Nhiều nhà tư tưởng cho rằng con người cần có những tác nhân kích thích cảm xúc và hỗ trợ tâm lý để làm dịu gánh nặng và khốn khó gắn liền với cuộc đời, đồng thời mang lại niềm tin nghị lực rằng cuộc đời có giá trị. Nếu ko có những cơ chế như vậy, con người sẽ dễ bị rơi vào tình trạng chán đời được giải nghĩa bởi “minh triết của Silenus” (Wisdom of Silenus).
“Ôi, giống loài phù du khốn khổ, đứa con số phận và bi ai, tại sao lại bắt ta nói điều sẽ có lợi nhất mặc dù ngươi ko nghe? Điều tốt nhứt hoàn toàn nằm ngoài tầm với: ko được sinh ra, ko tồn tại, chẳng là gì cả. Nhưng điều tốt thứ nhì dành cho ngươi đó là – được chết sớm.”
Trong Video này, ta sẽ tìm hiểu câu hỏi tại sao các cơ chế tâm lý là điều cần có để đương đầu với cuộc đời, và thảo luận về một số cơ chế này. Ở phần sau của Video, chúng tôi sẽ xem xét một số hệ quả phát sinh trong trường hợp những cơ chế này thất bại, đặc biệt tập trung vào mối quan hệ của điều này đối với thiên tài sáng tạo.
Người ta thường cho rằng bản thân sự tồn tại ko phải là điều quá khó chịu đựng, chẳng phải vì ta là “đứa con của số phận và bi ai”, mà là vì sự thực rằng ta ý thức được số mệnh rắc rối của mình:
“Ngoài sự thực rằng ko có tiêu chuẩn thông thường nào cho sức khỏe, chẳng ai chứng minh được con người về bản chất tất yếu phải vui vẻ. Và hơn nữa, con người, bởi vì chính thực sở hữu nhận thức, khi tương quan với một [con lừa] hoặc con cua, một con vật bệnh tật. Nhận thức là một căn bệnh.” (Tragic Sense of Life, Miguel de Unamuno)
Ý tưởng cho rằng nhận thức tạo ra khủng hoảng hiện sinh mà phần lớn mọi người dành cả đời để trốn chạy chính là chủ đề phổ biến trong số các nhà tư tưởng, Trong bài tiểu luận “The Last Messiah”, triết gia Peter Wessel Zapffe đã lên án gay gắt ý thức là thủ phạm áp đặt gánh nặng quá lớn lên loài người.
“Bất kể điều gì xảy ra đi nữa? Một sự bất hòa trong cuộc đời cực kỳ đồng nhất, một nghịch lý sinh học, một sự biến dị, một sự vô lý, phóng đại bản chất bất hạnh. Cuộc đời đã đi quá mục tiêu cúa nó, tự biến mình thành sai lầm. Một giống loài được trang bị quá nặng nề – tinh thần ko trở nên toàn năng, nhưng lại thành mối đe dọa tương đẳng với hạnh phúc của giống loài…
Vậy nên, anh ta đứng đây với tầm nhìn của mình, bị phản bội bởi vũ trụ, trong sự kinh ngạc và sợ hãi. Con quái thú cũng biết sợ, trong cơn giông bão và móng vuốt sư tử. Nhưng con người bắt đầu sợ hãi bản thân cuộc đời – thực vậy, sợ hãi chính sự tồn tại của mình.” (Zapffe)
Một số có thể đặt ra câu hỏi liệu “sự thật kinh hoàng” của cuộc đời con người có thực sự là khủng khiếp, hay liệu những người thuyết giáo về cảm giác bi kịch ở đời chỉ đơn thuần là những linh hồn nhạy cảm dễ đưa ra các thỉnh cầu phóng đại. Bởi nếu những sự thật khủng khiếp này thực sự bi kịch, chẳng phải nhiều người sẽ tin vào tính đúng đắn của “minh triết” đến từ Silenus, hay ít nhất là hành động theo sự chỉ dẫn của Emile Cioran và “ẩn dật ở một nơi xa xôi kín đáo trên thế gian” khi nhận ra mình chẳng đạt được gì trong cuộc sống này?
