Giả định dùng làm tiền đề của bài này: bạn có 1 cơ thể vật lý ( viết tắt ctVL, physical body, gross body) và 1 cơ thể tinh thần (ctTT, mental body, subtle body). Mình ko thích dùng từ mind/tâm trí/tâm thức đồng nghĩa với từ ctTT vì góc nhìn của mình thường là vừa duy tâm vừa duy vật, ko phải duy tâm cũng ko phải duy vật. 2 khái niệm ctVL và ctTT vốn là 2 mặt của 1 đồng tiền. Nhưng để hợp chung 2 khái niệm đấy thì trước hết phải xài tư duy nhị nguyên để phân rõ nó ra.
Nếu coi con người là 1 con robot AI thì ctVL là phần cứng, ctTT là phần mềm. Phần cứng xịn thì mới chạy đc phần mềm nặng. Phần mềm xịn là thuật toán hiệu quả, phần cứng ko cần phải làm việc nhiều (ví dụ như xài brute force).
CTVL là tập hợp các chất hữu cơ (từ phân tử → tế bào → cơ quan → hệ thống → cơ thể). Đấy là nhìn sơ qua về sự kết hợp ở từng layers rõ ràng, ở giữa những layers này có thể chia ra thành nhiều layers với cấp độ chi tiết hơn nữa nếu bạn thích; ví dụ zoom-in chuỗi [phân tử → tế bào] thì bạn thấy nó thật ra là [phân tử → chất hữu cơ (protein, fat, carbs…) → organelles (các bộ phận trong tế bào như là mitochondria, nucleous, ribosomes…) → tế bào]. ctTT là tập hợp của các ý tưởng, cảm xúc, thông tin; kết hợp với nhau 1 cách có hệ thống, thứ tự, xu hướng. Cơ mà model của ctTT thì hơi căng để xác định, kiểu cùng 1 cái phần cứng ctVL nhưng bạn có thể dùng hệ điều hành Windows, iOS, hay Linux… ai biết… để làm việc hay chơi game… Ví dụ về cấu trúc của ctTT, bạn có thể xài model của Carl Jung (persona, ego, anima/animus, shadow, the self… với các layers là vô thức tập thể, vô thức cá nhân, ý thức…), hoặc model của Ấn Độ giáo (the mahat, buddhi, ahamkara, manas… cùng với hệ thống 7 chakras), hoặc model của Duy thức tông Phật giáo (a-lại-da thức, mạt-na thức, ý thức, 5 giác quan…)(nhưng chủ trương của Phật giáo là “model là để tháo chứ ko phải để bám vào”; các tông khác của Phật giáo cũng ko quan tâm model cho lắm). Những models này là mô tả về cấu trúc của CTTT, những xu hướng mà thông tin liên hệ và làm việc với nhau.
Ý tưởng đc thể hiện thông qua ngôn ngữ là layer bề nổi; trước khi nó đc chuyển thành ngôn từ, thì ý tưởng đó nó là 1 biểu tượng, ở layer thô sơ hơn thì nó là 1 impulse, 1 linh tính, 1 cảm giác… Ngôn từ đơn giản, nghệ thuật, hay 1 ánh mắt… thì dễ đi sâu vào lòng người hơn là ngôn từ hoa mĩ. Ý tưởng ở dạng đơn giản (ở DẠNG đơn giản nha) thì dễ tiêu hóa cho ctTT. Cũng giống như việc để có amino acids thì bạn có thể ăn thịt, nhưng uống thẳng amino acids hay protein shake thì ctVL lại dễ hấp thu hơn, vì nó ko cần tốn thêm thời gian để phân giải thịt thành các chuỗi protein, rồi từ protein thành amino acids.
