Vào năm 1940, George Orwell viết:
“Gần như chắc chắn là ta đang bước vào kỷ nguyên của các chế độ độc tài toàn trị – một kỷ nguyên mà tự do tư tưởng ban đầu sẽ là tội lỗi chết người và sau đó là trừu tượng vô nghĩa. Cá nhân tự chủ sẽ bị dập tắt sự sống.” (George Orwell, Inside the Whale)
Tiểu thuyết Dystopia mang tên 1984 của George Orwell là tác phẩm viễn tưởng, nhưng phần lớn những gì nó miêu tả trong đó phản ánh hiện thực chính trị của nhiều quốc gia ở quá khứ và hiện đại.
“Ít nhất ba phần tư những gì Orwell thuật lại ko phải Utopia tiêu cực, mà là lịch sử.” (Umberto Eco)
Nhắc về thời gian ở trong Belgrade dưới Chế Độ Cộng sản, Lawrence Durrell viết rằng: “Đọc [cuốn 1984] trong xã hội Cộng Sản thực sự là một trải nghiệm vì con người có thể thấy nó xung quanh mình.”
Trong Video này, chúng tôi sẽ khám phá một số điểm tương đồng giữa hệ thống toàn trị của thế kỷ 20 và của tác phẩm 1984 đến từ Orwell, và điều hiển nhiên là có nhiều nét đặc trưng của chế độ toàn trị này đang tái xuất hiện ở thế giới hiện đại. Cuộc tìm hiểu này sẽ được tiến hành với sự thừa nhận rằng chủ nghĩa toàn trị dựa trên sự ủng hộ đám đông, và do đó, các xã hội đương thời cần rất nhiều người rút lại sự ủng hộ kiểu cai trị bạo tàn này. Ngay sau khi cuốn 1984 được xuất bản, Orwell giải thích:
“Bài học rút ra từ tình thế ác mộng nguy hiểm này là một bài học đơn giản. Đừng để nó xảy ra. Nó phụ thuộc vào ta.” (George Orwell)
Chủ nghĩa toàn trị là hệ thống chính trị mà theo đó một bộ máy nhà nước tập trung cố gắng kiểm soát hầu như mọi khía cạnh cuộc sống. “Mọi thứ bên trong nhà nước, ko gì nằm ngoài nhà nước, ko gì chống lại nhà nước.”, nhà độc tài người Ý Mussolini đã nói một cách cô đọng.
Trong khi chủ nghĩa toàn trị có thể xuất hiện dưới lớp vỏ của vô vàn ý thức hệ chính trị, vào thế kỷ 20, chủ nghĩa cộng sản và phát xít đã mang tới sự hỗ trợ về mặt ý thức hệ cho kiểu cai trị này. Chủ nghĩa phát xít và cộng sản thường được xem là hai cực đối lập trên quang phổ chính trị, nhưng theo cách chúng được đưa vào thực tiễn ở thế kỷ 20, cả hai hệ thống này đều thể hiện những đặc tính của nhà nước toàn diện, kiểm soát mọi thứ. Cả hai đều dùng vũ lực và tuyên truyền để đạt quyền lực, đè bẹp tự do kinh tế và dân sự, bóp nghẹt nền văn hóa, tham gia giám sát hàng loạt, và khủng bố công dân bằng chiến tranh tâm lý và cuối cùng là giam giữ hàng loạt và thảm sát hàng loạt. Nói về Chủ Nghĩa Cộng Sản Nước Nga của Stalin và Phát Xít Đức của Hitler, Orwell giải thích:
“Cả hai chế độ, xuất phát từ hai cực đối nghịch, nhanh chóng phát triển thành hệ thống tương tự nhau – một hình thức chủ nghĩa tập thể đầu sỏ.” (George Orwell)
Ở hệ thống chính trị cộng sản và phát xít của thế kỷ 20, và trong cuốn 1984, chế độ toàn trị duy trì sự kiểm soát chặt chẽ lên dân số thông qua sử dụng nỗi sợ được tạo nên.
