huống – meta mà khiến cho tâm – tầm (ability) của bạn cảm thấy bình thường. Hay tây nó gọi là điểm khuây khoả – equilibrium.
Không có gì huyền bí và khó hiểu ở đây cả. Tâm – tầm ngon thì tự biết execute để đưa mình lên hoặc ít nhất là có thể tự bảo vệ bản thân ở vị thế hiện tại nếu chưa biết tiến lên.
Skill dở – tâm chưa đủ tĩnh khi đụng tình huống khó, dễ làm sai mà làm sai tụ lâu thì rớt rank thôi.
Mà bạn để ý là khi gặp một thử thách mà bạn buông thì bạn sẽ rớt rank – vào một cảnh bình thường với meta tệ hơn. Nhưng nếu bạn cố chịu shake mà pass thì bạn sẽ qua một flow mà bạn cảm thấy bình thường mới.
Ví dụ như lúc mới tập cái gì hay mới chuyển đổi môi trường, công việc thì sẽ rất là khó chịu vì tâm bạn ra khỏi cái sự bình thường. Lâu dần rồi sẽ quen và làm không còn phải nghĩ nữa. Và rồi bạn sẽ thấy, ủa cũng bình thường (về mặt lý thuyết) thôi mà nhưng cũng có một phần của bạn tự thốt lên “simple but not easy, train tập làm từ ngày này tháng nọ nó mới ra sự bình thường đó đó feng”.
10 . Build tâm tầm thì cứ kiếm mấy môn ngoài đời cày tuỳ vào mong muốn, resource, budget mà chọn lựa.
Kiếm mấy cái căn bản của môn đó rồi làm. Nếu thực hiện một technique mà thấy khó quá thì tạm ngừng, quay về build – củng cố – enhance mấy cái yếu tố mình còn thiếu. Xong lâu lâu đá làm lại cái technique mới.
Cơ mà phải giữ tâm bình thường thì mới thấm mới vui với những cái thành tích nhỏ đơn sơ được. Rồi sắp xếp sao cho việc luyện tập thành thói quen hằng ngày như đánh răng rửa mặt vậy. Cứ mấy cái mà bạn thấy là bạn sẽ theo được 5 10 năm nữa mà thấy thoải mái thì dễ ôm vô người lúc này được còn mấy cái phức tạp quá thì nhắm đi chuyên hãy đú theo, còn không thì cũng bỏ sớm thôi.
11 . Và khi bạn thực sự thành tựu được một môn – yếu tố gì rồi thì thường là bạn sẽ thấy nó bình thường hoặc quên luôn hoặc tự nhiên làm một cách xuất thần mà không phải suy nghĩ. Có thể là skill hoặc một nét tính cách tốt nào đó.
Có nhớ ngày nhỏ ngồi tập đánh vần từng chữ. Giờ ngồi đọc quyển sách thấy cũng thường không. Hay nhiều tác vụ ngày đầu đi làm bỡ ngỡ mà về sau nhắm mắt cũng làm được. Đó, kiểu vậy.
Nice day mấy feng. Meme hay.
Ngày vui vẻ với những điều bình thường.
Ps: ngộ ra thì chém thêm việc đột phá và việc bình thường hoá sự thoái hoá. Post này là bình thường hoá sự kiến tạo.