“Đừng quá rụt rè và buồn bực về hành động của mình. Toàn bộ cuộc đời chỉ là một cuộc thử nghiệm. Bạn càng thử nghiệm càng nhiều càng tốt.” (Ralph Waldo Emerson, Emerson in His Journals)
Có lẽ ko nhiệm vụ nào ta đề ra trước bản thân mà mang lại những phần thưởng vĩ đại hơn là việc phấn đấu để làm chủ thế giới bên trong. Bởi dù có điều gì đi chăng nữa xảy đến với ta cho đến nay, cũng như trong tương lai, chỉ có sự hòa hợp nội tâm tốt hơn mới có thể cải thiện hạnh phúc của mình. Nhiệm vụ này cũng đặc biệt ở chỗ nó ko đòi hỏi thêm nguồn lực để bắt đầu, ko cần sự giúp đỡ từ những người khác và nó có thể thực hiện ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ thời điểm nào. Như ta đã thấy trong Video trước đó, tất cả những gì nó đòi hỏi là một sự sẵn lòng thử nghiệm và tri thức về một vài công cụ ta có trong tay. Trong Video này, và vài cái theo sau nữa, ta sẽ khám phá một loạt các công cụ này và ta sẽ xem cách để tích hợp nó vào thí nghiệm cuộc đời để có thể giúp ta mở khóa một trạng thái tâm trí phồn thịnh hơn.
Công cụ đầu tiên ta sẽ tìm hiểu đó là chỉnh khung nhận thức (Cognitive Re-framing). Chỉnh khung nhận thức là phương pháp tự mình tạo nên thay đổi trong suy nghĩ. Nó có thể dùng cho nhiều mục đích như là giảm thiểu tác động của những suy nghĩ xâm lấn, hiệu chỉnh những niềm tin sai lầm gây ra nỗi sợ phi lý, hoặc thậm chí là thoát khỏi sự lôi kéo sa đà của những suy nghĩ mang tính trầm cảm. Khi thực hiện thành công, chỉnh khung nhận thức chuyển dịch ta khỏi những khuôn mẫu suy nghĩ khiến mình đau khổ sang những suy nghĩ có ích hơn cho một cuộc đời tốt đẹp. Trong Video này ta sẽ khám phá cách mình có thể sử dụng chỉnh khung nhận thức để tái cơ cấu lại thái độ của mình. Bởi thái độ thường là thứ khiến ta bị khóa chặt trong một cuộc đời trì trệ đau khổ và thái độ là 1 nhân tố của thế giới bên trong có thể thay đổi đến một mức độ rõ rệt.
Nếu ta còn bất kỳ hy vọng nào để đạt được kiểu thay đổi này, ta cần chấp nhận rằng tính cách hiện tại của mình ko phải là một sản phẩm hoàn toàn chuẩn xác về cuộc đời cho đến nay. Rất dễ để làm ngơ sự thực này và tin rằng một thái độ kém cỏi là điều chính đáng bởi những gì ta đã phải chịu đựng. Một sự giáo dục nghèo nàn, bị ngược đãi bởi người khác, hay vận xui rõ rệt có thể dễ dàng thuyết phục ta tin rằng thái độ của mình, trong khi có thể ko phải là lý tưởng, được dựa trên hiện thực hoàn cảnh của chúng ta. Tuy nhiên, niềm tin này, bỏ qua 2 lý do quan trọng. Đầu tiên, con người dễ bị ảnh hưởng bởi tất cả các loại thiên kiến, dễ tự dối lừa bản thân và có khả năng bị ảo tưởng lớn nhất. Nhưng kể cả nếu ta thừa nhận rằng hầu hết những gì tạo nên thái độ của mình được dựa trên sự thật chứ ko phải góc nhìn méo mó về những sự thật ấy, điều này dẫn tới 1 loạt các câu hỏi sau: “Sự thật nào?.” “Tại sao lại là sự thật đó?” và “Tại sao ko phải là những cái khác?” Bởi như William James đã nói, thế giới là 1 thứ “quá đỗi rối rắm, ồn ào” và để cho trật tự xuất hiện, dù cho đó là trật tự của lý thuyết khoa học, hay trật tự tạo nên ý niệm về bản ngã và thái độ đối với cuộc đời, ta phải chọn lọc những sự thật mà mình sẽ tập trung vào, cái nào mình sẽ giảm bớt và cái nào mình sẽ hoàn toàn bỏ qua. Hay như Arthur Koestler giải thích:
“Thiếu đi những mảnh cẩm thạch bé xíu cứng rắn được gọi là “sự thật” hay “dữ liệu”, con người ko thể tạo nên 1 thể khảm; tuy nhiên, điều quan trọng ko phải là phần lớn những mảnh riêng rẽ, mà là những khuôn mẫu có trình tự mà mình sắp xếp, sau đó đập vỡ đi và xếp lại chúng.” (Arthur Koestler, The Act of Creation)
Quá khứ của ta có thể là nguồn vật liệu để từ đó xây dựng nền tảng của tính cách, nhưng vật liệu này có thể được khắc tạo qua nhiều cách và chỉnh khung nhận thức có thể giúp ta đạt được kỳ tích này. Bởi chỉnh khung chỉ đơn thuần là tạo những khuôn mẫu mới cho trật tự bản thân bằng cách thay đổi cách ta nhận thức sự thật cuộc đời và thay đổi cách ta xâu chuỗi những sự thật này với nhau.
