Sáng đi bộ phơi nắng với giao tiếp với mấy con chó cái đầu nó pop up vài idea về việc làm từ thiện. (Bên cạnh đó tôi cũng ngộ thêm mấy cơ chế giao tiếp mà ko dùng từ ngữ – non verbal,khá hay, mốt rảnh chém).
1 . Vài cách làm từ thiện organic xịn sò.
Ngồi ngẫm nghĩ hồi lâu thì làm từ thiện bản chất là giúp người khác chơi game đời easy hơn, xã hội vận hành tốt hơn – ít khắc nghiệt ít bullshit hơn. Từ cái giải thích này thì ta thấy có cả tỉ cách làm từ thiện. Từ nhỏ nhặt là giúp bà hàng xóm nghèo vài kg gạo, cho ông ăn xin hộp cơm, cho đến to lớn là đóng góp cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu dân sinh (trường dạy nghề, trại mồ côi…).
Cơ mà có vài cơ chế ẩn trong cách thức làm từ thiện mà tôi mới nghĩ ra sáng nay. Có một kiểu làm từ thiện rất hay là hoàn thành xuất sắc những việc mình làm trong đời sống hàng ngày aka tu thân với làm ăn – làm việc tạo ra dịch vụ, sản phẩm tốt nhất có thể trong tầm tay của mình.
Nghe ảo ảo đúng không. Tôi cũng thấy ảo lòi. Hahahaha.
Nó kiểu vầy. Feng cố gắng hoàn thành xuất sắc những việc mình làm là feng đang cố gắng tạo phẩm (chất). Phẩm có thể coi là phẩm cách phẩm chất tốt. Ví dụ như kĩ lưỡng, tỉ mỉ, can đảm, siêng năng, khiêm tốn, biết nghĩ cho người – từ bi, khôn ngoan, khéo léo, nhanh nhẹn, can trường… Khi feng có những cái phẩm đó thì feng làm gì – tương tác với ai thì hành động, sản phẩm của feng sẽ tạo dư âm – echo lên tâm thức (hay vô thức đại loại vậy) của người khác. Một cách vô hình chung là feng đã vô tình cấy hạt giống một loại phẩm chất nào đó lên người khác thông qua việc tương tác với họ, dĩ nhiên là nếu feng có phẩm đó.
Cơ chế này dễ thấy nhất là con cái và cha mẹ. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Cha mà lười biếng, hư nhược, vô trách nhiệm thì khó mà bảo con. Nhưng cha mà chịu khó làm ăn, cẩn thận, tu dưỡng thì những cái hạt giống phẩm chất đó sẽ được truyền qua cho con.
Có phẩm tốt thì cũng có phẩm xấu. Phẩm xấu có nhiều ví dụ như bạc nhược, yếu đuối, lười biếng, xạo loz, thích ngồi trên đầu người,… feng có mấy cái phẩm này thì đời feng khổ, toàn đụng chuyện sida không đâu.
Feng càng có cơ hội tương tác, gây ảnh hưởng tới nhiều người thì feng càng có nhiều đất để phát tán phẩm (tốt – xấu) của mình đối với họ.
Xã hội càng có nhiều người có phẩm tốt thì vận hành càng mượt mà, nhẹ nhàng, ít chuyện chướng tai gai mắt. Xã hội mà toàn bọn phẩm ghẻ có ảnh hưởng thì chỉ có từ loạn đến loạn vkl. trong Kinh Thánh có một đoạn rất hay khắc hoạ ý này.
Trong Cựu Ước, tức là phần đầu và là phần cũ, của Thánh kinh Kitô giáo, khi dân hai thành Sodom và Gomorrah trở thành tội lỗi quá, Thiên Chúa nhất định trừng phạt hai thành này. Abraham, tổ phụ của dân Do Thái, năn nỉ với Chúa hãy tha tội cho 2 thành nếu ông tìm được 50 người công chính – là người tin vào Chúa và làm những điều Chúa dạy. Chúa đồng ý, Abraham tìm không được 50 người. Ông bèn xin Chúa hạ xuống 45 người, cũng không tìm ra, ông lại trả giá xuống 40 người, rồi 30 người, 20 người, và cuối cùng là 10 người. Chúa đồng ý, nhưng Abraham vẫn không tìm ra được chỉ 10 người công chính, thế là cả hai thành bị thiêu rụi.
