“Thi thoảng hãy chịu đựng việc bị cười nhạo; nhìn xung quanh mình, và để bản thân tạm lánh vừa đủ để biết mình thực sự là ai.” (Epictetus, Discourses)
Lẽ thường nói với ta rằng quan tâm tới ý kiến người khác một chút là điều hữu dụng khi vun đắp những mối quan hệ tốt đẹp và duy trì sự gắn kết xã hội. Nhưng hầu hết mọi người đều quan tâm quá đà về những gì người khác nghĩ và trong Video này chúng ta sẽ tìm hiểu xem điều này gây hại tới sức khỏe tâm lý của ta như nào. Sau đó, ta sẽ nhìn vào cách trở nên thoải mái hơn khi bị chế giễu, từ chối và thái độ khinh khỉnh của người khác có thể làm gia tăng đáng kể cơ hội sống một cuộc đời đủ đầy của ta như nào.
“Điều này chưa bao giờ làm tôi hết ngạc nhiên: tất cả chúng ta yêu bản thân mình nhiều hơn người khác, nhưng bận tâm tới quan điểm của họ nhiều hơn của mình.” (Marcus Aurelius, Meditations)
Ở thế giới Phương Tây hiện đại, con người chú ý rất nhiều vào việc có được sự phê chuẩn xã hội và ưa nhìn trong mắt người khác, và điều này tạo ra những người đàn ông và phụ nữ phát triển trì trệ. Bởi vì sự phê chuẩn xã hội chủ yếu đến từ một điều – thành công ở thế giới bên ngoài, hay ít nhất là bề ngoài của nó. Chức danh công việc, của cải vật chất, kích cỡ tài khoản ngân hàng, ngoại hình và lựa chọn thời trang của ta, địa vị của những người mà ta kết giao, những thứ đó là điều mang lại sự phê chuẩn nhiều người thèm muốn. Nhưng định hướng quá đà vào thế giới con người, nơi chốn và đồ vật ko phải là cách sống lành mạnh bởi như Jung đã viết:
“Người hoàn toàn chú ý tới bên ngoài ko bao giờ hài lòng với những gì cần thiết, thèm muốn theo đuổi ko ngừng một điều gì đó phù hợp với thiên kiến càng nhiều càng tốt, anh luôn tìm kiếm bên ngoài bản thân mình. Anh hoàn toàn quên rằng, mặc dù có tất cả thành công bên ngoài, bên trong bản thân anh vẫn y xì đúc… Rõ ràng là cuộc sống bên ngoài con người có thể được tô điểm tốt hơn nhiều, nhưng những thứ đó mất đi ý nghĩa khi tâm hồn ko theo kịp chúng.” (Carl Jung, Psychology and Religion)
Jung ko phải người khổ hạnh phủ nhận giá trị của thành công vật chất, thay vào đó quan điểm của ông là nếu thiếu đi một tâm hồn được tô điểm và tốt hơn, hay những gì góp phần vào trạng thái Psyche của ta, thành công bên ngoài sẽ chẳng khiến ta giàu có hơn tẹo nào. Ta có thể bao quanh bởi vô vàn của cải vật chất, ta có thể đạt được lý tưởng xã hội đương thời về cái đẹp và phong cách, những người bạn đồng trang lứa có thể ngưỡng mộ ta, nhưng nếu tâm hồn bị bỏ bê, thì sự sầu khổ và đau đớn sẽ ám ảnh những năm tháng của ta, hay như Jung giải thích:
“Được thỏa mãn “những điều cần thiết” [đến từ thành công bên ngoài] chắc chắn là một nguồn hạnh phúc vô giá, tuy nhiên, tâm hồn vẫn tiếp tục đưa ra yêu sách của nó, và điều này ko thể đáp ứng bằng những của cải bên ngoài. Và tiếng nói này càng ít được nghe thấy khi theo đuổi những thứ rực rỡ của thế gian này, thì tâm hồn lại càng trở thành nguồn gốc của điều họa vô đơn chí và bất hạnh ko thể lý giải trong hoàn cảnh sống có kết cục được mong đợi là hoàn toàn khác biệt. Sự ngoại hiện hóa cuộc sống biến thành cơn khổ đau ko thuốc chữa, bởi ko ai có thể hiểu lý do vì sao anh ta tự làm khổ bản thân… Đó là căn bệnh của người phương Tây…” (Carl Jung, Psychology and Religion)
Ngoại hiện hóa: Externalization, là cơ chế phòng vệ vô thức, trong đó một cá nhân phóng chiếu những nét đặc trưng bên trong chính mình vào thế giới bên ngoài, nhất là vào những người khác. Ví dụ một người hay thích cãi cọ có thể nhìn nhận người khác là những kẻ thích cãi cọ và bản thân anh ta thì vô tội.