Nếu ta thực sự là “đứa con số phận và bi ai” của Silenus, vậy thì tại sao, theo lời Zapffe:
“…có phải nhân loại từ lâu ko bị tuyệt chủng trong cơn đại dịch điên loạn khổng lồ? Tại sao chỉ có một thiểu số cá thể diệt vong bởi vì chúng ko thể chịu đựng được sự căng thẳng của việc tồn tại?” (Zapffe)
Zapffe nghĩ rằng ông đã tìm thấy đáp án:
“Lịch sử văn hóa, cũng như quan sát từ bản thân và người khác, cho ra câu trả lời như sau: Hầu hết mọi người học cách cứu lấy bản thân thông qua giới hạn nội dung ý thức một cách nhân tạo.”
Zapffe xác định ba cơ chế tâm lý, cụ thể hơn là cơ chế kìm nén mà các cá nhân theo đó giới hạn nội dung ý thức của mình một cách nhân tạo, và bảo vệ bản thân khỏi sự tuyệt vọng có khả năng xảy ra do nhận thức quá rõ về cảm giác bi kịch ở đời: sự cô lập, neo đậu (Anchoring) và xao lãng.
Zapffe định nghĩa cô lập là “sự gạt bỏ tùy ý hoàn toàn mọi suy nghĩ và cảm xúc xáo trộn và mang tính tàn phá khỏi ý thức”. Các cá nhân ngừng nghĩ về sự thật khủng khiếp của cuộc sống con người, một cách nửa tỉnh nửa mê hoặc hoàn toàn vô thức, sử dụng vô vàn chiến thuật để bảo đảm những hiểu biết bi thảm sâu sắc về cuộc sống con người càng tránh xa khỏi nhận thức càng tốt.
Zapffe gọi neo đậu là “sự cố định các điểm bên trong, hoặc sự dựng thành các bức tường bao quanh, cuộc xung đột êm dịu của nhận thức”, “hạnh phúc nhất…bảo vệ khỏi vũ trụ mà ta từng biết trong cuộc đời…” Điểm neo đậu chủ chốt và sớm nhất chính là ngôi nhà và khu phố người đó lớn lên. Khi điểm neo đậu chủ chốt này mất đi tính hiệu quả của nó theo thời gian, con người sẽ bám vào các điểm neo đậu khác có sẵn cho họ trong cuộc sống cá nhân và xã hội – ví dụ như thiên hướng, một đảng phái chính trị hay tín ngưỡng tôn giáo. Những điểm neo đậu này mang đến cảm giác an toàn, thân thuộc và ý nghĩa, bảo vệ con người khỏi tâm trạng lạc lối hiện sinh và cảm giác tầm thường trong vũ trụ.
Về sự xao lãng, một “hình thức bảo vệ rất phổ biến”, “Con người sẽ hạn chế chú tâm đến những giới hạn khó tính bằng cách liên tục mê hoặc nó bằng ấn tượng.” Nhìn sơ qua nền văn hóa thỏa mãn tức thì của ta, theo đó các cá nhân được liên tục tiếp cận và tìm kiếm mù quáng các tác nhân kích thích và tiêu khiển, quan sát của Zapffe đã xác nhận sự xao lãng là hình thức phổ biến được sử dụng bởi con người nhằm giảm thiểu nhận thức về bản chất bi kịch ở đời.
Phần lớn thời gian, các cơ chế này thỏa mãn thành công mục đích giới hạn nội dung ý thức. Phần lớn con người trải qua cuộc đời mà ko rơi vào tình trạng chán sống, và với niềm tin rằng mặc dù cuộc sống khó khăn, nó vẫn có những thắng lợi của riêng mình và sau cùng xứng đáng nỗ lực.
Nhưng điều gì xảy ra khi những cơ chế này thất bại? Điều gì xảy ra khi một cá nhân bắt đầu nhận thức cảm giác bi kịch ở đời? Liệu người như vậy tất yếu phải sống trong trạng thái tuyệt vọng liên tục sao? Nếu một người nhìn nhận cuộc đời sâu sắc, liệu họ cũng có số phận đau khổ sâu sắc theo?
Cùng với 3 cơ chế kìm nén do Zapffe phác thảo ra, ông cũng ấn định sự tồn tại của một liều thuốc giải thứ 4 giúp chống lại nỗi đau khi tồn tại – đó chính là sự thăng hoa (sublimation). Sự thăng hoa khác với 3 phương thức còn lại ở chỗ nó “là vấn đề của sự chuyển biến hơn là kìm nén.” Thông qua sự thăng hoa, cá nhân khai thác lượng lớn năng lượng liên quan tới việc vượt qua “nỗi đau khi sống”, và tận dụng năng lượng đó để tạo nên các tác phẩm tuyệt đẹp đầy sáng tạo.
