“Những kẻ săn người cư trú xã hội ta.” (Stefan Verstappen, Defense Against the Psychopath)
Người thái nhân cách (Psychopath) là những kẻ săn người. Chúng ép buộc, thao túng, lừa dối, ăn cắp, lừa gạt, lạm dụng và tước đoạt mạng sống mà không cảm thấy tội lỗi hoặc hối hận. 1 chuyên gia hàng đầu về chứng thái nhân cách, Robert Hare, ước tính rằng có 1% dân số là thái nhân cách; trong khi nhà tâm lý học lâm sàng Martha Stout đề xuất rằng con số này gần 4%. Các nghiên cứu chỉ ra rằng người thái nhân cách rất điển hình trong thế giới điều hành doanh nghiệp và chính trị. Trong Video này, chúng tôi sẽ tìm hiểu tâm lý học của người thái nhân cách bởi kiến thức này có thể giúp ta giảm thiểu thiệt hại mà chúng gây ra cho mình, những người ta quan tâm và nhân loại nói chung.
“…so với các chứng rối loạn lâm sàng chủ yếu khác, rất ít nghiên cứu có hệ thống dành cho tính thái nhân cách, dù nó chịu trách nhiệm cho sự đau khổ và xâu xé xã hội nhiều hơn tất cả các chứng rối loạn tâm thần khác cộng lại. Người thái nhân cách xuất hiện ở mọi thành phần xã hội, và rất có khả năng…bạn sẽ có cuộc đụng độ đau đớn hoặc nhục nhã với chúng. Cách phòng thủ tốt nhất đó là hiểu về bản chất của những kẻ săn người đó.” (Robert Hare, Without Conscience)
Các cá nhân như Ted Bundy, Charles Manson hoặc Jeffrey Dahmer là những người được hầu hết nghĩ ngay đến khi nói về kẻ thái nhân cách và trong khi những cá nhân đó là kẻ thái nhân cách, họ đại diện cho 1 thái cực của chứng rối loạn này. Hầu hết người thái nhân cách, thay vì gây ra tội ác bạo lực, tham gia vào hành động vô đạo đức nằm ngoài tầm ngắm của hệ thống tư pháp hình sự; họ sẽ bạo hành thành viên gia đình, hoặc hờ hững với hạnh phúc, họ sẽ lừa tiền người khác, nói dối 1 cách bệnh lý, hoặc thao túng người khác vì đích đến ích kỷ.
“…nhiều người không biết gì về chứng rối loạn này, hoặc nếu có, họ chỉ nghĩ về…những người vi phạm pháp luật nhiều lần 1 cách rõ ràng, và người nếu bị bắt sẽ bị tống giam…hầu hết [người thái nhân cách] không bị tống giam. Họ ở ngoài kia thế giới cùng tôi và bạn.” (Martha Stout, The Sociopath Next Door)
Lý do hầu hết chúng ta kiềm chế việc thường xuyên lợi dụng và gây hại người khác là vì ta sở hữu lương tâm. Ta đồng cảm với sự đau khổ của người khác, và nếu ta tạo ra 1 nỗi đau khác, ta cảm thấy tội lỗi. Người thái nhân cách không có lương tâm, và họ thiếu khả năng cảm thấy đồng cảm và tội lỗi. Trên thực tế, người thái nhân cách không cảm nhận được tình yêu, tình bạn, hoặc bất kỳ liên kết cảm xúc nào với người khác. Nếu người thái nhân cách duy trì mối quan hệ với người khác, đó chỉ là vì họ thấy người đó như 1 vật sở hữu, tài nguyên hoặc công cụ. Khoảng không cảm xúc tồn tại trong trái tim kẻ thái nhân cách khiến họ có khả năng liên tục tham gia vào hành động gây hại người khác.