“Chỉnh khung có nghĩa là thay đổi bối cảnh hoặc góc nhìn về quan niệm và/hoặc cảm xúc liên quan tới 1 tình huống đã trải qua và đặt nó vào 1 cái khung phù hợp với “sự thật” của cùng 1 tình huống cụ thể hợp lý hoặc thậm chí là tốt hơn, và do vậy thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của nó. Cơ chế có liên quan ở đây ko rõ rệt ngay lập tức, đặc biệt nếu ta trăn trở rằng bản thân tình huống có thể ko thay đổi và, thực sự là ko thể thay đổi. Điều hóa ra có thể thay đổi do chỉnh khung chính là ý nghĩa xuất phát từ hoàn cảnh, và do đó là hệ quả của chính nó, nhưng ko phải những sự thật cốt lõi của nó…” (Change – Principles of Problem Formation And Problem Resolution)
Note: Chỉnh khung chỉ thay đổi góc quan của ta về điều xảy ra. Ví dụ mất tiền, thay vì buồn về việc bị mất và nhiều thứ tiêu cực thì chỉnh khung sẽ thay đổi cái nhìn khác hơn, tích cực hơn, nhưng nó ko thay đổi bản chất sự thật là bạn vẫn mất tiền.
Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu xem cách mình có thể tích hợp chỉnh khung nhận thức thành 1 thử nghiệm cuộc đời có thể giúp ta trau dồi 1 tính cách có tiềm năng hơn. Bước đầu tiên trong thử nghiệm nào chính là “bắt đầu từ mục tiêu đã định trước” (Steven Covey). Ta nên hỏi bản thân những câu hỏi sau: Ta muốn mình trở thành ai? Ta coi trọng điều gì? Và ta muốn gì từ cuộc đời? Ta nên viết ra câu trả lời, bởi bài tập này và những bài kế tiếp, sẽ hiệu quả hơn nếu ta đặt bút vào giấy. Với mục tiêu định trước ta sau đó cần hỏi rằng nếu còn điều gì về bản thân, hay thế giới này, mà hoàn toàn loại bỏ khả năng này? Nếu ko có những rào cản bất khả thi tồn tại, ta sau đó đã hình thành nên thứ mà nhà tâm lý học William James gọi là lựa chọn hiện hữu. (Living Option)
*Living Option: 1 khái niệm của William James trong cuốn The Will To Believe. Giải thích hơi nhập nhằng nhưng như này, giả sử niềm tin là A, thì lựa chọn sẽ là quyết định với niềm tin đó, lựa chọn nào mà có sức lôi cuốn và hấp dẫn, có sẵn hơn thì nó là 1 lựa chọn “sống”, như ví dụ trên khi ko bị rào cản nào đối với điều mình yêu thích
Với lựa chọn hiện hữu trong đầu, bước tiếp theo là sử dụng 1 bài tập gọi là tương phản tinh thần (Mental Contrasting). Điều này bao gồm viết ra cách ta nhìn nhận cuộc sống tiến triển như nào nếu ta vẫn như hiện tại, đối nghịch với việc cuộc sống của ta sẽ trở nên như nào nếu hướng tới lựa chọn hiện hữu lý tưởng của mình. Bài tập này ko chỉ làm tăng sự nhận thức về điều tất yếu của thay đổi và những điều tốt đẹp sẽ xảy đến nếu ta chịu thay đổi, mà còn tạo ra một trạng thái cảm xúc nổi bật có thể làm cho bước tiếp theo của thử nghiệm này hiệu quả hơn. Bởi như Micheal Mahoney viết trong Human Change Processes:
“Chính trong các bài thử thách gắt gao của những [cảm xúc] mãnh liệt có ý nghĩa về mặt cá nhân mà những khuôn mẫu trải nghiệm mới có thể được gây dựng lại mạnh mẽ nhất. “ (Michael Mahoney, Human Change Processes)
Hay như Arnold Bennett đã nói:
“Ko thể có kiến thức mà thiếu đi cảm xúc. Ta có thể nhận thức được sự thật, tuy nhiên cho đến khi cảm nhận được sức mạnh của nó, nó ko phải của ta. Nhận thức của bộ não phải được thêm vào trải nghiệm của tâm hồn.” (Arnold Bennett)
Cùng với sự ủng hộ của trải nghiệm tâm hồn, ta sẽ được chỉ dẫn về mặt tâm lý để diễn dịch lại quá khứ của mình theo cách khẳng định 1 thái độ có tiềm năng hơn. 1 bài tập có thể giúp ta ở khía cạnh này chính là viết ra 1 câu chuyện ngắn về cuộc đời trình bày những sự kiện trong quá khứ theo cách mà đến hồi kết của câu truyện, ta kiên quyết đi trên con đường lựa chọn sống của mình. Nói cách khác, bài tập này, sử dụng tương lai mong muốn của mình để định hình lại quan niệm về quá khứ để nhận ra rằng
“… thứ 1 cá nhân theo đuổi để trở nên định rõ điều anh nhớ về con người trước kia của mình. Theo nghĩa này, tương lai định đoạt quá khứ.” (Rollo May, Existence)
1 ví dụ có thể sáng tỏ quá trình chỉnh khung. Có lẽ ta là một cá nhân dành nhiều năm lững lờ trên đời, đạt được quá ít thành quả để tự hào và mắc kẹt trong 1 thái độ thờ ơ và chán nản. Để thoát khỏi trạng thái tâm trí này, ta ko cần phủ nhận quá khứ, nhưng ta cần nhìn nó ở một góc độ khác. Thay vì nhìn nhận những năm tháng của mình là lãng phí, ta có thể tập trung vào điều mà hình thức trải nghiệm cuộc sống này đã dạy cho ta: Ta đã học được sự nguy hiểm của việc lững lờ, sự cần thiết của một cách tiếp cận chủ động hơn, và sự trôi qua nhẹ nhàng của năm tháng. Trải nghiệm này có thể được diễn giải như là tia sáng của sự cần thiết để thắp sáng ngọn lửa hợp nhất 1 sự tồn tại mạnh mẽ hơn và những năm tháng lãng phí có thể được diễn giải lại thành thứ tạo tiền đề cho sự chuộc lỗi.
