“Nỗi sợ nhận thấy bản thân một mình – đó là điều họ hứng chịu – và do vậy, họ chẳng tìm thấy bản thân mình ở đâu cả.” (Andre Gide, The Immoralist)
Bản chất con người là xã hội và thiếu đi khả năng chịu đựng những trường hợp cô lập cực đoan. Nếu ở một mình quá lâu, năng lực tinh thần của ta có thể bị suy giảm, dẫn tới trạng thái điên loạn và tuyệt vọng sâu sắc. Việc sử dụng án biệt giam và lưu đày chính là những tập tục đã có từ xưa, cho thấy con người từ lâu đã biết được nỗi sợ hãi bị cô lập chạy trong huyết quản của ta sâu đậm như nào.
Nhưng trong thời kỳ hiện đại, nỗi sợ của ta ko bị bó buộc bởi những hình thức cô lập cực đoan, thay vào đó, nhiều người sợ một mình trong bất kỳ khoảng thời gian lâu dài nào. Ở Video này, chúng ta sẽ tìm hiểu nỗi sợ đó, giải thích những tác động bất lợi mà nó có thể gây ra cho mối quan hệ của con người, và tìm hiểu những lợi ích của việc vượt qua nỗi sợ này và học cách tìm thấy niềm an ủi trong nỗi cô độc.
Nhiều nhà tư tưởng cho rằng nỗi sợ đơn độc về bản chất là nỗi sợ bản thân. Trong lề thói hàng ngày bình thường, bận bịu với nghề nghiệp và việc vặt và thường xuyên nhất là khi có sự hiện diện người khác, Persona xã hội của ta nổi lên trước và những suy nghĩ và cảm xúc kinh hãi bị đẩy ra ngoài ý thức. Nhưng khi thoát khỏi sự bó buộc hạn chế của người khác, những khía cạnh đen tối của bản thân này sẽ có khuynh hướng nổi lên và chứng tỏ sự hiện hữu của nó.
“Chính những gì ta đưa vào sự cô độc sẽ phát triển ở đó, bao gồm cả con thú vật bên trong.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Do vậy, sẽ có một mối nguy khi dành một lượng thời gian đáng kể cô lập khỏi người khác, bởi sẽ có một thời điểm, khi bị suy sụp bởi con quái thú bên trong, sự đơn độc sẽ đè nặng ta và trở thành một lời nguyền đáng sợ.
Có một số người chịu đựng được cơn khủng hoảng đơn độc này, và thông qua nỗ lực gan dạ thuần hóa và liên hợp phần bóng tối bên trong, nhưng hầu hết sẽ bị hủy diệt trong một cuộc đối đầu như vậy, đó là lý do Nietzsche nghĩ rằng “nhiều người nên được khuyên can khỏi tính đơn độc.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra) Phản ứng mặc nhiên của những ai cho rằng sự đơn độc là một gánh nặng quá lớn đối với họ chính là bám víu vào người khác để đảm bảo họ ko bao giờ một mình.
“Một người chạy tới hàng xóm mình bởi vì anh ta đang tìm bản thân, và một lý do khác là vì anh ta muốn đánh mất chính mình. Niềm yêu tệ hại dành cho bản thân khiến sự đơn độc thành một nhà tù đối với ngươi.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Những ai đánh mất bản thân mình trong người khác có thể được cứu rỗi khỏi sự đơn độc, nhưng hóa ra họ sẽ luôn là phiên bản lụn bại của con người họ có thể trở thành. Để hiện thực hóa tiềm năng bản thân, ta cần đáp ứng điều mà nhà tâm lý học Abraham Maslow gọi là “nhu cầu nâng cao” (Metaneed) và “nhu cầu cao cả nhất” (Highest need), điều này bao gồm động lực hướng tới chân lý, sắc đẹp, và lòng tốt. Những nhu cầu này, như Ernest Becker lưu ý trong cuốn sách mang tên The Denial of Death, ko thể thực hiện bởi người khác được: “Ko thể lấy máu từ đá, lấy cái duy linh từ một thực thể vật lý được.”(Ernest Becker, Denial of Death) Bất kỳ nỗ lực nào nhằm hoàn thành nhu cầu nâng cao của mình thông qua một mối quan hệ thân thiết sẽ dẫn tới việc lý tưởng hóa người bạn đời giống như thần thánh, và hệ quả là sự phụ thuộc mù quáng vào họ vì giá trị bản thân và bản sắc của mình.