“Ngay cả các chuyên gia lão luyện và có kinh nghiệm cũng cảm thấy đáng sợ khi họ nhìn phản ứng của 1 người thái nhân cách với sự kiện gây đau thắt ruột gan hoặc nghe anh hay cô ta ngẫu nhiên miêu tả 1 hành vi phạm tội tàn bạo như thể 1 quả táo đã được gọt vỏ hoặc con cá bị moi hết ruột gan.” (Robert Hare, Without Conscience)
Hoặc như ông tiếp tục:
“[Người thái nhân cách là] người tự cho mình trung tâm, nhẫn tâm và không biết hối hận, thiếu đồng cảm sâu sắc và khả năng hình thành mối quan hệ cảm xúc ấm áp với người khác, 1 người vận hành mà không có ràng buộc lương tâm. Nếu bạn nghĩ về điều đó, bạn sẽ nhận ra điều bị thiếu ở bức tranh này đó là đặc tính cho phép con người sống hòa hợp về mặt xã hội.” (Robert Hare, Without Conscience)
Thay vì những kết nối cảm xúc tạo ra ý nghĩa trong cuộc đời người thường, cuộc đời nội tâm của người thái nhân cách bị thúc đẩy bởi nguyên lý khoái lạc và nhu cầu phấn khích liên tục. Nhiều người thái nhân cách bị nghiện rượu, nghiện ma túy hoặc tình dục, và tham gia vào các hành vi cực kỳ rủi ro. Nhưng chất kích thích quyến rũ nhất với 1 người thái nhân cách là quyền lực. Cho dù họ là tội phạm nhà nghề, người ăn bám thất nghiệp, quản lý cấp trung, CEO, 1 nhà tài chính, quan chức, hoặc chính trị gia, tâm trí của người thái nhân cách bị ám ảnh với việc kiểm soát người khác. Hay như Martha Stout giải thích:
“Phần thưởng giành được có thể bao quát từ thống trị thế giới cho đến bữa trưa miễn phí, nhưng nó luôn là trò chơi tương tự – kiểm soát, khiến người khác giật nảy mình, “chiến thắng””. (Martha Stout, The Sociopath Next Door)
Robert Hare chia sẻ 1 đoạn trích từ báo cáo tâm lý về 1 người thái nhân cách tên Earl:
“Điều nổi bật nhất về Earl đó là sự ám ảnh của anh ta với quyền lực tuyệt đối. Anh chỉ coi trọng người khác khi họ tuân theo ý muốn hoặc có thể bị ép buộc hoặc thao túng để làm điều anh ta muốn. Anh liên tục đo lường triển vọng lợi dụng người khác và tình huống.” (Robert Hare, Without Conscience)
Trong khi từ góc nhìn thuận lợi của mình, người thái nhân cách đang chịu đựng chứng rối loạn tinh thần nghiêm trọng, người thái nhân cách không thấy mình có vấn đề gì và đôi khi thẳng thắn tuyên bố rằng “tình trạng” của họ là phước lành. Thiếu đi gắn bó cảm xúc và không thể cảm nhận đồng cảm và tội lỗi ban cho họ 1 lợi thế chưa từng có trong cái gọi là thế giới làm mọi giá để thành công (Dog-eat-dog world) – hoặc đó là họ nói vậy. Ví dụ, Ted bundy gọi cảm giác tội lỗi là “cơ chế kiểm soát xã hội không lành mạnh” “gây ra điều tồi tệ tới cơ thể.” Với việc họ nhìn nhận tính thái nhân cách là lợi ích, sẽ không ngạc nhiên gì khi nỗ lực “phục hồi” người thái nhân cách thất bại thảm hại. Khi tóm tắt tài liệu về cái gọi là “phép điều trị” cho chứng thái nhân cách, Robert Hare giải thích:
“…nhiều tác giả viết về chủ đề này nhận xét rằng chương ngắn nhất ở bất kỳ cuốn sách nào về thái nhân cách nên là chương về phép điều trị. Kết luận trong 1 câu chẳng hạn như, “Không tìm thấy bất kỳ phép điều trị hiệu quả nào,” hoặc “Không có gì hiệu quả cả,” là phần tóm tắt chung trong các bài đánh giá học thuật của tài liệu.” (Robert Hare, Without Conscience)
Để biến vấn đề tồi tệ hơn, người thái nhân cách nổi tiếng là khó xác định. Bởi mặc dù bên trong họ khác với ta như đêm và ngày, nhưng bên ngoài thì họ ngụy trang bản chất săn mồi của mình bằng cái mà nhà trị liệu thế kỷ 20 Hervey Cleckley gọi là “mặt nạ lành mạnh”. Người thái nhân cách giống những sinh vật săn mồi bắt chước ngoại hình và hành vi của con mồi. Trong bài báo Snake in the Grass, nhà tâm lý học Daniel Jones giải thích rằng: “Có những con nhện ở Úc mang mùi và hành xử như kiến: 1 số thuyết phục tới nỗi lũ kiến sẽ cho phép 1 con nhện sống vĩnh viễn như là 1 trong số chúng. Con nhện đó sau đấy sẽ đánh chén những người bạn mới, nhưng nó sẽ không ăn hết, hoặc thậm chí là 1 số lượng đáng kể; thay vào đó, nó khai thác nguồn dự trữ 1 cách chậm rãi, bền vững và theo thời gian.” (Daniel Jones, Snake in the Grass)
Như nhện Úc, ở sân khấu xã hội, người thái nhân cách hay tỏ ra bình thường. Trên thực tế, họ có khuynh hướng quyến rũ, lôi cuốn và tự tin hơn hầu hết mọi người. Sự cám dỗ xã hội này 1 phần là chức năng của sự thật rằng người thái nhân cách trải qua ít căng thẳng, sợ hãi, và lo âu hơn phần còn lại. Nhưng nó cũng là kết quả của khả năng ngoại lệ khi nói dối về quá khứ, thành tựu và tính cách theo 1 hướng gây mê hoặc, và đôi lúc làm tê liệt tâm lý nạn nhân họ.
