Cường độ trung bình và thấp khi luyện tập. Thường thì khi chúng ta luyện một môn gì đó từ văn với võ thì chúng ta thường bị cái tâm ham ngầu chấp vào những bài khó bài cao cấp bài đòi hỏi mức độ thể hiện – perform cao. Và nếu như không làm những cái mang tính perform cao thì ta thường “có cảm giác” là không tập luyện gì cả (và sợ người khác nghĩ mình không làm – không có gì cả).
Thực ra perform cao cũng cần nhưng cá nhân tôi nghĩ nó không nên chiếm thời lượng nhiều, chỉ nên độ 20 – 30% là oke. Còn lại thì nên thực hành các bài tập ở mức trung hoặc thấp.
Đừng xem thường mấy cái task ở mức trung hoặc thấp. Nó có lợi ở rất nhiều lẽ. Đầu tiên là giúp xây dựng mối nối giữa các yếu tố – connections of the dots. Mọi thứ thường không hoạt động rời rạc mà đi theo một khối thống nhất. Chưa hiểu cái thống nhất hoạt động thế nào mà ham mạnh ham nhanh ham khó thì dễ chuyển thành lạm dụng – exploit những yếu tố riêng lẻ để hoàn thành yêu cầu – target. Lâu ngày thì sẽ dần lạc đường và tới một mức nào đó thì sẽ gãy đổ. Không ai nhún chân mà đứng được lâu cả, hay nếu chỉ phụ thuộc vào sự sắc bén của một yếu tố mà không tận dụng toàn bộ cái tổng thể thì cái sắc bén của yếu tố ta lạm dụng sẽ không duy trì được lâu. Gãy sớm thôi. Mà đời thật thì nó rất khó, gãy thì ko có nghĩa sẽ có thể lành lại mà có thể đi luôn, và để mài một cái lưỡi khác để dùng thì cũng không phải một sớm một chiều. Thôi thì đừng đứng nhón một chân nữa, chịu đứng lùn chút để đứng hai chân rồi bỏ công sức đi kiếm cái ghế cái bệ thì lúc này mới đứng cao bền vững được.
Tiếp đến là chơi mấy cái ở mức trung hoặc thấp thì dễ vô flow với tốn ít tâm lực hơn để bắt đầu “khởi động”. Ví dụ như max gần break out của bạn là 10km chạy không nghỉ. Ngày nào cũng quất thì tâm bạn sẽ rất sợ rất chướng. Nội việc động viên bản thân với giúp bản thân hồi phục sau mỗi cữ tập đã tốn thêm bao tâm lực, sức đâu mà làm cái khấc. Chưa kể rủi ro chấn thương vì cố quá thành quá cố.
Nhưng nếu bẻ rả sáng vui vẻ 2km làm ấm. Chiều 3 4km giải trí sau giờ làm thì đỡ tốn tâm lực push hơn. Quan trọng là duy trì thói quen được lâu dài và thấy vui. Feng nhớ lại xem, skill ổn mà feng có và thấy thoải mái khi dùng nó là đến từ việc feng duy trì thói quen làm cái sự đó mỗi ngày và thấy vui với nó đúng không. Lâu lâu chích tí cường độ cao thử thách khó chịu là để test và mở rộng khí lượng.
Tôi từng viết ý tương đương nhưng diễn kiểu khác, nay post lại:
Một tip nhỏ cho việc học – cày skill. Có một lẽ thường là khi bạn MUỐN học hay cày skill gì đó thì thường là bạn sẽ bắt đầu với tâm tham khá thô. Tham sao là tham thô tham sao là tham vi tiế thanh nhã thì mốt chém.
Cái tham thô này thì nó rất mạnh mẽ và tạo cho bạn động lực rất lớn. Nhưng thứ mạnh này là kiểu mạnh nửa vời trẻ con – nobita, sáng sung chiều rụt, 3 7 21 ngày gặp tí khó khăn chướng ngại là ngừng hết.
Tham thô thì thường là xuất phát từ tâm thế kiểu tham giàu, tham hơn người để lòe thiên hạ, tham đú, tham lú, tham lòe…
Ông trời khá hay khi bất cứ món quà – phần thưởng từ skill nào cũng đòi hỏi thử thách về tâm – phẩm chất rất khắc nghiệt là để loại bỏ hết những cái niệm xấu – cùi bắp này.
Cứ thử nghĩ xem. Bạn tham giàu, bạn muốn giàu, bạn cố tí là có thì bạn sẽ rất dễ sinh ngáo – tự huyễn – láo loz. Nghèo + ngungu không phá được chứ giàu + ngu thì phá hơi ghê à.
