“Với tất cả những điều con người được phép thể hiện, họ có thể tự hỏi: Việc giấu đi có nghĩa lý gì? Nó nên chuyển sự chú ý ra khỏi đâu?…Họ tự lừa dối mình đến mức nào bằng hành động này?” (Friedrich Nietzsche, The Dawn)
Con người là bậc thầy lừa dối. Xuyên suốt cuộc đời, chúng ta lừa dối người khác vì ý định, niềm tin, và hành động của mình. Nhưng điều tác động mạnh mẽ hơn cả là cách ta lừa dối bản thân mình, trong Video này, ta sẽ tìm hiểu hiện tượng tự lừa dối bản thân, lý do chúng ta làm điều đó, mối nguy hại phát sinh từ nó, và liệu ta có thể thoát khỏi những trò lừa gạt có hại và trong quá trình này, cải thiện được cuộc sống của mình hay ko.
Con người là sinh vật ko hoàn hảo, mỗi người chúng ta đều mang khuyết điểm theo muôn vàn cách khác nhau. Ta gây ra vô số lỗi lầm, thất bại trong nhiều nỗ lực và là nạn nhân của những thói hư tật xấu. Thế nhưng, bất chấp những điều này, chúng ta có một nhu cầu căn bản đó là nghĩ tốt về bản thân. Ta muốn tin rằng mình là người tốt và rằng con đường đời ta đã chọn là một con đường cao cả. Cách dễ nhất để dung hòa nhu cầu về một hình tượng bản thân tích cực với sự hiện hữu của những khuyết điểm và thiếu sót đó chính là che giấu những khiếm khuyết của mình, khỏi chính bản thân cũng như người khác.
Trong cuộc theo đuổi này, ta thường thành công trong việc lừa dối bản thân mình hơn là che đậy các khuyết điểm khỏi những người thân cận. Điều này đã được diễn tả bởi nhiều nhà quan sát sâu sắc tình cảnh con người, qua các nền văn hóa và xuyên suốt lịch sử nhân loại. Một đoạn văn nổi tiếng trong cuốn The New Testament viết rằng: “Sao ngươi dòm thấy cái rác trong mắt anh em ngươi, mà chẳng thấy cây đà trong mắt mình?” Trong khi một câu tục ngữ cổ của người Nhật cũng truyền tải thông điệp tương tự: “Dầu ta thấy bảy tật xấu ở người khác, ta lại ko thấy mười tật xấu ở bản thân mình.”
Lừa dối bản thân vì tính cách thiếu sót của mình đôi khi được gọi là sự che giấu nội tâm. Nhưng sự dối lừa bản thân còn mang hình thái khác gọi là “sự che giấu bề ngoài”, theo đó ta phủ nhận các khía cạnh, hay sự kiện của thế giới bên ngoài đe dọa đến hình tượng bản thân mình. Ví dụ, người tin rằng họ là kẻ cuốn hút có thể sẽ chẳng để tâm tới những ám hiệu xã hội chỉ ra sự thực rằng người khác ko ưa họ.
Che giấu bên trong lẫn bên ngoài tạo ra điều có thể được gọi là “lời nói dối cao cả”. Nó chính là câu chuyện viễn tưởng ta kể với bản thân mình để duy trì hình tượng bản thân tích cực khi đối diện với những khuyết sót của mình. Trong khi có một hình tượng bản thân tích cực là điều có ích, nhưng vấn đề lại nảy sinh khi quá phụ thuộc vào việc che giấu bên trong và bên ngoài. Bởi, nếu sự dối lừa bản thân trở nên quá phô trương hiện thực, ta sẽ giống như một cá nhân băng qua vực thẳm sâu hoắm bằng một cây cầu có kết cấu tồi tệ. “Vực thẳm chính là bản thân cuộc đời”, Leo Tolstoy viết trong cuốn Anna Karenina của mình, “cây cầu là cuộc sống nhân tạo.” Trong khi cây cầu mang tên dối lừa bản thân có thể trụ vững nhiều năm liền, ta sẽ luôn đối mặt với nguy cơ đứt gãy cây cầu và ta sẽ buộc phải đối mặt với vực thẳm cuộc đời – thứ mà ta sẽ ko có đủ khả năng để đương đầu sau nhiều năm lừa dối chính mình, và phủ nhận, thay vì đối diện với khuyết điểm.