“Hầu hết nạn nhân tôi biết trong công việc mình đã báo cáo rằng sự gắn bó ban đầu với 1 người [thái nhân cách] và việc họ tiếp tục kết giao mặc dù người đó khiến họ đau đớn, là kết quả trực tiếp của việc người đó có thể quyến rũ như nào. Vô số lần, tôi đã thấy nhiều người lắc đầu và đưa ra các câu nói như, “Anh ta là người quyến rũ nhất tôi từng gặp,” hoặc “Tôi cảm thấy mình hiểu rất rõ cô ấy,” hoặc “Anh ta có 1 cái năng lượng mà người khác không có.” (Martha Stout, The Sociopath Next Door)
May mắn thay, có những vết nứt trong mặt nạ lành mạnh của người thái nhân cách. 1 trong số vết nứt đó là cảm giác tự cao tự đại 1 cách bệnh lý, điều mà người thái nhân cách nhận thấy là không thể giấu. Hoặc như Robert Hare giải thích:
“Người thái nhân cách có quan điểm ái kỷ và bị thổi phồng quá mức về giá trị và tầm quan trọng của bản thân, tính vị kỷ và ý niệm về quyền lợi thực sự đáng kinh ngạc, và nhận thấy bản thân họ là trung tâm vũ trụ, là con người siêu việt được bảo đảm khi sống theo nguyên tắc riêng mình.” (Robert Hare, Without Conscience)
Con mắt của người thái nhân cách cũng có thể tiết lộ bản chất săn mồi của họ, như 1 số nạn nhân báo cáo rằng nhìn vào mắt của người thái nhân cách giống như nhìn vào mắt của 1 loài bò sắt; cho dù tâm trạng họ như nào, đôi mắt họ giữ nguyên – trống rỗng, lạnh lùng, dữ dội và đáng lo ngại. Điểm chung giữa mắt 1 người thái nhân cách và bò sát là 1 trong những nguồn gốc của câu chuyện hoang đường đương thời rằng có tồn tại 1 chủng tộc bò sát hình người.
“1 số người đáp lại cái nhìn vô cảm của người thái nhân cách bằng sự lo lắng đáng kể, gần như thể họ cảm thấy mình là con mồi tiềm năng trước sự hiện diện của kẻ săn mồi. Người khác có thể hoàn toàn bị áp đảo và đe dọa, có thể thậm chí bị kiểm soát, mà không hiểu rõ điều gì đang xảy đến với họ. Bất kể ý nghĩa tâm lý của cái nhìn đó là gì, rõ ràng là giao tiếp bằng mắt cường độ cao là 1 yếu tố quan trọng trong khả năng thao túng và chi phối người khác của vài kẻ thái nhân cách.” (Martha Stout, The Sociopath Next Door)
1 cách khác để nhìn thấu mặt nạ lành mạnh của kẻ thái nhân cách đó là tập trung vào cách nói chuyện của họ. Người thái nhân cách cảm thấy khó duy trì 1 câu chuyện mạch lạc; câu nói của họ thường mâu thuẫn và rải rác sự trái nhau. Họ thường nhảy từ 1 chủ đề không liên quan tới 1 chủ đề khác, và khi bị hỏi, họ được biết đến là trả lời theo cách không liên quan với cái được hỏi.
