CÂU TRÍCH DẪN CỦA ALEKSANDR SOLZHENITSYN – CUỐN THE GULAG ARCHIPELAGO CÓ THỂ DẠY GÌ CHO CHÚNG TA TỪ BÂY GIỜ
*
Aleksandr Solzhenitsyn, tác giả người Nga thế kỷ 20 nổi tiếng vì cuốn The Gulag Archipelago, trong đó ông miêu tả cuộc đời dưới ách kìm kẹp của chế độ toàn trị. Solzhenitsyn viết cuốn sách trong khi thụ án ở hệ thống nhà tù Gulag của Sô Viết. Tội ác của ông là gì? Viết một lá thư cho người bạn. Lá thư bị chặn lại bởi chính quyền Sô Viết, họ cho rằng đây là hành động tuyên truyền chống lại Sô Viết bởi nó chế nhạo Stalin và chỉ trích chế độ Sô Viết. Solzhenitsyn nhận 8 năm tù vì hành động này (bản án của ông bắt đầu vào năm 1945), nhưng chính quyền Sô Viết ko những phải trả giá mà cuốn The Gulag Archipelago còn giúp lật đổ chế độ này.
Sau khi được thả khỏi tù, Solzhenitsyn hoàn thiện cuốn sách và nó sớm tiến vào mạng lưới ngầm của các tác phẩm văn học bị kiểm duyệt. Vào đầu những năm 1970, nó bị tuồn ra khỏi nước Nga và vào năm 1974, nó được xuất bản bằng tiếng Anh. 15 năm sau, vào năm 1989, nó cuối cùng được cho phép xuất bản ở Liên Xô.
*
“Cho đến khi Gulag, Các Nhà Cộng Sản và đồng minh của nó đã thuyết phục môn đồ của mình rằng lời lăng mạ chế độ phần lớn là lời tuyên truyền tư sản…” (Isaiah Berlin)
*
Solzhenitsyn trực tiếp thuật lại sự khổ sở, đau đớn và cái chết đến từ hành động của nhà nước Sô Viết và khi làm thế, ông đã giúp đảo ngược tình thế chống lại Sô Viết. Tiểu thuyết gia Doris Lessing đi xa hơn khi cho rằng cuốn sách “đã lật đổ một đế chế”. Nhưng cuốn sách này ko chỉ là tài liệu lịch sử, nó còn đóng vai trò như lời cảnh báo cho tất cả những ai ủng hộ sự phát triển quyền lực nhà nước hay hệ thống kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Sau đây là một vài câu trích dẫn từ cuốn The Gulag Archipelago có liên quan tới thời hiện đại:
*
“Ko gì dễ hơn là giậm chân và hét lên: “Đó là của tôi!” Sẽ vô cùng khó nhằn hơn khi tuyên bố rằng: “Ngươi có thể sống như ý thích.” (The Gulag Archipelago, Volume 3)
*
Cơ hội sống tỷ lệ nghịch với quyền lực nhà nước. Nhà nước càng kiểm soát, các cá nhân càng có ít tự do trong việc khắc tạo cuộc đời riêng mình, và càng nhiều sinh mệnh bị bó hẹp hơn bởi bàn tay lạnh lùng đến từ thể chế quan liêu.
*
“Ta có nên tóm tắt toàn bộ lịch sử nước Nga trong một cụm từ duy nhất? Nó là vùng đất bóp chết những cơ hội”. (The Gulag Archipelago, Volume 3)
*
Rất nhiều người ở phương Tây ảo tưởng về chủ nghĩa xã hội/cộng sản, Solzhenitsyn đã sống với nó, sau đây là lời tường thuật của ông:
*
“Hệ thống Cộng Sản là một căn bệnh, một tai họa đã lây lan khắp thế giới nhiều năm, và thật bất khả để đoán trước những dân tộc nào sẽ bị ép trải nghiệm trực tiếp căn bệnh này. Người dân của tôi, người Nga, đã phải chịu đựng nó 60 năm trời; họ mong mỏi được chữa lành. Và sẽ có ngày họ thực sự được chữa lành khỏi căn bệnh này của Sô Viết.” (From a Speech at a Cavendish Town Meeting in 1977)
*
Nhà nước càng được ban cho nhiều quyền lực, những người nắm giữ quyền lực đó càng trở nên tàn nhẫn hơn, điều mà Solzhenitsyn quan sát trực tiếp dưới chế độ Sô Viết.