Để nói rõ hơn về vụ ăn uống tiêu hóa, aka xử lý thông tin. Khi ăn, hệ thống tiêu hóa, bắt đầu từ miệng nhai thức ăn, phân xé nó ra thành những miếng nhỏ hơn; sau đó bao tử và ruột phân giải thức ăn thành những chất căn bản là đạm, mỡ, tinh bột, nucleic acid… Các tế bào sau đó tiếp tục phân giải những chất này nếu cần năng lượng để vận hành, hoặc dùng những chất này để xây dựng cơ thể. Tương tự thế, thông tin/ý tưởng là thức ăn của ctTT. Khi bạn đọc những dòng này, bạn lướt qua từng chữ, hiểu đc ý nghĩa của từng chữ, thì bạn mới hiểu đc ý nghĩa của từng câu, hiểu đc từng câu thì bạn mới hiểu đc hết ý nghĩa của đoạn văn. ctVL PH N GIẢI thức ăn thành chất nhỏ hơn; ctTT PH N TÍCH thông tin thành những mẩu thông tin nhỏ hơn. Keyword ở đây là Phân tích – analysis. Sau đó là Tổng Hợp – synthesis. Tế bào dựa vào tín hiệu từ môi trường (hormones, electrical impulses…) để tạo ra phản ứng thích hợp theo xu hướng của môi trường, và tổng hợp chất phản ứng dựa trên mã DNA của tế bào. Môi trường là context của tế bào. Nhìn vào cấu trúc của câu và mối liên hệ của từng chữ trong câu, bạn mới hiểu đc ý của 1 câu. Nhìn vào cấu trúc của đoạn văn và vai trò của từng câu trong đoạn văn, bạn mới hiểu đc ý của 1 đoạn văn. Nói là tổng hợp, bởi vì bạn ko bao h hiểu đúng 100% những gì mình đang nói, bạn dựa vào xu hướng tư duy của bản thân (analogy với DNA của bạn) để tạo ra 1 version ý tưởng khác gần giống với ý tưởng của mình. Tư duy/hệ thống tư tưởng là context của bạn. Bối cảnh quy định nội dung (context defines content).
Ko giống như ctVL phải tốn hàng giờ để tiêu hóa thức ăn, và bạn ăn 1 tí là đầy bụng; ctTT phân tích xử lý thông tin rất nhanh, phải gọi là trôi tuồn tuột, như lúc bạn đọc những dòng này. Chỉ khi nào có 1 khúc nghẽn, 1 khái niệm mà bạn chưa biết đến, thì bạn mới phải dừng lại để xử lý. Bạn có biết hiệu ứng Dr. Fox ko? Thấy chưa, nếu bạn ko biết thì bạn phải dừng lại và google để hiểu đc ý này. Nếu mình dùng từ ngữ chuyên môn đao to búa lớn, thì cái flow tiêu hóa của bạn càng chậm, và bạn có cảm giác như lượng thông tin tăng lên. Nhưng thật ra thì lượng thông tin vẫn là mỗi câu 1 ý nhỏ, mỗi đoạn 1 ý lớn, chỉ là do bạn nhận ra cái ctTT của bạn nó… bé. ctTT càng to (nhiều kiến thức) thì khả năng đọc hiểu phân tích càng tốt. Có thể bạn đọc những dòng này nhưng ko hiểu gì hết, bạn thấy no hoặc ngán, ko muốn đọc tiếp (do trong đầu đầy chữ mà chưa kịp phân tích để hiểu). Nhân tiện nói về hiệu ứng Dr. Fox, đại khái là nếu bạn có khả năng diễn thuyết tốt, hài hước, nhiệt tình, và nói những thứ cao siêu ngay cả bạn cũng ko hiểu; thì người ta vẫn sẽ cho rằng bạn pro vãi nồi. Và với low expressiveness (độ biểu cảm/biểu đạt thấp), chỉ tập trung chuyên môn mà ko nói nhảm, người ta mới phân biệt đc bài diễn thuyết xịn vs. xàm lol. Nhờ cái ảo tưởng “ăn nhiều” này mà mấy ông diễn viên hài đội lốt tiến sĩ mới ăn nên làm ra.
