Soren Kierkegaard, triết gia người Đan Mạch thế kỷ 19 và là cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh, đã đưa ra một sự phân định thú vị giữa trầm cảm và tuyệt vọng. Kierkegaard vật lộn với cơn trầm cảm từ thời thơ bé cho đến khi chết ở tuổi 42, viết vào một trong những nhật ký của mình rằng: “Theo nghĩa sâu lắng nhất, tôi là một cá nhân bất hạnh, từ lúc ban sơ gắn liền với nỗi đau khổ này đến nỗi đau khổ khác giống như cơn điên loạn, một nỗi khổ có nền móng sâu sắc hơn trong mối quan hệ khuyết sót giữa thân tâm…”
Kierkegaard cho rằng cơn trầm cảm mà ông liên tục vật lộn là một rối loạn tâm lý, một căn bệnh đến từ “mối quan hệ khuyết sót” giữa thân tâm. Tuy nhiên, Kierkegaard ko coi bản thân trầm cảm như một lời nguyền, và trên thực tế, ông thường nhắc đến nó như là một phước lành trong những cuốn nhật ký của mình: “Tuy vậy, thật là một phước lành ko thể diễn tả khi tôi bị trầm cảm tâm lý như đã từng.”
Kierkegaard nghĩ rằng cơn trầm cảm chỉ trở thành một lời nguyền khi nó đi cùng với sự tuyệt vọng. Ông tuyên bố rằng sự tuyệt vọng ko phải là một rối loạn tâm lý, giống như trầm cảm, mà nó là một rối loạn tinh thần. Mặc dù con người có thể mắc chứng trầm cảm cực kỳ khó để lay chuyển, Kierkegaard nghĩ rằng một cá nhân vẫn được tự do duy trì hy vọng rằng cuộc sống của anh/cô ta ko chỉ sẽ và có thể cải thiện, mà họ còn có cơ hội để học những bài dạy quý giá từ cuộc tranh đấu với cơn trầm cảm của mình và trau dồi sức mạnh nội tại.
Nói cách khác, trong khi người trầm cảm đang vật lộn với nỗi thống khổ về mặt tinh thần và cảm xúc, người tuyệt vọng chính là kẻ rũ bỏ mọi hy vọng và thất bại trong việc nhận ra bài học quý giá vốn có trong cuộc vật lộn với cơn trầm cảm. Trên thực tế, từ “tuyệt vọng” có liên quan với từ “desepoir” của tiếng Pháp, có nghĩa là phủ nhận hy vọng. Theo Kierkegaard, miễn là con người còn duy trì hy vọng, họ sẽ khỏe mạnh về mặt tinh thần mặc dù mắc phải chứng trầm cảm. Tuy nhiên, một khi con người rũ bỏ hy vọng, họ sẽ rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong mọi tình trạng có thể xảy ra: tuyệt vọng và theo đó là nghèo nàn tinh thần.
Như Gordon Marino giải thích trong cuốn “Kierkegaard in the Present Age”: “Ko xa lạ gì khi nghe thấy chứng trầm cảm được miêu tả như là “địa ngục trên trái đất”, thế nhưng về phía Kierkegaard, ta có thể thấy một người hoàn toàn có khả năng sống trong địa ngục như vậy và vẫn ở trong trạng thái tinh thần tráng kiện.
Với Kierkegaard, điều quan trọng nhất khi đấu tranh với cơn trầm cảm nằm ở cách họ liên kết với nó. Một thái độ hy vọng và mạnh mẽ khi đối diện với cơn trầm cảm là điều biểu thị cho sức khỏe tinh thần của con người.