“Sự xuất chúng lụi tàn nếu thiếu đi nghịch cảnh.” (Seneca, Letters from a Stoic)
Cuộc đời mang đến cho ta vô vàn trở ngại và nghịch cảnh và do đó, ta sẽ nghĩ rằng, sự trôi qua đơn thuần của thời gian sẽ dạy ta cách đương đầu thuận lợi với những thử thách ngáng đường mình. Nhưng thời gian chỉ dạy kẻ sẵn lòng, và do đó, nhiều người trong số chúng ta chưa hoàn toàn sẵn sàng cho đời. Một trong những thủ phạm chính gây ra sự yếu đuối trong thời đại này là tính lan tràn của tâm lý nạn nhân. Trở thành nạn nhân giờ đây được xem như một biểu tượng danh dự. Nhưng nếu ta muốn phát triển và trở thành điều Nietzsche gọi là “người cầm lái cuộc đời thực sự.” (Nietzsche, Untimely Meditations), ta cần tách biệt bản thân ra khỏi tinh thần bất lực của thời đại này, chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình, và học cách đối đầu với những gì hiện hữu trước mắt ta.
Để đạt được thành tựu này, sự kiên cường về mặt tâm lý là điều cần thiết. Ta phải học cách vượt qua những thử thách cuộc đời mà ko bị yếu đuối và lãnh đạm hơn, như một kẻ vĩnh viễn là nạn nhân sẽ làm, đúng hơn là khỏe khoắn và khôn ngoan hơn. Hay như triết gia Khắc Kỷ cổ đại Epictetus giải thích:
“Mỗi khốn khó cuộc đời mang đến ta một cơ hội hướng vào bên trong và gọi ra những nguồn lực nội tâm bị ẩn giấu của bản thân. Những gian nan ta phải chịu đựng có thể và nên giới thiệu ta với sức mạnh của mình…Hãy đào thật sâu. Ta sở hữu sức mạnh mà bản thân có khi chẳng nhận ra. Tìm ra đúng thứ đó. Hãy sử dụng nó.” (Epictetus, The Art of Living)
Khi trau dồi sự kiên cường, điều quan trọng là phải loại bỏ niềm tin rằng tốt hơn hết là nên tránh né những trở ngại bởi vì chúng gây ra căng thẳng. Bởi như các nhà tâm lý học đã tìm ra, ko phải mọi hình thái căng thẳng đều như nhau; một số trên thực tế là các thành phần quan trọng cho một thân tâm phát triển.
“Khoa học gần đây tiết lộ rằng căng thẳng có thể khiến ta thông minh, khỏe mạnh, và thành công hơn. Nó giúp ta học hỏi và phát triển.” (Kelly McGonigal, The Upside of Stress)
Căng thẳng trong cuộc sống dù cho có lợi hoặc hại đều tùy thuộc vào cách ta phản ứng đối với nó. Nếu ta tin rằng những rào cản trước mắt mình quá nặng nề và là mối nguy cho hạnh phúc, căng thẳng mà chúng gây nên sẽ gây hại cho sức khỏe. Nhưng nếu ta áp dụng một “phản hồi trước thách thức” (Kelly McGonigal) – xem chúng như vấn đề cần phải giải quyết khi theo đuổi thành công và phát triển – căng thẳng mà ta trải qua sẽ đóng vai trò như người bạn đồng hành mang tính xây dựng; nó thúc ép ta hành động.
Nhiều người mơ về cuộc đời ko bị căng thẳng; nhưng trên thực tế, một cuộc đời như vậy sẽ nhàm chán đến mức ko thể chịu nổi. Để phát triển, ta ko nên tránh né gian truân. Thay vào đó, ta nên áp dụng một thái độ cạnh tranh hơn đối với cuộc đời mình – một cuộc đời xung đột, như cách gọi của người Hy Lạp cổ đại – và ở bất kỳ lãnh vực nào ta cống hiến hết mình, mục tiêu của ta nên là sự xuất chúng. Sống theo hướng này sẽ mời gọi rất nhiều thử thách, và nhờ đó, tạo ra kiểu căng thẳng và vật lộn có ý nghĩa mà ta cần để cảm thấy cuộc đời đáng sống. Hay như nhà văn kiêm bác sĩ Boris Cyrulnik viết:
“Hình thái tồi tệ nhất của căng thẳng là thiếu vắng đi chúng, bởi cảm giác ko có sự sống trước khi chết sẽ làm nảy sinh cảm giác trống rỗng tuyệt vọng khi đối diện với hư vô.” (Boris Cyrulnik, Resilience)
Nhưng phát triển sự kiên cường ko chỉ đơn thuần là vấn đề tìm kiếm căng thẳng và vật lộn để phục vụ những mục đích ý nghĩa. Ta cũng cần phải học cách đương đầu những hình thái nghịch cảnh nghiêm trọng hơn mà chẳng ai với tâm trí tỉnh táo sẽ tình nguyện mời gọi vào cuộc sống. Mặc dù ta muốn tin rằng những bước ngoặt tàn bạo của số phận chỉ xảy ra với người khác; ta càng sống lâu, thời điểm như vậy càng có khả năng cao xảy đến với ta hơn. Sẽ thật lý tưởng nếu câu nói của Nietzsche “Điều gì ko giết được ta sẽ khiến ta mạnh mẽ hơn.” (Nietzsche, Twilight of the Idols) đúng với mọi người. Nhưng nghịch cảnh khốc liệt thường có khuynh hướng hủy diệt con người hơn là nâng tầm. Vậy làm sao để ta có thể trở thành một trong số ít người ko bị vùi dập và tan vỡ bởi những giai đoạn đau buồn hơn của đời?