Nhưng nếu 1 sự định hướng quá đà tới thế giới bên ngoài và đi kèm theo đó là bỏ bê phát triển tâm hồn chính là căn bệnh của phương Tây, vậy lời giải là gì? Ta nên tránh xa con đường của sự tuân thủ – bởi tuân thủ có nghĩa là tìm kiếm sự phê chuẩn xã hội thông qua lý tưởng thành công bên ngoài – và ta nên định hướng lại cuộc đời để mang tới nhiều trật tự, hài hòa, và sức mạnh hơn cho Psyche của mình. Nói cách khác, ta phải sống một cuộc đời chánh đáng hơn, một cuộc đời lưu tâm đến lời gọi của tâm hồn, hay như triết gia thế kỷ 16 tên Michel de Montaigne giải thích:
“Bất kể nó là gì đi nữa, cho dù là nghệ thuật hay thiên nhiên, thứ đã khắc sâu lối sống bằng cách tham chiếu những người khác bên trong chúng ta này, nó gây hại nhiều hơn lợi. Ta lừa dối bản thân về những gì thực sự hữu dụng đối với ta để mang tính phù hợp vào quan điểm chung. Ta ít quan tâm đến sự thật thực lòng của tâm hồn hơn là cách ta được công chúng biết tới.” (Montaigne, On Vanity)
Nhưng để trở thành một trong số ít ngừng sống bằng cách tham chiếu người khác đòi hỏi phải loại bỏ nỗi sợ bị cười chê, chối bỏ và phản đối của người khác. Bởi người sợ những điều đó sẽ mãi là một người tuân thủ và do đó dễ bị mắc phải căn bệnh mà Jung đã nói. Và chính vì vậy, khi nhận ra rằng nỗi sợ hãi được giảm thiểu tốt nhất bằng cách tiếp xúc với đối tượng mình sợ, ta có thể chuyển sang thực hành triết lý cổ đại đó là cố ý hành xử theo cách gây ra sự phản đối của xã hội. Thượng nghị sĩ Roma tên Cato, một môn đồ của triết học Khắc Kỷ, sống vào thế kỷ thứ nhất Trước Công Nguyên chính là người ủng hộ cách thực hành này và như William Irvine viết trong cuốn sách A Guide to the Good Life: The Ancient Art of Stoic Joy của mình:
“[Một] cách để vượt qua nỗi ám ảnh có được sự ngưỡng mộ của người khác đó chính là cố gắng làm những thứ có khả năng gây ra sự khinh thường của họ… Cato chủ ý phớt lờ các quy tắc thời trang. . . Theo như Plutarch, Cato làm điều này ko phải vì “muốn khoác lác”; ngược lại, ông ăn vận khác người để bản thân quen với việc “chỉ xấu hổ với những gì thực sự ô danh, và phớt lờ quan điểm hèn mọn của họ về những điều khác.” Nói cách khác, Cato chủ đích làm những điều gây ra sự khinh thường của người khác để ông có thể thực hành cách phớt lờ sự khinh bỉ của họ.” (William Irvine, A Guide to the Good Life: The Ancient Art of Stoic Joy)
Một hình tượng nổi tiếng khác sử dụng kiểu thực hành này chính là Diogenes the Cynic sống vào thế kỷ 4 Trước Công Nguyên. Gần như mọi ngày, Diogenes thực hiện hành động gây nên sự chế giễu, hắt hủi và khinh thường. Chẳng hạn như 1 ví dụ sau, ông ta sẽ đi lùi vào sân khấu, đi ngược lại dòng người đi ra ngoài với mục đích để cho bản thân ông làm quen với hành động ko-phù hợp. Khi ông làm điều này, mọi người sẽ nhạo báng và chất vấn mục đích của ông, theo đó ông trả lời như sau:
“Các ngươi ko cảm thấy ái ngại khi đi sai hướng trong cuộc đời, nhưng phỉ báng tôi vì dám đi ngược lại?” (Diogenes the Cynic, Sayings and Anecdotes)
Diogenes tách rời bản thân mình ra khỏi bất kỳ mối bận tâm nào mà mọi người dành cho ông thành công đến nỗi ông có được một mức độ tự do mà hầu hết chỉ dám mơ tưởng – xiềng xích đến từ quan điểm của người khác ko còn bó chặt ông, gánh nặng của sự phê chuẩn xã hội ko đè lên ông và thay vì định hình cuộc đời để trông ưa nhìn trong con mắt người khác, mục đích duy nhất của ông chính là trau dồi một bản thân vĩ đại thông qua làm chủ cơ thể và tâm trí.