Cũng giống như việc học, giáo viên phải chèn thêm sự hài hước vào thì học sinh mới tiếp tục học dù ngán. Một khía cạnh, ví dụ khác về vụ tiêu hóa (phân tích, tổng hợp thông tin) này là việc biết 1 ngôn ngữ khác. If you don’t know english, you don’t understand this sentence. Nếu như bạn ko biết tiếng anh, thì bạn ko hiểu mình nói gì ở câu trước. ctTT của bạn ko có cơ chế tiêu hóa những thứ đc biểu hiện bằng tiếng anh. Giống như việc ctVL của khoảng 60% dân châu Á ko có enzymes để tiêu hóa lactose (1 loại đường trong sữa). Hoặc con người có thể nhai rau cỏ bằng miệng, nhưng ko có hệ khuẩn ruột để hoàn toàn tiêu hóa chất xơ như bò hay gấu. Trong rau cỏ vẫn có tất cả các chất mà cơ thể người cần, nhưng nó có thêm 1 layer – thành tế bào cellulose, thế là loài người chỉ có thể ăn rau cỏ như 1 chất nhuận tràng, ko hấp thụ đc gì nhiều.
Chỉ cần encode thêm 1 layer hay đổi layer ngôn ngữ thì thông tin sẽ khó tiêu hơn hẳn. Trong kinh thánh có câu chuyện tháp Babel, đại khái là ngày xưa loài người dùng 1 ngôn ngữ nên mọi người đều hiểu nhau và đoàn kết, trong 1 thời gian ngắn loài người đã tiến bộ nhanh vcl, và họ muốn xây 1 cái tháp tên là Babel cao chọc trời. Chúa đéo ưng, thế là hô biến mỗi tộc nói 1 ngôn ngữ khác nhau, và thế là loài người rạn nứt, cái tháp ko bao h đc xây. Càng thêm layer thì thông tin càng cụ thể, bị định hình; ý tưởng của bạn bị giới hạn bởi ngôn ngữ. Ý này chắc ai đọc 1984 của George Orwell với khái niệm “newspeak” sẽ hiểu, viết vắn tắt ở đây thì hơi bôi bác. Toán học có lẽ là ngôn ngữ chung và phổ cập nhất thế giới.
Thôi move on. You are what you eat. Muốn ctVL khỏe mạnh thì phải ăn uống đủ chất điều độ. Muốn CTTT khỏe mạnh thì phải tiếp thu thông tin ở nhiều khía cạnh và điều độ. Trẻ ko chơi già mất nết; học kiến thức chuyên môn nhiều quá thì dễ thành nerd và có nguy cơ bị đụt. Phải tiếp thu kiến thức về kĩ năng giao tiếp và thường thức nghệ thuật thì sống mới vui. Ko có skill giao tiếp, lúc nào cũng gồng 1 mình cũng cực lắm, với nhiều lúc mình có khúc mắc chỉ cần hỏi thằng bạn 5 phút là ra, nhưng do 1 mình nên phải tự mò 2-3 tiếng. Giống như chỉ ăn protein ko mà ko thèm ăn carb thì thận phải làm việc nhiều, do phải phân giải protein thành glucose hoặc xài pathway khác, tốn kém và lãng phí hơn. Với ăn thịt ko thì ngán lắm, có tí rau củ quả nữa thì bữa ăn nó mới ngọt. Đấy là quan điểm cá nhân, chứ nếu bạn quen rồi và thấy khỏe thì mình ko ý kiến. Trường hợp ngược lại, bạn chỉ ăn mì gói, để dành tiền đi ăn kem uống trà sữa; high carb and low everything diet, thì cơ thể bạn sẽ nát vl; bởi vì bạn thiếu protein và nucleic acids và mấy vitamins cần thiết để xây dựng tế bào, cơ bắp, duy trì và cải tiến hệ thống; cơ thể chỉ đi xuống chứ ko đi lên đc…
Cái này giống như đi làm kiếm tiền cho qua ngày (ăn mì gói), về nhà chơi mấy cái fast easy dopamine như xem porn, xem hài nhảm, lướt social media…(ăn kem uống trà sữa). Nhắc lại là nếu bạn thấy khỏe thì chúc mừng, mình ko có ý kiến gì. Mình thấy đầy người sáng ra đã lo nhậu, ngày ăn dĩa đậu phộng hay trái xoài với bú rượu, mà vẫn sống vui nhăn răng.