*
“Quyền lực vô biên trong tay số ít người luôn dẫn tới sự bạo tàn.” (The Gulag Archipelago, Volume 2)
Cái tài trong chính trị nằm ở việc thành công bòn rút kể cả từ sự lụi tàn của nhân dân. (The Gulag Archipelago, Volume 1)
Ko, câu cách ngôn xưa cũ ko nói dối: Hãy tìm kẻ gan dạ trong tù, và kẻ ngốc trong số các nhà lãnh đạo chính trị! (The Gulag Archipelago, Volume 2)
*
Khoa học gia chính trị RJ Rummel ước tính rằng chính quyền đã giết hơn 200,000,000 công dân của mình vào thế kỷ 20. Có thể là Những Người Theo Chủ Nghĩa Xã Hội Quốc Gia (Phát Xít) ở Đức, người theo chủ nghĩa cộng sản ở Nga và Trung Quốc, chế độ Pol Pot ở Campuchia hoặc chế độ cộng sản hiện giờ của Bắc Hàn, nhà nước càng quyền lực, thì nó càng để lại nhiều đau khổ và cái chết hơn khi thức tỉnh. Để gây ra tội ác ở một quy mô như vậy đòi hỏi sự tham gia tự nguyện của nhiều đảng phái, có thể là các chính trị gia đưa ra mệnh lệnh, quan chức, cảnh sát và cai ngục thực hiện mệnh lệnh, hoặc các viện sĩ và người phát ngôn truyền hình đảo lộn sự tuyên truyền và gieo rắc lời dối trá để cố và biện minh cho hành động nhà nước. Một câu hỏi quan trọng đó là điều gì khiến cho nhiều cá nhân đồng lõa với những hành động quỷ ác này? Sau đây là một số quan điểm của Solzhenitsyn về câu hỏi này:
*
“Để thực hiện điều xấu thì một con người trước tiên phải hoàn toàn tin rằng những gì anh ta làm là tốt, hoặc đó là một hành động được đánh giá cao là phù hợp với quy luật tự nhiên. May mắn thay, nó nằm trong bản chất tìm kiếm sự biện minh cho hành động của con người.
Ý thức hệ – đó là thứ mang lại cái ác sự biện minh nó kiếm tìm từ lâu và cho những kẻ làm việc ác sự kiên định và quyết tâm cần thiết. Đó là lý thuyết xã hội giúp cho hành động của anh dường như là tốt thay vì xấu trong con mắt bản thân và người khác, nhờ đó anh ta sẽ ko nghe thấy lời trách mắng và nguyền rủa mà sẽ được khen ngợi và tôn kính. Đó là cách tay sai của Tòa Thẩm Giáo (Inquisition) củng cố ý chí của mình: bằng cách viện dẫn Cơ Đốc Giáo; người chinh phục các vùng đất xa lạ, bằng cách tán dương sự hùng vĩ của Đất Mẹ; bằng nền văn minh; Phát Xít, bằng chủng tộc; và Jacobin (sớm và muộn), bằng bình đẳng, tình anh em, và hạnh phúc của thế hệ tương lai.
Nhờ vào ý thức hệ, thế kỷ 20 tất yếu phải trải qua điều ác ở quy mô được tính bằng hàng triệu. Điều này ko thể phủ nhận, cũng ko thể ngó lơ, cũng như kìm nén. Vậy thì sao ta dám khăng khăng rằng kẻ làm việc ác ko tồn tại? Và ai là kẻ hủy diệt hàng triệu người đó? Ko có kẻ làm việc ác thì sẽ ko có quần đảo (Archipelago). (The Gulag Archipelago, Volume 1)
*
Làm sao một cá nhân có thể chống lại chủ nghĩa chuyên chế? Thông qua 3 tập của The Gulag Archipelago, Solzhenitsyn cung cấp vài đáp án: Trau dồi sự tự chủ đạo đức. Nói ra sự thật. Luôn nghi ngờ về lời bào chữa cho sức mạnh nhà nước. Và quan trọng nhất: vạch ra một lằn ranh đạo đức trong cát và ghi nhớ rằng hành động mà mình tự ý từ chối thực hiện vẫn sẽ mãi vô đạo đức khi được chỉ huy bởi “con quái vật lạnh lùng nhất trong tất thảy” (Nietzsche), nhà nước.