Một kỹ thuật ta có thể dùng để đạt được kiểu kiên cường này chính là điều các nhà Khắc Kỷ gọi là “dự tính trước điều xấu”. Thay vì sống với một niềm lạc quan ngây thơ rằng mọi chuyện sau cùng sẽ ổn thỏa, ta nên suy ngẫm định kỳ về việc mất đi những gì mình trân quý nhất. Họ cho rằng nếu ta có thói quen hình dung về thất bại trong sự nghiệp hay mối quan hệ, bệnh tật, sự phản bội, hay thậm chí là cái chết, ta sẽ giống như vị vua củng cố vương quốc của mình khỏi sự xâm lăng. Qua thời gian, ta sẽ phát triển một bộ giáp tâm lý giúp chịu đựng khốn khó ở đời. “Anh ta cướp đoạt những vấn nạn hiện tại đến từ sức mạnh của nó, kẻ nhận thấy trước sự xuất hiện của nó.” (Seneca, Letters from a Stoic) Seneca viết. Hay như ông giải thích sâu xa hơn:
“Tất cả mọi người sẽ tiếp cận một mối nguy hại đầy gan dạ hơn nếu họ đã chuẩn bị trước cách để đối đầu với nó. Bất kỳ ai cũng có thể chịu gian khổ tốt hơn nếu anh ta trước đó luyện tập cách đối phó với chúng. Những ai chưa chuẩn bị rất có thể bị lung lay ngay cả bởi những điều nhỏ nhặt.” (Seneca, Moral Letters to Lucilius)
Nhiều người ngại ngần tránh né kiểu thực hành này, tin rằng việc suy nghiệm về khía cạnh đen tối của cuộc đời sẽ sinh ra chủ nghĩa bi quan u ám. Bởi sau cùng, chẳng phải tốt hơn sao nếu ở lại khía cạnh tươi sáng hơn của đời? Mặc dù ngày nay con người thường giả định điều này, nhưng ko phải tất cả nền văn hóa đều tuân theo góc quan này. Trên thực tế, hai trong số những thời kỳ hoàng kim của lịch sử – Athens Cổ Đại và nước Anh thời Elizabeth – là những thời điểm thấm đậm “cảm giác bi kịch về đời”. Như nhà cổ điển học thế kỷ 20 Edith Hamilton để ý, họ có một nhận thức sáng sủa rằng cuộc đời con người bị “gắn liền với cái ác và rằng bất công [là] bản chất của mọi thứ.” (Edith Hamilton, The Greek Way).
Thế nhưng, mặc cho xu hướng suy nghiệm về điều xấu của sự sống, những thời đại này tràn đầy năng suất và ham muốn trần tục tuyệt vời. Có vẻ như khi trở nên nhận thức và chấp nhận nhiều hơn những khả năng đen tối của đời, ta ko chỉ trau dồi sự kiên cường, mà còn được thực sống. Hay như Edith Hamilton giải thích:
“Điều mà 2 giai đoạn này có chung, cách nhau 2000 năm và hơn thế nữa về mặt thời gian…có thể mang đến cho ta một vài gợi ý về bản chất bi kịch, bởi chúng cách biệt so với thời kỳ đen tối và tiêu tan, mỗi giai đoạn là đều là thời điểm mà cuộc sống được xem là cao quý, một giai đoạn của những triển vọng ly kỳ vô hạn và phức tạp. Thế giới là một nơi diệu kỳ; nhân loại thì đẹp đẽ; sống một cuộc đời trên đỉnh sóng. Hơn tất thảy, niềm vui sâu sắc của chủ nghĩa anh hùng đã khuấy động trái tim mỗi con người. Chẳng phải chất liệu dành cho bi kịch, đúng chứ? Nhưng ở trên đỉnh con sóng, một người phải cảm thấy hoặc bi thảm hoặc vui; anh ta ko thể cảm thấy nhạt nhẽo.” (Edith Hamilton, The Greek Way)
Phát triển sự kiên cường rõ ràng ko dành cho người yếu tim – nhưng phần lớn cuộc đời cũng ko dành cho người như vậy. Do đó, để bản thân có cơ hội tốt nhất ko chỉ cho sự bền bỉ mà còn là phát triển, ta nên chối từ lời cám dỗ của việc trở thành nạn nhân và cố hành xử giống một triết gia hơn, theo nghĩa cổ xưa.
“Trở thành một triết gia ko chỉ đơn thuần là mang những suy nghĩ tinh tế, hay thậm chí thành lập một trường phái…nó là sự giải quyết một số vấn đề trong đời, ko chỉ về mặt lý thuyết, mà còn là thực tiễn.” (Henry David Thoreau, Walden)
Vấn đề có lẽ nghiêm trọng nhất của đời chính là cách để luôn mạnh mẽ và quả quyết giữa những gánh nặng và đòn giáng của đời. Và để giải quyết vấn đề này, mỗi trí khôn thôi là chưa đủ, ta còn cần phải trau dồi tính kiên cường. Hay như triết gia Khắc Kỷ Cổ Đại Epictetus khuyên nhủ:
“Hãy lấy tỉ dụ từ các bậc thầy đấu vật. Có phải cậu ta đã ngã xuống? Hãy đứng dậy, đứng dậy lần nữa, họ nói; vật lộn lần nữa đến khi ngươi biến bản thân mình mạnh mẽ. Đó chính là kiểu thái độ ngươi nên có…Bởi sự hủy hoại lẫn cứu rỗi đều có nguồn cội bên trong ngươi.” (Epictetus, Discourses)