“Thông qua những món quà mỹ nghệ và khéo léo, nỗi đau khi tồn tại có thể được chuyển hóa thành những trải nghiệm quý giá. Những thôi thúc tích cực giao chiến với cái ác và đặt ra dấu chấm hết cho chúng, trói chặt chúng với những khía cạnh hình ảnh, kịch tính, anh hùng, trữ tình hay thậm chí là hài hước của nó.” (Zapffe)
Cơ chế thăng hoa của Zapffe, điều được ông gọi là “phương thức bảo vệ hiếm thấy nhất”, cũng tương đồng với lời khuyên của Nietzsche dành cho những “người phi thường” mang khuynh hướng khiến họ ko thể sử dụng các cơ chế kìm nén, thứ bảo vệ quần chúng khỏi sự chán đời. Với những người phi thường này, họ “phân định bản thân với những người thấp kém hơn thông qua sự nhìn và nghe, nhìn và nghe một cách thận trọng, còn nhiều hơn thế nữa” (GS) Nietzsche đề xuất sử dụng nghệ thuật như phương tiện tái sinh từ những đau khổ xuất nguồn từ việc nhìn nhận cuộc đời sâu sắc:
“Nhiệm vụ thực nghiêm túc của nghệ thuật…[đó là] giải cứu đôi mắt khỏi ánh nhìn chằm chằm vào nỗi kinh hãi của màn đêm và giải thoát chủ thể bằng dầu cù là chữa lành ảo tưởng khỏi những cơn co thắt do ý chí bị khích động.” (The Birth of Tragedy, Nietzsche).
Nietzsche nhìn nhận nghệ thuật như là liều thuốc giải hữu hiệu cực kỳ cho góc nhìn bi quan sâu sắc và “cơn co thắt và khích động của ý chí” bởi nó đem lại điều ông gọi là “Rausch”, một từ tiếng Đức dịch ra là sự hối hả hoặc say sưa. Bởi, để tạo ra bất kỳ tác phẩm đẹp đẽ nào, hay thực sự trân quý nghệ thuật tự nhiên, con người trước hết phải tiến vào trạng thái Rausch:
“Để xuất hiện nghệ thuật, để xuất hiện bất kỳ hành động và quan sát thẩm mỹ nào, điều kiện tiên quyết về mặt sinh lý là điều bắt buộc: Rausch. Rausch trước hết phải nâng cao tính kích động của bộ máy: nếu ko thì chẳng có nghệ thuật nào.” (Twilight of the Idols, Nietzsche)
Rausch là trạng thái hiếm có và đặc biệt, được Nietzsche phân loại là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất có thể dành cho con người. Khi một hiện tượng thẩm mỹ kích thích trạng thái này, cá nhân sẽ tiến vào trạng thái tồn tại cao cả hơn, một trạng thái đặc trưng bởi sức mạnh, quyền lực, và sự say mê phản ánh tính phấn khích của nhục dục:
“Nghệ thuật nhắc nhở ta về trạng thái mãnh liệt ở động vật; một mặt, nó là sự quá độ và tràn ngập quá đỗi của cơ thể vào thế giới hình ảnh và ham muốn; mặt khác, nó là sự kích thích chức năng động vật thông qua hình ảnh và ham muốn cuộc đời mãnh liệt; – một sự nâng tầm cảm giác sống, một chất kích thích.” (The Will to Power, Nietzsche)
Chính vì cái đẹp kích thích trạng thái Rausch, “cảm giác nâng cao sức mạnh và đủ đầy”, mà Nietzsche đã báo trước cái đẹp như là “tác nhân kích thích cuộc sống tuyệt vời” cho những người phi thường mang cái nhìn sâu sắc về bi kịch và nhạy cảm.
Nhưng điều thú vị chính là mức độ cần thiết của góc quan bi kịch sâu sắc về bản chất cuộc đời nhằm kích thích trạng thái Rausch. Có khi nào con người càng ý thức hơn những sự thật khủng khiếp thì họ càng trải nghiệm trạng thái Rausch mê ly và ngây ngất hơn?