Có nhiều trường hợp trong cuộc sống khi mà sự dối lừa bản thân bắt đầu nao núng, mang đến một cơ hội để phá vỡ bản ngã sai lệch – một quá trình tuy khó khăn nhưng lại cực kỳ có lợi về lâu dài. Tuy nhiên, vào những thời điểm đó, đối diện với viễn cảnh kinh hãi rằng tính cách của họ theo nhiều chiều hướng được xây dựng dựa trên một lời nói dối, thì khả năng cao con người sẽ chạy trốn xa hơn theo hướng ngược lại, chồng chất lại chồng chất thêm lừa dối. Để làm được điều này, chúng ta sẽ thuận theo các lề thói hàng ngày thoải mái, bận bịu với những mối quan tâm xã hội, tích lũy nhiều của cải vật chất hơn, và tìm đến sự che chở của tính tuân thủ:
“Có nhiều loài côn trùng bảo vệ bản thân khỏi những kẻ tấn công nó bằng cách tung lên một đám mây bụi mù. Tương tự vậy, con người theo bản năng bảo vệ bản thân anh ta khỏi sự thật… bằng cách tung lên đám mây các con số.” (Soren Kierkegaard, Provocations)
Trong khi sự tuân thủ và thực hiện các vai trò xã hội có thể giúp củng cố cây cầu mang tên lừa dối bản thân, điều này sau cùng có thể trở thành lời nguyền hơn là phước lành. Bởi cuộc đời hữu hạn, ta tốt hơn hết nên nhận thức rõ về lời dối lừa của mình trong khi ta vẫn còn thời gian để thay đổi. Nhưng đáng buồn thay, thường chỉ khi con người ở ngưỡng cửa cái chết, họ mới nhận ra sự hão huyền và sai lệch của cuộc đời mình tại thời điểm đó.
Ý tưởng này được minh họa trong cuốn The Death of Ivan Ilyich, một trong những kiệt tác của Leo Tolstoy. Nhân vật chính là một thẩm phán người Nga đạt được nhiều thành công khi đang vươn lên đứng đầu xã hội nước Nga. Tuy nhiên, trong lúc tận hưởng thành quả lao động của mình, anh bị căn bệnh nan y hành hạ và chiêm nghiệm sâu sắc về ý nghĩa cuộc đời, bị ám ảnh bởi một cảm giác đay nghiến rằng cuộc đời anh ta đã bị lãng phí:
“Cứ như thể tôi đang xuống dốc trong khi tưởng tượng mình đang đi lên. Và thực sự điều đó là vậy. Tôi từng đi lên bằng dư luận, nhưng đồng thời cuộc sống cũng rời xa tôi. Và bây giờ, mọi sự đã an bài và chỉ còn cái chết đang chờ đợi.” (Leo Tolstoy, The Death of Ivan Ilyich)
Đoạn văn này của Tolstoy đánh thẳng vào bản chất của mối nguy hại khi phải sống lệ thuộc vào sự dối lừa bản thân. Duy trì ảo tưởng đòi hỏi một lượng thời gian và sức lực khổng lồ và nó thường chuyển hướng sự tập trung của ta sang những mưu cầu phù phiếm. Vì lẽ đó, khả năng tham gia vào các kế hoạch và phấn đấu vì mục tiêu dẫn tới một cuộc đời đủ đầy hơn bị bó hẹp rất nhiều. Để đảm bảo ta ko đối diện với số phận tương tự mà Ivan Ilyich mắc phải, điều quan trọng là ta cần có một cái nhìn thành thực hơn về bản thân và con đường đời mà sự dối lừa đã dẫn ta tới. Trong khi hầu hết chúng ta đã dành nhiều năm, nếu ko muốn nói là thập kỷ, lệ thuộc vào những lời dối lừa bản thân, ta vẫn còn khả năng phá hủy bản ngã sai lệch này. Sự dối lừa bản thân bắt nguồn từ niềm tin nằm ở một thời điểm nào đó trong quá khứ mà ta nghiêm túc để tâm, bởi chính nhận thức về sai lầm và nỗi đau đi cùng với chúng là điều tạo ra những lời dối lừa ngay từ ban đầu. Do đó, sâu thẳm bên trong, sẽ ko nguôi ngoai khi nói rằng chúng ta đều biết cách để lừa dối bản thân.
Nietzsche đề xuất một con đường có thể biến những lỗi lầm trở nên dễ chịu hơn đó là nhìn nhận quá trình phát triển tính cách của ta tương đồng với sự sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật. Ở giai đoạn ban sơ, một tác phẩm nghệ thuật chứa nhiều khuyết sót, tuy nhiên, một người họa sĩ lừa dối bản thân về những khuyết sót này sẽ chẳng bao giờ tạo ra được bất kỳ điều gì đáng giá. Thay vào đó, một họa sĩ chân chính phải học cách nhìn nhận lỗi sai và thực hiện những bước sửa chữa cần thiết. Một số khuyết sót có thể nằm ngoài khả năng sửa chữa của họ, nhưng thay vì giả vờ chúng ko tồn tại, người họa sĩ có thể cố gắng tìm một mục đích cho chúng để đóng góp vào tác phẩm nói chung. Tương tự vậy, với nhận thức về lỗi sai của mình, ta có thể cố vượt qua chúng y như một người họa sĩ, hoặc khi điều này ko khả thi, hãy chấp nhận và xem chúng như một sự biểu lộ tính độc nhất của mình:
“Để “mang nét đặc trưng” cho tính cách – một nghệ thuật vĩ đại và hiếm có. Nó được trui rèn bởi những người nghiên cứu mọi điểm mạnh và yếu thuộc về bản chất họ và sau đó đưa chúng vào một kế hoạch nghệ thuật cho đến khi từng điểm trong số đó xuất hiện như nghệ thuật và lẽ phải và thậm chí điểm yếu cũng là điều tuyệt trần.” (Friedrich Nietzsche, The Gay Science)
Để thành công trong cách tiếp cận này, theo như Nietzsche, ta nên khắc tạo bản thân mình dưới “sự bó buộc của một sở thích duy nhất” – chọn một kế hoạch cuộc đời để làm kim chỉ nam cho sự sáng tạo của ta. Thiếu đi sự bó buộc này, ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản thân trong cái triển vọng, tức là, bị lấn át bởi vô vàn lựa chọn về điều nên làm và người ta nên trở thành. Nhưng trước khi ta có thể chọn một kế hoạch cuộc đời phù hợp, ta phải nhận thức về điểm yếu và sai sót mà sự lừa dối của ta đang che đậy, bởi một cái nhìn toàn cảnh hơn về bản thân sẽ giúp ta thấy rõ lựa chọn nào thực sự mở ra cho mình.