*
“Đây rõ ràng là vấn đề chính của thế kỷ 20: chỉ thi hành mệnh lệnh và giao phó lương tâm mình cho người khác trông nom liệu có thể chấp nhận được? Liệu một con người có thể thực hiện mà ko có ý tưởng về thiện và ác của riêng mình, và chỉ nhận được chúng từ lời chỉ dẫn in ra và mệnh lệnh bằng miệng từ bề trên của mình? Lời tuyên thệ! Những cam kết long trọng đó phát ra bằng giọng rùng mình và nhằm mục đích bảo vệ người dân khỏi kẻ bất lương: hãy xem cách họ dễ dàng bị dắt mũi để phục vụ kẻ bất lương và chống lại người dân kìa!” (The Gulag Archipelago, Volume 3)
Ta phải lên án công khai ý tưởng rằng một số người có quyền đàn áp người khác. Khi giữ im lặng về cái ác, khi chôn vùi nó sâu bên trong ta đến nỗi ko còn dấu hiệu nào của nó trên bề mặt, ta đang in sâu nó, và nó sẽ trỗi dậy gấp ngàn lần trong tương lai. (The Gulag Archipelago, Volume 1)
Và trên thực tế, lời dối đã dẫn ta đi quá xa khỏi một xã hội bình thường đến nỗi ta thậm chí ko thể định hướng bản thân được nữa; trong làn sương mù dày đặc xám xịt của nó, thậm chí ko thể thấy một cây cột.
Hơn nữa, kể cả nếu họ cho ta cơ hội học hỏi sự thật, liệu những người tự do thậm chí muốn biết về nó? Y.G. Oksman [người phục vụ thời gian trong Gulag] đã trở về trại vào năm 1948, và ko bị bắt giữ lại, nhưng phải sống ở Moscow. Bạn bè và người quen ko từ bỏ ông, mà giúp đỡ ông. Nhưng họ ko muốn nghe về hồi ức ở trại của ông! Bởi nếu họ biết về điều đó – làm sao họ có thể tiếp tục sống? (The Gulag Archipelago, Volume 2)
*
Ko có đủ người phản kháng ở Liên Xô khi sự kháng cự vẫn còn khả thi. Trong phần chú thích cuối trang của tập 1 cuốn The Gulag Archipelago, Solzhenitsyn có nói về nỗi thất vọng sâu sắc mà ông và nhiều người bạn tù chịu đựng sau này khi nhận ra rằng có thể làm nhiều điều hơn để thoát khỏi địa ngục trần gian bao trùm nước Nga dưới ách cai trị của chủ nghĩa cộng sản.
*
Và cách ta đốt cháy trại sau này, nghĩ rằng: Mọi thứ sẽ ra sao nếu mỗi đặc vụ An Ninh, khi anh ta ra ngoài ban đêm để bắt giữ, đều ko chắc liệu mình sẽ còn sống quay trở về và nói lời từ biệt gia đình hay ko? Hoặc nếu, trong thời điểm bắt giữ hàng loạt, như ví dụ của Leningrad, khi họ bắt giữ một phần tư toàn bộ thành phố, người dân ko chỉ đơn thuần nằm trong hang ổ mình, tái nhợt vì sợ hãi trước mỗi tiếng đập cửa ở dưới cầu thang và mỗi bước chân lên bậc thang, mà còn hiểu rằng họ ko còn gì để mất và đã gan dạ bố trí sảnh dưới cầu thang một cuộc đột kích gồm nửa tá người với cây xẻng, búa, que cời, hay bất kỳ thứ gì trong tay? Sau cùng, bạn biết trước rằng những kẻ mũ xanh biển ra ngoài lúc ban đêm chẳng vì mục đích tốt đẹp gì. Và bạn có thể biết trước rằng mình sẽ đập vỡ sọ của một tên sát nhân. Thế còn chiếc xe Black Maria tậu ngoài đường cùng với tay lái xe cô đơn – điều gì sẽ xảy ra nếu nó bị lái đi hoặc lốp bị thủng. Cơ Quan [tổ chức nhà nước Sô Viết] sẽ nhanh chóng bị thiếu sĩ quan và phương tiện đi lại và, bất chấp mọi cơn thèm khát của Stalin, bộ máy nguyền rủa sẽ phải ngừng hoạt động!
Nếu…nếu… Chúng ta ko yêu tự do vừa đủ. Và thậm chí hơn thế – chúng ta ko nhận thức được thực trạng… chúng ta vội vã quy phục. Quy phục bằng sự trụy lạc! … Ta chỉ đơn thuần là xứng đáng với kết cục xảy ra sau đó.” (The Gulag Archipelago, Volume 1)