Nhìn vào bản chất thiên tài sẽ mang đến góc nhìn sâu sắc cho câu hỏi này. Từ lâu, người ta biết rằng có nhiều thiên tài xuyên suốt lịch sử, những người với sức sáng tạo dường như vượt xa người phàm, đã phải vật lộn với các trạng thái bệnh lý. Seneca tuyên bố rằng “chẳng có thiên tài nào tồn tại mà ko bị cơn điên chạm đến’, và Aristotle cho rằng “Những ai trở nên xuất chúng trong triết học, chính trị, thơ ca, và nghệ thuật đều có khuynh hướng mắc chứng u sầu.”. Gần đây hơn thì Dean Keith Simonton trong cuốn Origins of Genius, đã tóm lược vô vàn nghiên cứu thiết lập mối liên kết thực nghiệm giữa trạng thái bệnh lý và sáng tạo.
Có lẽ ít nhất một số trạng thái bệnh lý phổ biến giữa các thiên tài được khơi dậy do họ ko thể sử dụng các cơ chế kìm nén do Zapffe vạch ra, dẫn đến nhận thức cực kỳ nhạy về “nỗi kinh hoàng của màn đêm”. Điều này sẽ giải thích tại sao cuộc đời của nhiều thiên tài được cấu thành bởi những chu kỳ trầm uất, đau khổ, và trì trệ nghiêm trọng, theo đó là những trạng thái sáng tạo năng suất và cuồng nhiệt và mê ly, tức là, trạng thái Rausch.
Ko thể tiếp cận các cơ chế kìm nén là điều khiến cho hầu hết cá nhân ngày này qua ngày khác ở trong tình trạng tương đối bình ổn về mặt tinh thần, cách duy nhất để những cá nhân này kiên trì ở đời sau khi dành quá nhiều thời gian nhìn chằm chằm vào vực thẳm, đó là thoát khỏi nỗi tuyệt vọng của mình trong trạng thái vui vẻ và quyền lực gần như siêu phàm.
Nietzsche là một thiên tài như vậy, ông dành phần lớn cuộc đời trong trạng thái đau khổ cực đoan, viết rằng “Tôi giống như một bãi chiến trường hơn một con người.” Ông đau khổ về mặt thể lý do khuynh hướng yếu ớt và chứng đau nửa đầu nghiêm trọng, cũng như về mặt cảm xúc do nỗi đơn độc tự mình áp đặt, và về mặt tâm lý do ko được đồng nghiệp công nhận. Và hơn hết thảy, ông đau khổ do dành quá nhiều thời gian “nhìn chằm chằm vào nỗi kinh hoàng của màn đêm”; thế nhưng, ông cũng đạt đến đỉnh cao mà chẳng ai biết trừ một số kẻ được chọn.
“Cảm giác mãnh liệt khiến tôi rùng mình và bật cười, đã nhiều lần tôi ko thể rời phòng vì lý do lố bịch là mắt tôi bị viêm – vì gì mới được? Mỗi lần vậy, tôi lại khóc quá nhiều trong chuyến dạo bộ ngày hôm trước, chẳng phải những giọt nước mắt ủy mị mà là niềm vui; tôi hát và nói những lời vô nghĩa, tràn đầy những thứ thoáng hiện để tôi vượt trước bao người khác.” (Selected Letters of Friedrich Nietzsche)
Nếu việc đối diện với bi kịch cuộc đời cho phép con người trải nghiệm trạng thái Rausch, vậy có lẽ phần lớn cá nhân, thông qua việc sử dụng các cơ chế kìm nén để bảo vệ bản thân khỏi những hiểu biết sâu sắc về bi kịch, cũng tự giam cầm mình trong một phạm vi trải nghiệm hạn hẹp, do đó, trạng thái Rausch ngây ngất này, tác nhân kích thích vĩ đại của đời, nếu có, hiếm khi được trải nghiệm. Bằng cách bảo vệ bản thân khỏi những sự thật kinh hoàng của cuộc đời con người, ta cũng có thể đang bảo vệ bản thân mình khỏi việc trải nghiệm cuộc đời đủ đầy, sâu lắng và hân hoan hơn. Theo lời của de Unamuno:
“Và cái đẹp tột đỉnh nằm ở bi kịch. Nhận thức rằng vạn vật sẽ tan biến, rằng bản thân sẽ qua đời, và rằng mọi thứ từng thuộc về ta và vây quanh ta đều biến mất, lấp đầy ta bằng đau khổ, và bản thân đau khổ này cho ta thấy niềm an ủi của điều chưa mất đi, của vĩnh cửu, của cái đẹp.” (Tragic Sense of Life, Miguel de Unamuno)