Người công chính theo ý tôi hiểu là người có phẩm chất tốt.
Phẩm (tốt – xấu) có tính lây lan rất mạnh. Nhận thức ăn nội dung – vô thức ăn niệm. Từ cái phẩm chất đó mà sẽ sinh ra niệm. Niệm nói đơn giản là tổng hoà của ý niệm, cảm xúc, trạng thái tâm… cái này nó dính vào aura thần thái hành động lời nói của feng. Gần như là ko thể fake được. Cho dù feng có chém gió xạo loz hay cỡ nào mà phẩm feng như coin card thì vô thức người ta cũng nhận ra mà né. Còn phẩm feng ngon thì feng có dùng từ ngữ dung dị thì vô thức của người ta cũng tiếp nhận nồng nhiệt.
Vô thức – một cách bản năng vẫn hướng đến những giá trị chân thiện mỹ thật sự.
Xã hội nhân tạo với những cơ chế nhân tạo lại tạo ra những cái giả chân thiện mỹ hay nói cách khác là chân thiện mỹ phông bạt, chân thiện mỹ hình tướng. Phẩm đẹp tốt không hề hiện diện trong những thứ này mà chỉ toàn phẩm xấu trá hình. Đơn cử dễ thấy nhất là Tham lam danh vọng tiền tài trá hình từ bi. Từ đây ta đến với ý 2.
2. Vì sao chân từ thiện là từ thiện không phô trương
Từ đây ta mới thấy sự thâm diệu của người xưa với 1 quote xịn khác trong Kinh Thánh.
“Khi làm việc lành phúc đức, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống như bọn đạo đức giả thưởng biểu diễn, cốt để người ta khen. Còn anh, khi bố thí, đừng cho ta trái biết việc tay phải làm”
Xưa tôi nghĩ là làm thiện thì cứ thoải mái khoe để xã hội biết, có động lực mà bắt chước làm từ thiện. Giờ mới nhận ra sự ấu trĩ. Đối với việc làm thiện thì đại kỵ là sự khoe khoang. Thông báo việc thiện để hút sự ủng hộ thì ok, nhưng hành động mà đã ướm màu khoe khoang thể hiện ta đây làm thiện thì sẽ việc thiện sẽ mất linh.
Như trên đã chém thì khi ta làm gì thì vô thức của người khác sẽ vô tình, gián tiếp mà được cấy hạt giống phẩm chất của ta. Làm từ thiện là hệ quả hình tướng đến từ gốc rễ của phẩm từ bi. Phẩm từ bi là một loại phẩm tối thượng giúp lập trình xã hội vận hành theo hướng hiệu quả nhất. Cá nhân tôi thấy phẩm từ bi hơn hẳn phẩm trí tuệ, can đảm, công bình…trong việc giải quyết những vấn đề của xã hội. Thật sự thì chưa cần từ bi mà chỉ cần ai trong chúng ta cũng nghĩ đến – tôn trọng quyền lợi của người khác khi làm một thứ gì đó thì hầu hết vấn đề của xã hội đã được giải quyết rồi. Mấy feng thử ngẫm xem đúng ko.
Đơn cử nhất là những tiện ích văn minh mà chúng ta đang thụ hưởng là đến từ sự hi sinh dấn thân của biết bao thế hệ, những anh hùng không tên, không được vinh danh.
Quay lại từ thiện. Với việc giả từ thiện aka từ thiện vì danh lợi chứ không đơn thuần vì thiện thì người được nhận từ thiện đó chỉ đơn thuần là tiếp nhận hành động, vật chất chứ KHÔNG ĐƯỢC ẢNH HƯỞNG – CẤY tâm từ bi.