“Các nhà lãnh đạo toàn trị, dù ở cánh tả hay hữu, biết rõ cách tận dụng…nỗi sợ…hơn ai hết. Chúng phát triển từ hỗn loạn và hoang mang,,, Chiến thuật nỗi sợ là một trong những chiến thuật đáng giá nhất của chúng.” (Joost Meerloo, Rape of the Mind)
Giám sát liên tục công dân là công cụ bổ sung trong kho vũ khí của chế độ toàn trị trong cuốn 1984. Việc giám sát ko chỉ cho phép kiểm soát công khai người dân hiệu quả hơn mà thậm chí còn gây ra hoang tưởng khiến cho họ ít dám bước ra lằn ranh. Đầu tiên, sự giám sát này có được thông qua công nghệ trên màn ảnh đài truyền hình được lắp đặt trong nhà mỗi người và trên khắp đường phố, và như Orwell giải thích:
“Màn ảnh đài truyền hình tiếp nhận và phát đồng thời…Tất nhiên chẳng có cách nào để biết liệu mình đang bị theo dõi ở bất kỳ khoảnh khắc nào hay ko…Thậm chí có thể tưởng tượng rằng họ theo dõi mọi người mọi lúc. Nhưng bằng mọi giá, họ có thể cắm dây vào bạn bất kỳ khi nào họ muốn: Bạn phải sống – sống theo thói quen trở thành bản năng – với nhận định rằng mỗi tiếng động bạn tạo ra bị nghe lỏm, và ngoại trừ bóng đêm, từng cử động bị soi mói.” (George Orwell, 1984)
Thứ hai, giám sát hàng loạt công dân được thực hiện bởi chính công dân trong cuốn 1984. Mỗi người theo dõi người khác, và họ lần lượt bị theo dõi bởi người khác. Biểu cảm vô tội nhất, một câu nói vô thưởng vô phạt khi Big Brother xuất hiện trên màn ảnh truyền hình, được báo cáo cho Thought Police và được xem là “tội ác tư tưởng” (Thoughtcrime) hoặc “tội ác vẻ mặt” (Facecrime) – như bằng chứng cho thấy một người bất trung và che giấu gì đó.
“Ta ko thể chấp nhận được rằng một tư duy sai lệch nên tồn tại ở bất kỳ đâu trên thế giới, cho dù nó có thể bí mật và bất lực tới đâu.”, Orwell dùng nhân vật O’Brien giải thích. (George Orwell, 1984)
Ở Nước Nga thời Stalin, Aleksandr Solzhenitsyn chú giải rằng người ta chẳng bao giờ có thể chắc chắn liệu hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp, người đưa thư, hay thậm chí là gia đình của người đó trong vài trường hợp, sẽ báo cáo tới cảnh sát ngầm một câu lỡ lầm, một lời chỉ trích Stalin hay Chủ Nghĩa Cộng Sản. Bởi nếu chúng được báo cáo, số phận của họ thường sẽ bị định đoạt: cảnh sát sẽ gõ cửa vào nửa đêm và ngay sau đó, anh ta sẽ được tặng bản án tiêu chuẩn là “tenner” – nghĩa là 10 năm lao động khổ sai trong trại tù Gulag. HÌnh thức giám sát này tạo ra tình trạng xã hội trong đó hầu hết công dân chấp nhận thói đức giả và nói dối như một lối sống, hay như Solzhenitsyn giải thích trong cuốn The Gulag Archipelago:
“Nói dối mãi mãi trở thành hình thức tồn tại an toàn duy nhất…Từng lời nói có thể bị nghe lỏm bởi ai đó, từng nét mặt bị ai đó quan sát. Do đó, mọi lời nói, nếu nó ko nhất thiết là lời dối trực tiếp, thì dù sao cũng bị buộc ko được mâu thuẫn với lời dối phổ biến, thông thường. Có tồn tại một tập hợp các cụm từ, nhãn được làm sẵn, một sự chọn lọc lời dối được làm sẵn.” (Aleksandr Solzhenitsyn, Gulag Archipelago)
Bên cạnh trạng thái sợ hãi nhan nhản, ở chế độ toàn trị còn tồn tại trạng thái bối rối và đảo lộn tinh thần lan rộng trong công dân. Joost Meerloo giải thích:
“Nhiều nạn nhân của chủ nghĩa toàn trị đã nói với tôi trong cuộc phỏng vấn rằng trải nghiệm khó chịu nhất họ đối mặt…chính là cảm giác mất đi Logic, trạng thái bối rối mà họ bị đưa vào – trạng thái mà chẳng có điều gì mang giá trị cả…họ chỉ đơn thuần ko biết cái đó là gì.” (Joost Meerloo, Rape of the Mind)
Trong cuốn 1984, sự đảo lộn tinh thần lan rộng được kích thích thông qua xuyên tạc lịch sử, và phủ trừ khái niệm sự thật khách quan. Bộ Sự Thật (Ministry of Truth) chính là thể chế xuyên tạc lịch sử.
“Mọi thứ tan biến dần trong sương mù. Quá khứ bị xóa bỏ, sự xóa bỏ bị lãng quên, lời dối trở thành thật.” (George Orwell, 1984)
Một trong những lý do chế độ toàn trị cố gắng thay đổi lịch sử là vì nó loại bỏ xã hội khỏi bất kỳ điểm tham chiếu hay tiêu chuẩn so sánh nào trong quá khứ, điều có thể gợi nhắc công dân rằng cuộc sống ở quá khứ tốt hơn rất nhiều so với hiện tại khô cằn và áp bức.
