Thầy mình dạy: con người không tìm thấy sự thoát ly đau khổ nào ngoài dục lạc.
Ngày xưa, lúc mới được dạy câu này, mình hiểu, thấy hay hay thôi. Dạo gần đây mới cảm được những ý nghĩa sâu xa trong lời dạy của thầy, và mình thấy đỉnh vloz, nay viết xuống vài dòng, nếu anh em cảm được thì tốt, không thì chịu, mình biết làm sao.
Đầu tiên, bàn về chữ KHỔ, ngồi phóng niệm ra xã hội, mình thấy chữ KHỔ này nó có rất nhiều tầng. Ở đây, mình tạm phân ra vài cấp, từ SIÊU THÔ (như bị ghệ bỏ, đau răng, đau tay…), tới THÔ (body xấu vkl, bị ghét, không tán được gái, công việc chán lòi loz, đói bụng…), tới TẾ (body xấu, ngu tiếng anh, cô đơn, tương lai mờ mịt…) và những cái khổ SIÊU VI TẾ (body tạm ổn nhưng chưa ưng ý, xa đứa mình thương aka nhớ nhung, gặp thằng mình ghét…).
Thực ra, cái khổ có mặt là để thông báo với chúng ta là “Ê koo, mày đang sống sai đó nha koo, liệu mà sửa, không sửa thì bị mình hành tiếp nha koo”. Để mình giải thích, cơn đau aka nỗi khổ khi bị lửa đốt tồn tại là để nhắc ta đừng đụng vào lửa, để bảo vệ cơ thể ta không bị thương tổn bởi lửa. Đau răng cũng vậy, nếu cái răng bị hư không đau, thì tầm 2 tháng sau ta sẽ chẳng còn cái răng nào để nhai cơm thêm nữa.
Cùng một phương thức như trên, cơn đau aka nỗi khổ tâm lý cũng là thông điệp báo hiệu rằng chúng ta đang sai ở đâu đó.
Thấy chưa, bản chất cái khổ nó đâu có làm đời anh em đi xuống, cách anh em phản ứng với nó mới làm cuộc đời nát bây, nát bét mà thôi. Thử ngẫm lại mà xem, mấy lần bị thằng khổ tới hành, anh em thường làm gì? Để mình nói xem có đúng không (à, ở đây mình chỉ bàn về thằng khổ tâm, không nói tới khổ thân vì thằng này đéo có trốn được, hahahaha).
Tiếp, tương lai mờ mịt, ngu tiếng anh, không có kỹ năng nào ra hồn, không địa vị xã hội, bị bồ đá, việc làm như hạch, body xấu chó hay nhọ hơn là dính quả tam đại tội XẤU – NGHÈO – NGU mà pỏn chủ từng bàn… má, nghĩ tới đây thôi là thấy buồn khổ thấu trời, thôi đéo nghĩ nữa, thằng nào nghèo thì chơi game, coi pỏn, suk card… thằng có chút tiền thì làm vài lon, đi massage thư giãn, xa hơn là cần là ke là đá… Haha, bập vào mấy thứ này thì méo thấy khổ nữa, đời tươi, đời phê, đời lâng lâng, cười lên thôi, hahahahaha.
Ờ oke, vấn đề là sau khi cơn phê đi qua, thằng khổ nó vẫn ở đó, thậm chí là nó rủ thêm mấy thằng anh em cây khế nữa, đó là thằng lú lẫn, thằng mông lung, thằng dằn vặt, thằng chán chường mệt mỏi… chừng này thằng nhất tề đồng loạt hành hạ tâm hồn yếu đuối của anh em, ôi chao, đó là một mớ hổ lốn cảm xúc tởm vl cho đến tởm vkllllll.
Vậy giải pháp là gì, nói nhiều quá mà sao chưa thấy chỗ nào help hết hà, haha, có ngay thôi. Giải pháp là đi mà đối diện với nỗi khổ aka nỗi sợ hãi để tìm ra nguyên nhân và fix chúng. Nếu anh em khổ vì body xấu thì đứng dậy, xỏ giày rồi đi chạy (nói chạy mới nhớ, anh em tinh ý sẽ nhận ra chẳng phải tự nhiên mà pỏn chủ khuyến chạy như vậy đâu, hahaha, cứ chạy đi, rồi anh em sẽ hiểu). Khổ vì thiếu kỹ năng thì đi học, đọc sách của cụ Nguyễn Duy Cần. Khổ vì không ai chơi thì xem lại bản thân mình. Trường hợp anh em tìm mà không biết mình sai ở đâu để mà sửa thì cũng có đường chơi luôn, cứ ngồi đặt câu hỏi tại sao liên tục (lấy giấy bút ra viết xuống nghe anh em), mình bảo đảm sau tầm 5 câu hỏi thì anh em sẽ thấy cái cần sửa. Cuối cùng, dành cho mấy thằng nhu nhược, nếu không đủ nghị lực để đối diện rồi sửa sai thì ít nhất cũng đừng trốn khổ bằng dục lạc nữa nghe bây, ngu lắm, đkm.
Ở trên là mình phân tích, anh em nào ngộ tính cao thì ngồi chiêm nghiệm thêm, rồi cảm được cái cảm sâu sắc vkl của mình. Mình hứa là chỉ cần anh em hiểu được ý niệm này một cách sâu sắc cho đến sâu sắc vkl thì tự động đời anh em sẽ thay đổi hà, không cần nghị lực luôn. Sự kiện này, mình gọi là cột mốc phát triển tâm thức, cũng giống như thằng thanh niên không thèm cây kẹo ngọt nữa, khi anh em nhận thức được thời gian quí giá vkl thì anh em sẽ không muốn tiêu xài lãng phí nguồn lực này thêm. Cái này nếu có dịp mình sẽ viết rõ hơn ở bài sau.
Cuối bài, mình xin trích nguyên văn lời dạy của thầy mình, trích bài Kinh Với Mũi Tên, Tương Ưng Bộ Kinh:
“Cảm xúc bởi khổ thọ, người ấy hoan hỷ dục lạc. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không tìm thấy một sự xuất ly khổ thọ nào khác, ngoài dục lạc.”