Đây là chỗ thâm diệu của cổ nhân. Dù muốn hay không thì khi ta được một thùng mì chai nước lúc khốn khó thì ta sẽ rất biết ơn người chi ta. Tâm ta sẽ sinh niệm rằng xã hội vẫn còn người tốt chứ không chỉ đơn thuần là đạp lên nhau mà sống. Với cái lòng tin đơn sơ đó mà một chuỗi việc thiện khác sẽ sinh. Xã hội này còn tốt đẹp, ta tin nó, và ta muốn làm chút gì đó cống hiến cho nó, đúng vậy, một chút – dù chỉ là một chút. Một mùa xuân nho nhỏ – lặng lẽ dâng cho đời – dù là tuổi 20 – dù là khi tóc bạc. Với cái tâm thế đó thì ta sẽ đem đi chia nửa thùng mì với nửa chai nước cho bà chín cuối xóm vì nghễnh ngãng mà quên ra lấy phần từ thiện. Rồi thằng con thằng em ta thấy ta làm như vậy thì tâm nó cũng sẽ được cấy hạt giống từ bi đó. Ồ, cha mình cũng thương người dữ, lúc khó khăn vầy mà cũng không quên san sẻ.
Tâm thằng bé dù muốn dù không thì cũng sẽ được cấy hạt giống từ bi. Tới đây thì bỗng có một cơ chế ẩn mang tính phần thưởng dành cho người cha mang tính từ bi. Dù muốn dù không thì thằng bé cũng sẽ sinh lòng ngưỡng mộ thán phục cha nó. Sau này cha nó dạy gì thì cũng dễ hơn, hay nếu cha nó có làm sai thì thằng bé cũng dễ tha thứ – lúc cha nó sai thì tâm nó cũng khởi niệm, dù gì ổng cũng là người tốt, thôi bỏ qua. Rồi bà chín cuối xóm sau đợt lũ mỗi lần đi ăn hủ tíu ngay chợ sẽ không ngớt kể câu chuyện về việc người cha chia cho bả nửa thùng mì lúc khó khăn: \”thằng đó lầm lì cục súc vậy mà tốt quá bay\”.
Rồi nó sẽ lan ra cô bán hủ tíu,cô bán hủ tíu nhìn bà già kể vậy cái cổ cũng ngại ngùng khi cho mấy viên gia vị vớ vẩn vào nồi nước lèo. Từ đó cổ nhất quyết không bỏ đồ bậy vào mà chịu hầm xương đàng hoàng.Rồi ông chồng ham cờ bạc của cổ thấy cổ tự dưng chịu hi sinh phần lời để nấu nồi hủ tíu xịn, khách ăn đến khen cả vùng có mỗi chỗ cô nấu đàng hoàng vầy, mẹ già bịnh của tôi chỉ chịu ăn chỗ của cô, ổng nhìn cái sự tán thưởng chân thành đó cái tâm ổng lay động, bỏ cờ bạc đá gà, chí thú phụ vợ làm ăn. Thằng con bỏ học mê game của cô bán hủ tíu thấy cha mẹ mình vậy trong lòng cũng sinh sự xấu hổ mà xem lại cách sống của mình…
Đây là một ví dụ cho cơ chế tâm từ bi có thể giúp lập trình xã hội ra sao.
Nhưng sẽ ra sao nếu người cha ban đầu nhận thùng mì chai nước xong. Vừa nhận xong thì thấy đứa cho mình than khổ khi đi làm từ thiện, rồi 20p sau thấy nó post quảng cáo sản phẩm loz què gì đó. Dù muốn hay không thì tâm ổng cũng kiểu: ôi dkm nó làm vì danh vì lợi chứ từ thiện chỉ là một phần. Lòng tốt chân thật và tâm từ bi đã không được cấy đầy đủ. Mà tâm từ bi không có thì tự dưng ổng quên việc share mì cho bà già cuối xóm. Ko có share mì thì cũng ko có chuyện bà già cuối xóm đi kể cho cô bán hủ tíu, cô bán hủ tíu vẫn bỏ đồ xàm vô nồi nước kèo, ông chồng vẫn mê đá gà, thằng con vẫn nghiện game.
Bởi ông bà ta vẫn sâu sắc với câu \”của cho không bằng cách cho\”. Vật chất thì quí đó nhưng nếu được tiến hành một cách khiêm tốn, bài bản thì việc từ thiện sẽ tròn vị, ý nghĩa và hiệu quả hơn với rất nhiều giá trị cao đẹp và phẩm chất được cho đi một cách gián tiếp.