“Nhiều nhất là trong vòng 20 năm…câu hỏi lớn lao và đơn giản, ‘Liệu cuộc sống trước Cuộc Cách Mạng tốt hơn so với bây giờ?’ sẽ ko còn có thể trả lời một lần và mãi mãi nữa.” (George Orwell, 1984)
Nhưng lý do khác khiến cho lịch sử bị xuyên tạc bởi các nhà toàn trị đó là đảm bảo ko còn cội nguồn lịch sử nào để công dân có thể dựa vào đó và tìm ra chân lý, nguồn sống và sức mạnh. Trong chủ nghĩa toàn trị, chẳng thể có thông tin lịch sử nào đối nghịch hoặc chất vấn ý thức hệ chính trị đang ngự trị, cũng như bất kỳ thể chế nào như tôn giáo, thứ mang đến cá nhân một nơi ẩn náu khỏi sức ảnh hưởng của Nhà Nước. Để một chế độ toàn trị thay đổi công dân chấp nhận câu tục ngữ dậm chân vào mặt, nó cần kiểm soát quá khứ, và do vậy, như Orwell viết trong 1984:
“Từng ghi chép bị phá hủy hoặc xuyên tạc, từng cuốn sách bị viết lại, từng bức tranh bị sơn lại, từng bức tượng và đường phố và tòa nhà bị đổi tên, từng ngày tháng bị thay đổi. Và quá trình đó tiếp tục ngày qua ngày và phút qua phút. Lịch sử đã dừng lại. Ko gì tồn tại ngoại trừ hiện tại bất tận mà trong đó Đảng luôn đúng.” (George Orwell, 1984)
Cùng với việc phá hủy hoặc xuyên tạc quá khứ, sự đảo lộn tinh thần lan rộng được vun đắp thêm nữa bằng cách phá hủy niềm tin vào chân lý khách quan. Điều này thực hiện thông qua chương trình chiến tranh tâm lý. Tuyên truyền liên tục và cố tình gây rối lẫn, báo cáo mâu thuẫn và lời dối trắng trợn được bơm ra ở “các báo cáo chính thức” và thông qua phương tiện truyền thông đại chúng ở mọi giờ trong ngày. Điều được nói hôm nay ko liên quan tới những gì có thể được nói ngày mai, bởi như Orwell giải thích:
“…nhà nước toàn trị…thiết lập giáo điều tuyệt đối, và nó thay đổi chúng hàng ngày. Nó cần giáo điều, bởi nó cần sự vâng lời tuyệt đối từ thần dân nó, nhưng nó ko thể tránh khỏi những thay đổi bị sai khiến bởi nhu cầu quyền lực chính trị.” (George Orwell, Literature and Totalitarianism)
Ví dụ, trong cuốn 1984, Bộ Tài Chính (Ministry of Plenty) đưa ra thông báo rằng họ đang gia tăng khẩu phần sô cô la lên 20 gram một tuần. Orwell viết:
“Và chỉ mới hôm qua, [Winston] ngẫm nghĩ, người ta thông báo rằng khẩu phần bị giảm xuống còn 20 gram một tuần. Liệu [công dân] có thể cả tin điều đó chỉ sau 24 giờ ko? Có, họ đã cả tin…Vậy thì, chỉ mình anh ta đơn độc sở hữu ký ức?” (George Orwell, 1984)
Ngoài ra, mâu thuẫn, thói đức giả và lời dối hình thành nền tảng của ý thức hệ toàn trị. Hệ thống toàn trị coi sự nô dịch cá nhân là tự do của cá nhân anh hay cô ta; kiểm duyệt thông tin được gọi là bảo vệ sự thật; phá hủy nền văn hóa hay kinh tế được gọi là sự phát triển; chiếm đóng quân sự ở các quốc gia khác được gán nhãn là thúc đẩy tự do và hòa bình. Ở cuốn 1984, Bộ Hòa Bình (Ministry of Peace) kích động chiến tranh, Bộ Sự Thật tạo ra tuyên truyền, và Bộ Tài Chính tạo ra thiếu hụt. Ở cấu trúc kim tự tháp khổng lồ của Bộ Sự Thật có treo dòng chữ:
“CHIẾN TRANH LÀ HÒA BÌNH. TỰ DO LÀ NÔ LỆ. NGU DỐT LÀ SỨC MẠNH.”