“Do đó, kẻ tìm kiếm bản ngã chân thật nhất, mạnh mẽ nhất, sâu thẳm nhất phải xem lại danh sách một cách thận trọng, và chọn ra một cái duy nhất để đánh cược sự cứu rỗi của mình. Tất cả những bản ngã khác theo đó trở nên hư ảo.” (William James, The Principles of Psychology)
Để mang tới trái ngọt đến từ sự sáng tạo bản ngã mới mẻ này, Nietzsche đề xuất rằng việc sử dụng sự lừa dối có thể vẫn là điều cần thiết. Tuy nhiên, sự lừa dối trong trường hợp này ko nên bắt nguồn từ nhu cầu che giấu khuyết điểm của mình, bởi điều này sẽ chỉ dẫn tới sự trì trệ. Thay vì trở thành điều Nietzsche gọi là “những nhà thơ thực thụ và kẻ sáng tạo liên tục cho cuộc đời”, ông ủng hộ việc sử dụng hình thức tinh tế của lừa gạt giống như một công cụ để bắt đầu quá trình chuyển đổi thành bản ngã ta đang cố gắng trở thành. Nietzsche nhận ra rằng chính những hành động của ta mới là điều báo trước một sự thay đổi trong cảm xúc và hệ thống niềm tin. Do đó, nếu một người muốn cố gắng làm lại chính mình, họ sẽ cần hành động theo một cách hơi gian dối lúc ban đầu. Hay nói cách khác, họ cần hành động y như người họ vẫn chưa trở thành, nhưng muốn trở thành. Hay như Nietzsche khuyên nhủ trong cuốn Human, All Too Human:
“Khi một người nhiệt thành mong muốn giống điều gì đó trong thời gian dài, thì sau cùng sẽ rất khó để người ấy trở thành bất kỳ điều gì khác. Nghề nghiệp của hầu hết mọi người, ngay cả họa sĩ, đều bắt đầu từ tính đạo đức giả, bằng sự bắt chước từ bên ngoài và làm theo những gì hoạt động hiệu quả. Một người luôn đeo mặt nạ biểu lộ sự thân thiện sau cùng phải lấy được sức mạnh vượt qua tâm tính nhân từ, mà thiếu đi nó, nét thân thiện ko còn hiệu quả nữa – và sau cùng những tâm tính này có được sức mạnh kiểm soát anh ta, và anh trở thành kẻ nhân từ.” (Friedrich Nietzsche, Human, All Too Human)
Việc đi theo con đường này và cố làm lại bản thân chắc chắn sẽ là điều rủi ro. Nó đòi hỏi ta chịu đựng nỗi đau thấu trời khi vạch mặt sự dối lừa bản thân của mình, và khiến ta có tiềm năng bị chế nhạo. Tuy nhiên, lựa chọn ở trên cây cầu lung lay của sự dối lừa bản thân sau cùng có thể gây ra nhiều đau khổ hơn thế. Bởi như Ivan Ilych trong truyện của Tolstoy, chúng ta đang có nguy cơ lãng phí cuộc đời và chỉ nhận ra mình thực chất đã “xuống dốc”, như Tolstoy đã nói “hơn là đi lên” khi mọi sự đã quá muộn. Do đó, trong khi ta còn thời gian thay đổi, sẽ thật khôn ngoan khi để tâm tới lời khuyên của tác gia nổi tiếng người Nga mang tên Fyodor Dostoevsky:
“Sau cùng, đừng tự dối bản thân. Kẻ tự dối chính mình và nghe theo lời dối đó sẽ đến 1 lúc ko thể phân biệt sự thật bên trong mình, hay xung quanh mình, và chính vì lẽ đó mất đi mọi sự tôn trọng dành cho bản thân và người khác.” (Fyodor Dostoyevsky, The Brothers Karamazov)