Tạm xong phần tiêu hóa, bây h mới tới phần hay ho hơn, đó là bodybuilding và aestheticism. Ở đoạn trên có nói là trong quá trình tổng hợp, tế bào nhận tín hiệu từ môi trường (hormones, electrical impulse,…) để nhận ra xu hướng của môi trường để phản ứng bằng cách tổng hợp chất dựa trên DNA. Ví dụ như khi bạn vận động nhiều, nâng tạ nặng, đánh nhau… đấy là môi trường thay đổi. Não kích thích tín hiệu điện, phần não hypothalamus sản xuất GnRH; GnRH kích thích pituitary gland sản xuất hormones FSH và LH, 2 hormones này kích thích hòn dái sản xuất testosterone; hàm lượng testosterone trong máu cao hơn, các tế bào nhận nhiều tín hiệu hơn thì sẽ có xu hướng phân bào và tổng hợp protein cần thiết để xây dựng cơ bắp xịn hơn. (mình ngu học lâu quá rồi ko biết câu chuyện này có còn đúng ko). Cơ bắp đc cải tiến thì bạn càng vận động nhiều hơn, nâng tạ nặng hơn, đánh nhau chiến hơn… lặp lại vòng tròn. Nếu bạn ko vận động, cơ thể thừa mứa năng lượng, nhưng ko có tín hiệu “cần phải cải tạo cơ bắp”, thì thức ăn sau khi phân giải sẽ đc tổng hợp thành mỡ thay vì cơ bắp. Hoặc như protein sau khi phân giải mà ko đem xài thì sau 24h sẽ bị đào thải qua đường nước tiểu, vừa uổng phí vừa mệt thận. Bạn càng nhiều mỡ thì bạn cảm thấy nặng nề hơn, làm biếng hơn, lại càng ít vận động hơn. Rồi bạn càng thừa năng lượng, và tích nhiều mỡ hơn. Vòng tròn lại lặp lại. Chốt lại là, nên ăn những thứ CTVL có khả năng TIÊU HÓA, và bạn phải XÀI những thứ bạn ăn thì bạn mới phát triển được, nếu ko thì năng lượng tích tụ dưới dạng mỡ, trở thành gánh nặng cho cơ thể và mất thẩm mĩ.
CTTT cơ bản là tập hợp của các ý tưởng, liên hệ với nhau theo hệ thống, xu hướng. Hồi xưa mình hay dùng khái niệm program hay thói quen để mô tả cái này. Khi bạn cày 1 quyển sách; bạn đang tiêu hóa thức ăn. Điều kiện đầu tiên là bạn phải đủ khả năng phân tích đống thông tin đó, aka phân giải thức ăn.
Đơn giản là chỉ cần hiểu được ý của từng chữ, từng câu, từng đoạn thôi. Sau đó là quá trình tổng hợp, biến nó thành của bạn và dùng đc. Có khái niệm gọi là “cone of learning” khá là hay, tự search. Nếu bạn ko dựa vào trí nhớ mà vẫn có thể lặp lại những thứ bạn đọc thì coi như bạn xong với quá trình tổng hợp.
Nhưng ý tưởng bạn phân tích từ quyển sách, đc tổng hợp ra cái gì thì lại phụ thuộc vào context là hệ tư tưởng và hành động của bạn. (giống như thức ăn đc tích thành mỡ hay cơ là tùy vào môi trường bạn tạo ra cho cơ thể).
Art của Kazuo Kamimura