“Khi ai đó nói với Diogenes rằng, ‘Mọi người cười vào ông kìa’, ông đáp lại, ‘Và những con lừa chắc chắn sẽ cười nhạo họ; nhưng cũng như cách họ ko quan tâm tới con lừa, tôi cũng chẳng quan tâm tới họ.” (Diogenes the Cynic, Sayings and Anecdotes)
Cách tiếp cận với cuộc đời như này ko khiến Diogenes bị coi khinh bởi tất cả những người đồng trang lứa, thay vào đó rất nhiều hình tượng nổi tiếng khâm phục ông – Alexander the Great (Alexander đại đế) đã rất ấn tượng trước tính cách của ông đến nỗi nói rằng:
“Nếu ta ko phải Alexander, ta sẽ muốn giống như Diogenes!” (Diogenes the Cynic, Sayings and Anecdotes)
Trong khi triết gia Khắc Kỷ vĩ đại tên Epictetus nhìn nhận Diogenes như là ví dụ hiếm có của một hiền triết đời thực:
“Nhưng tôi có thể cho bạn thấy một người tự do, để giúp bạn ko phải tìm kiếm sâu xa một ví dụ nào nữa. Diogenes là người như thế.” (Epictetus, Discourses)
Để tiến tới lý tưởng của một Diogenes, ta có thể thấy hữu ích khi áp dụng tư duy như sau khi tham gia vào thực hành: ta ko thực hiện hành động ko-phù hợp chỉ để trông giống như một thằng ngốc, cũng như ko thu hút sự chú ý hay làm phiền người ta. Mục đích của ta là tìm hiểu thêm về bản chất con người và tiềm năng bản thân nhiều hơn. Ta đang thực hành thứ Nietzsche gọi là “quan sát tâm lý” và do vậy khi hành động của ta gây nên sự chế nhạo hay phản đối, ta có thể làm theo lời khuyên của triết gia Schopenhauer, người đã khuyên bảo điều sau:
“Nếu bạn bắt gặp bất kỳ nét đặc điểm riêng biệt nào của tính bần tiện hay ngu dốt… bạn nên cẩn thận ko được để nó làm phiền hay làm bạn khó chịu, mà hãy đơn thuần coi nó như là phần thêm vào tri thức của mình – một sự thật mới mẻ cần được lưu tâm khi nghiên cứu tính cách con người. Thái độ của bạn đối với nó sẽ giống như cách một nhà khoáng vật học vô tình bắt gặp một mẫu vật rất đặc thù của khoáng chất.” (Arthur Schopenhauer, Counsels and Maxims)
Một cách để làm dịu sự chua chát của lời chế nhạo đó là hãy nhớ rằng những người phán xét quá nhanh vội và và lăng mạ quá đáng, thường là người mang quan điểm ko đáng để tâm mấy. Họ ko phải đàn ông hay phụ nữ có quan điểm hợp lý, mà là những cá nhân bị nuốt chửng bởi cơn bệnh phương Tây sử dụng lời chỉ trích như 1 cách để phóng chiếu nỗi đau khổ và sự thù ghét bản thân lên trên người khác, và như Epictetus viết:
“Những người mà bạn ái mộ là ai? Chẳng phải họ là người bạn từng miêu tả là điên khùng? Vậy thì, đó có phải là điều bạn muốn – được ái mộ bởi những kẻ điên? (Epictetus, Discourses)
Thực hành triết lý cổ đại về việc tình nguyện để bản thân mình bị chế nhạo và phản đối sẽ dạy cho ta một bài học quan trọng rằng: thế giới ko kết thúc khi ai đó sỉ nhục ta, và thực sự chẳng có thiệt hại nào đến với ta khi người khác phản đối con đường của mình miễn là ta thoải mái với hành động mình đã làm. Qua thời gian, những lời xúc phạm và đánh giá tiêu cực bởi người khác sẽ trở thành những câu từ trống rỗng có thể lọt qua tai nhưng ko làm phiền tới tâm trí ta. Ta sẽ ko còn cảm thấy bị ép buộc phải sống bằng cách tham chiếu người khác và nếu sau đó ta sẵn lòng lắng nghe tiếng gọi tâm hồn của mình, một cuộc đời vĩ đại hơn sẽ mở ra trước mắt ta. Thoát khỏi nỗi sợ chế nhạo, ta sẽ thoát khỏi căn bệnh của người phương Tây.
“Đỉnh cao vĩ đại nhất của chủ nghĩa anh hùng mà một cá nhân có thể đạt được chính là biết cách để đối diện sự cười chê; tốt hơn hết; là biết cách để bản thân lố bịch và ko lùi bước trước lời cười chê.” (Miguel de Unamuno, The Tragic Sense of Life)