“Quá trình sửa lại một câu chuyện ko phải là 1 trong những thứ phủ nhận sự thực,” Micheal Mahoney viết “làm giảm hiện thực đau khổ của quá khứ, hoặc – nói một cách sinh động hơn – “cố tình nói dối theo hướng tích cực” Tuy nhiên, nó là một sự khám phá những cách diễn giải và đánh giá khác nhau.” (Michael Mahoney, Human Change Processes)
– Blow sunshine up the ass: Ý chỉ nói dối, nói xạo nhưng theo cách tích cực để giấu đi sự thật về 1 tình huống hay cảm xúc ai đó.
Khi ta phấn đấu để khắc tạo lại nền tảng của thái độ bằng chỉnh khung nhận thức, ta cần nhận ra rằng sự thay đổi như vậy sẽ ko thể đạt được trong một mạch. Nó cần thời gian để trau dồi những khuôn mẫu suy nghĩ mới mẻ hỗ trợ một cái nhìn nhiều tiềm năng hơn về cuộc đời và vì lý do này ta nên cân nhắc phát triển 1 thói quen nhật ký. Với thói quen này, mỗi ngày ta có 1 cơ hội để thử thách những khuôn mẫu suy nghĩ cản trở ta và viết ra những cách diễn giải nhiều tiềm năng hơn về cuộc đời. Nhiều hình tượng vĩ đại, cả quá khứ lẫn hiện tại, đã nhận thấy thói quen như này có giá trị lớn. Francis Bacon, một nhà bác học người Anh thế kỷ 16, đã yêu thích hình thức thư từ qua lại với bản thân này đến nỗi ông nhận định rằng:
“Do vậy, hãy để nhật ký được mang ra sử dụng.” (Francis Bacon)
Tom Morris trong cuốn sách True Success đã chỉ ra rằng khi ta sử dụng nhật ký thì ta đang:
“…diễn giải với [chính mình] phương hướng cuộc đời, quá khức, hiện tại, và tương lai của [mình]. Những chi tiết nhỏ nhặt và hướng tiến triển lớn lao. [Chúng ta] có được sự rõ ràng về tâm hồn của riêng bản thân [mình]…đạt được hiểu biết về bản thân cũng như hiểu biết về thế giới. Mục tiêu của [ta] cho công việc, cuộc sống gia đình, và phát triển bản thân một [sản sinh] một cách tự nhiên từ kiến thức này, giống như là sản phẩm phụ đến từ thói quen biểu lộ rõ ràng của [ta].” (Tom Morris, True Success)
Nếu ta kiên trì sử dụng chữ viết để thử thách người chúng ta nghĩ là và nơi ta nghĩ là mình sẽ đến, chậm rãi nhưng chắc chắn ta sẽ thay đổi cách nhìn nhận về thế giới và ta sẽ ra đời một thái độ mới mẻ. Nếu ta thực sự thành công bằng nỗ lực của mình, quá trình chỉnh khung nhận thức có thể ngang bằng với sự thay đổi của các vị thần. Bởi như nhà thơ người Roma tên Virgil viết “Chúng ta làm nên số phận thông qua lựa chọn của các vị thần.” và điều tương tự vậy có thể áp dụng với lựa chọn thái độ của ta. Thái độ quyết định số phận của ta – nó nói ta điều gì khả thi và điều gì ko. Nhưng ko như các vị thần có thể dường như ngoài tầm với của những con người phàm trần như chúng ta, thái độ có thể thay đổi và như William James viết:
“Phát hiện vĩ đại nhất của thế hệ tôi chính là sự thật rằng con người có thể thay đổi cuộc đời bằng cách thay đổi thái độ trong tâm trí họ.” (William James, Principles of Psychology)