“Người thái nhân cách nổi tiếng là không trả lời câu hỏi đặt ra cho họ hoặc trả lời theo 1 cách dường như không đáp lại câu hỏi.” (Robert Hare, Without Conscience)
Vài kẻ thái nhân cách cũng kèm lời nói của mình với chuyển động tay quá mức. Các nhà nghiên cứu tin rằng chuyển động tay của 1 người thái nhân cách là chức năng của cách bộ não họ xử lý từ ngữ, ý tưởng và cảm xúc. Nhưng chuyển động tay cũng đóng vai trò như chiến thuật lừa gạt; họ làm người nghe phân tâm và khó nắm bắt những mâu thuẫn và lời dối của họ. Robert Hare giải thích về 1 người thái nhân cách trải qua thẩm định tâm lý:
“Câu chuyện của anh ta đi kèm với những chuyển động tay mở rộng và nét mặt cường điệu – 1 màn trình diễn kịch tính khiến người phỏng vấn của chúng tôi mù mờ trước điều diễn ra.” (Robert Hare, Without Conscience)
Gốc rễ nguyên nhân của chứng thái nhân cách vẫn là ẩn số, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng người thái nhân cách sinh ra với khuynh hướng mắc phải thái nhân cách; nói cách khác, họ là sản phẩm của tự nhiên, không phải nuôi dưỡng.
“…không có các phát hiện cơ thể thuyết phục nào liên kết tới đặc tính cốt lõi của [chứng thái nhân cách] – tức là, sự thiếu vắng lương tâm – với ngược đãi thời thơ ấu…Trên thực tế, có vài bằng chứng cho thấy [người thái nhân cách] bị ảnh hưởng ít bởi trải nghiệm ban đầu hơn là [người không bị thái nhân cách].” (Martha Stout, The Sociopath Next Door)
Trong khi người thái nhân cách đã gây tai họa cho mọi xã hội xuyên suốt lịch sử, vấn đề về sự tồn tại của họ đã được khuếch đại bởi các xu hướng đương thời hướng tới tập trung hóa chính trị. Chính phủ đang vươn vòi của họ tới càng nhiều lĩnh vực hơn của cuộc đời, các thể chế toàn cầu đang cố đặt toàn bộ địa cầu dưới cùng 1 ách chuyên chế, và sự phát triển của công nghệ đang tạo ra tiềm năng cho 1 hình thái cai trị toàn trị mang tính xâm lấn hơn bất kỳ điều gì xuất hiện trước đó. Bởi người thái nhân cách thèm khát quyền lực, bởi họ vốn là những kẻ lừa dối quyến rũ, khôn khéo và không bị ràng buộc bởi đồng cảm, nỗi sợ, lo âu và tội lỗi, sẽ hợp lý khi ước đoán rằng 1 vài kẻ thái nhân cách bị hấp dẫn hoặc tích cực củng cố ở các vị trí quyền lực chính trị. Trong cuốn Political Ponerology, bác sĩ tâm thần người Ba Lan Andrzej Łobaczewski đề xuất cái tên chế độ bệnh lý học (Pathocracy) cho kiểu hệ thống chính trị mà những kẻ thái nhân cách cai trị, và trừ khi nhiều người hơn nhận thức về mối đe dọa của tầng lớp săn mồi này, kiểu cai trị trên có thể trở thành hiện thực phát triển mạnh mẽ.
“Tôi sẽ chấp nhận việc đặt tên chế độ bệnh lý học cho hệ thống chính quyền…trong đó 1 thiểu số nhỏ bệnh lý nằm quyền kiểm soát xã hội của người thường…nếu 1 cá nhân trong vị trí quyền lực chính trị là thái nhân cách, người đó có thể tạo ra đại dịch thái nhân cách ở người về bản chất không bị thái nhân cách…Dưới các tình cảnh như vậy, không lĩnh vực cuộc đời nào có thể phát triển bình thường, dù là trong kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, hành chính, vân vân. Chế độ bệnh lý học dần dần làm tê liệt mọi thứ.” (Andrzej Łobaczewski, Political Ponerology)