“Ý thức hệ chính thức chứa đầy nhan nhản mâu thuẫn kể cả khi chẳng có lý do thực tế nào cho nó…Những mâu thuẫn này ko phải tình cờ.” (George Orwell, 1984)
Mục đích của chương trình chiến tranh tâm lý toàn diện này chính là làm hoang mang tâm trí của công dân bình thường. Bởi khi công dân bị tấn công bởi mâu thuẫn và lời dối và sống trong cái Orwell gọi là “thế giới ảo tưởng đang thay đổi này, trong đó đen có thể thành trắng ngày mai và thời tiết hôm qua có thể thay đổi bằng sắc lệnh”, anh hay cô ta sau cùng sẽ ko còn biết phải nghĩ gì, hoặc thậm chí là cách để suy nghĩ. Sự phân định giữa lên và xuống, sự thật và viễn tưởng, chân lý và xuyên tạc, ko chỉ bị lu mờ, mà còn mất đi tầm quan trọng. Niềm tin vào chân lý khách quan biến mất, và công dân bình thường trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào những nhân vật uy quyền bón cho anh ta ý tưởng, và theo đó, sẵn sàng đồng ý lời dối và tin vào điều vô lý nhất – miễn là những người ở tầng lớp chính trị coi nó là đúng.
Quan chức Sô Viết Gyorgy Pyatakov giải thích rằng “Bolshevik thực thụ”:
“…sẽ sẵn sàng tin rằng đen là trắng, và trắng là đen, nếu Đảng yêu cầu điều đó…ko còn phần tử nào bên trong anh mà ko hòa làm một với Đảng, ko thuộc về nó.” (Gyorgy Pyatakov)
Trong tiểu luận với tiêu đề Totalitarianism and the Lie, Leszek Kolakowski, triết gia bị lưu đày khỏi Ba Lan vì chỉ trích Cộng Sản và Mác Xít, đã viết:
“Đây chính là điều các chế độ toàn trị cố gắng ko ngừng để đạt được. Những người với ký ức – cá nhân hoặc tập thể – đã bị quốc hữu hóa, trở thành sở hữu nhà nước và có thể uốn nắn một cách hoàn hảo, hoàn toàn điều khiển được, phụ thuộc hoàn toàn vào kẻ thống trị; họ bị tước đoạt danh tính; họ bất lực và ko thể chất vấn bất kỳ điều gì họ được bảo để tin. Họ sẽ chẳng bao giờ nổi dậy, suy nghĩ, sáng tạo: họ bị chuyển hóa thành vật thể chết.” (Leszek Kolakowsk, Totalitarianism and the Lie)
Trong cuốn 1984, nhân vật chính Winston xoay sở trong phần lớn cuốn sách để đứng ra ngoài sự kìm chặt của Đảng về mặt tâm lý, và lãnh đạo Big Brother của nó, mặc cho nỗi sợ và đảo lộn tinh thần lan tràn bao trùm quanh anh. “Đả Đảo Big Brother”, anh ta viết trong nhật ký mình ở đầu cuốn sách. Tuy nhiên, sau khi bị bắt giữ bởi Thought Police và phải chịu “cải tạo”, Winston đã từ bỏ lý trí và lương tâm và bắt đầu chấp nhận lời dối. Anh ta gia nhập vào giáo phái toàn trị và trở thành một cục gạch khác cho bức tường nhà nước toàn năng. Nhắc đến Winston, Orwell viết:
“Anh ta ko thể chống lại Đảng được nữa. Bên cạnh đó, Đảng đã đúng…Nó chỉ đơn thuần là câu hỏi học cách suy nghĩ như chúng nghĩ…Cây bút chì cảm giác nặng nề và bất tiện trên ngón tay [Winston]. Anh ta bắt đầu viết xuống suy nghĩ nảy ra trong đầu. Đầu tiên, anh viết những chữ in hoa to lớn vụng về: TỰ DO LÀ NÔ LỆ. Sau đó, gần như ko ngừng nghỉ, anh viết dưới đó: HAI VỚI HAI LÀ NĂM…cơn đấu tranh đã kết thúc. Anh đã vượt lên chính mình. Anh yêu Big Brother.” (George Orwell, 1984)
Một số coi phần kết này như dấu hiệu cho chủ nghĩa bi quan của Orwell, như dấu hiệu cho thấy nhân loại sẽ tận số bởi tương lai toàn trị. Tuy nhiên, động lực của Orwell để viết nên cuốn sách này ko phải là để gây suy sụp hay khuyến khích sự thờ ơ kiểu thuyết định mệnh, mà là để cảnh báo và khuyến khích càng nhiều người hành động càng tốt. Bởi Orwell hiểu rõ như bất kỳ ai khác rằng trong trận chiến giữa chủ nghĩa toàn trị và tự do, ko ai có thể đứng ngoài cuộc. Số phận của mỗi và từng người chúng ta đều bị treo lơ lửng.
“Đừng để nó xảy ra. Điều ấy phụ thuộc vào bạn.” (George Orwell)