Bạn bị ăn hiếp, bị gái khinh. Bạn muốn có sức mạnh để trả thù đời. Bạn đi tập mới có tí mà bạn mạnh, nhưng tâm bạn vẫn xấu thì xác xuất bạn làm bậy sẽ cực cực cực kỳ cao. Bạn sẽ hại đời bao con gái nhà lành hoặc làm tàn phế đau khổ bao nhiêu người. Thử nghĩ chơi.
Hãy nhớ tới việc nobita được cho cái nút bấm cái là người biến mất, và kết quả cuối cùng là thế giới chẳng còn ai cả.
Thế nên nếu bạn cầu gì thì bạn cứ chuẩn bị tinh thần bỏ lại sự thoải mái đến từ các tính cách bất thiện – bất vẹn toàn – hay nôm na là tính xấu của bản thân. Cứ mỗi một cái tính xấu bỏ lại sẽ đưa bạn lên một nấc thang mới. Và trên đời này thì cảm giác độ tâm – sửa tính là một cái gì đó cực kỳ khó chịu, hahaha.
Quay lại việc học, hơi sa đà vào luận tâm và tài.
Tâm thế học tốt nhất cá nhân tôi nghĩ là học thoải mái, học như chơi, học như một thú vui, không nên có sự cưỡng ép, cưỡng cầu – VÀ – KHÔNG CẦN ĐỘNG LỰC.
Có động lực vì vạn sự còn chưa thông, cơ thể phản đối việc phải thực hiện. Còn vạn sự thông và việc học đó được coi như là thói quen mang lại niềm vui thì không cần động lực nữa.
Bạn có cần động lực để ăn không.
Bạn có cần động lực để chơi không.
Con nghiện có cần động lực để chơi đồ không.
Suy ngẫm chơi.
Và việc đầu tiên để THẤY VUI khi học thì cần loại bỏ những chướng ngại gây ngán học. Via negavita, không tìm cách làm đúng mà diệt cách làm sai, cách làm đúng sẽ tự ngộ ra. Và cái đầu tiên cần diệt là cưỡng chế cơ thể – thân xác – tâm trí làm ở cường độ – mật độ cao tới mức ớn ngán.
Cường độ và mật độ cao vẫn cần để bứt phá tiềm năng, giới hạn, nhưng đó là khi bạn biết rõ mình đang làm gì, và tương đối nắm những YẾU TỐ CĂN BẢN, còn cứ làm càn PHÁ VỠ GIỚI HẠN – hay CỐ GẮNG trong vô minh mù mờ thì nó chỉ mang tác dụng ngược thôi.
Kiếm thì có khả năng làm tăng lợi thế khi chiến đấu. Nhưng đó là chỉ cho người biết dùng. Còn chưa biết dùng mà cứ ôm cây kiếm thì chỉ có hại.
Cách sắp xếp cường độ – mật độ. Cá nhân tôi sau nhiều năm cố gắng ngu loz thì nhận ra vài quy luật nên có để sắp xếp cày luyện môn gì đó, đặc biệt là khi mới bắt đầu cày. Ngồi ngẫm thì khá là giống nông dân hay thợ hồ làm việc.
1 . Frequency – mật độ nên được ưu tiên hơn là cường độ. Nên tăng thời gian tiếp xúc với skill và số lần tiếp xúc với skill trong ngày hơn là ưu tiên cường độ.
2. Về đường dài thì không nên vận hành quá công suất 70%. Lâu lâu sẽ có vài biến cố khiến feng chạy máy quá 70% công suất. Nhưng đó là lâu lâu thôi. Chứ nếu thường thì nên vận hành ở mức 70. Thấy máy hơi nóng quá 70 thì nghỉ hay làm gì đó cool down rồi làm tiếp. Đây là con số khá magic. Hôm nào chém sâu.
3. Nên coi như thói quen và hôm nào cũng làm. Không làm ít thì làm nhiều. Không làm nặng thì làm nhẹ. Miễn là không bỏ. Tới giờ đó thì làm.
4 . Không nên ôm đồm cao xa. Cứ thoải mái thực hành đến khi thông hiểu những cái căn bản. Mức thông hiểu cao nhất là làm nó tự nhiên thoải mái thấy vui, thoải mái khi làm mà không còn chướng ngại, buồn hay chán đời mà làm thì còn thấy vui. Đừng khinh thường những cái căn bản, và cũng đừng cố đú những cái advance.
Chúc mấy feng một tuần không nóng vội, đi bước nào đúng bước đó, để khỏi bỏ dở và tốn time đi lại.