“Nếu người bạn đời thành một Vị Chúa, họ có thể dễ dàng trở thành Ác Quỷ; ko cần tìm kiếm lý do sâu xa đâu…Nếu ta tìm thấy tình yêu lý tưởng và cố biến nó thành kẻ phân xử tốt xấu duy nhất trong bản thân, thước đo cho nỗ lực của mình, ta sẽ đơn thuần trở thành sự phản chiếu của người khác. Ta đánh mất bản thân trong người khác, cũng như đứa trẻ vâng lời đánh mất bản thân trong gia đình. Chẳng ngạc nhiên khi sự phụ thuộc, cho dù là vị chúa hay nô lệ trong mối quan hệ, đều mang theo rất nhiều sự oán hận tiềm ẩn.” (Ernest Becker, Denial of Death)
Để bảo đảm ta ko như nhiều cá nhân ngày nay, trở thành nạn nhân của các mối quan hệ dựa trên sự phụ thuộc, ta phải phát triển điều mà nhà phân tâm học thế kỷ 20 Donald Winnicott gọi là “khả năng độc lập”. Khi nỗi sợ đơn độc khiến ta lệ thuộc vào người khác, ta sẽ trở nên dễ dãi thái quá bởi vì sợ bị bỏ rơi, và theo đó tích tụ thứ Winnicott gọi là Bản Ngã Giả Tạo (False Self), nghĩa là, nhân cách của ta trở thành một sự phản chiếu đơn thuần của điều ta tin là người khác muốn mình trở thành. Winnicott nghĩ rằng, trong chính quá trình phát triển khả năng độc lập, Bản Ngã Giả Tạo mới có thể bị phá vỡ, giúp ta khám phá lại Bản Ngã Thật của mình, hay nói cách khác, cảm xúc và nhu cầu thực chất của ta.
Trong thời hiện đại, hầu hết đều ko biết lợi ích của sự đơn độc. Thay vào đó, nhiều người vô tình vô ý bám vào cái gọi là Lý Thuyết Quan Hệ Đối Tượng (Object Relations Theory) được dựa trên hai giả định chủ chốt: rằng sự trưởng thành nhân cách chỉ có thể được thúc đẩy thông qua mối quan hệ giữa người với người, và rằng những mối quan hệ này là nguồn ý nghĩa chủ chốt, nếu ko muốn nói là duy nhất trên đời. Trong tác phẩm có tầm ảnh hưởng mang tên Attachment and Loss, John Bowlby, một người ủng hộ quan điểm này, đã viết:
“Sự gắn bó thân thiết với người khác chính là trung tâm quay quanh cuộc sống con người, ko chỉ khi anh ta là một đứa trẻ sơ sinh hay biết đi hay học sinh mà còn xuyên suốt thời niên thiếu và những năm tháng trưởng thành nữa, và cả khi về già.” (John Bowlby, Attachment and Loss)
Ở mức độ cực đoan, giả định của Các Nhà Lý Thuyết Quan Hệ Đối Tượng ngụ ý rằng cuộc đời cá nhân ko có ý nghĩa gì khác ngoài những mối quan hệ giữa người với người, theo đó, coi nhẹ sự thực đã có từ lâu rằng ý nghĩa có thể được tìm thấy và sự phát triển bản thân được khơi dậy khi ta trau dồi, trong đơn độc, một mối quan hệ với vài hình thái công việc sáng tạo thu hút sự chú ý của mình. Như nhà trị liệu học thế kỷ 20 mang tên Anthony Storr tranh biện trong cuốn sách Solitude: A Return to the Self của mình, trong cuộc tranh đấu nhằm tạo ra hình hài và trật tự cho một tác phẩm sáng tạo bên ngoài, ta cũng hây vô tình áp đặt hình thái và trật tự lên tâm trí mình.
“…sự trưởng thành và liên hợp có thể diễn ra bên trong một cá nhân đơn độc ở mức độ tuyệt vời hơn những gì tôi cho phép…những nhà sáng tạo hướng nội có khả năng định nghĩa cá tính và đạt được sự nhận thức bản thân bằng cách tự tham khảo, nghĩa là, thông qua tương tác với tác phẩm của mình thay vì người khác.” (Anthony Storr, Solitude: A Return to the Self)
Chính khả năng đạt được sự nhận thức bản thân thông qua phát triển một mối quan hệ với tác phẩm của mình đã khiến tác giả người Nga Fyodor Dostoevsky tuyên bố rằng sự đơn độc đối với tâm trí cũng cần thiết y như thức ăn đối với cơ thể. Trong đơn độc, ta có thể rèn dũa tính cách, tránh xa những đòi hỏi thường mang tính khắt khe bên ngoài của người khác, và duy trì sự độc lập trong những mối quan hệ mình vun đắp, theo đó đảm bảo rằng ta ko như nhiều người ngày nay, đánh mất cá tính trong các mối quan hệ đó.
Tuy nhiên, khi học cách phát triển trong đơn độc, ta ko nên bỏ qua những mối nguy mà Nietzsche đã nhắc đến, những mối nguy khiến Goethe viết rằng: “ko có gì nguy hiểm hơn sự đơn độc.” (Goethe, The Sorrows of Young Werther) Tuy nhiên, ta có thể nâng cao tố chất đương đầu với những mối nguy này, nếu ta cân nhắc khả năng rằng những lợi ích của sự đơn độc ẩn chứa trong những nguy hiểm của nó, nghĩa là chỉ bằng cách tự nguyện tìm kiếm sự đơn độc và đối diện với mặt tối bên trong, ta mới có thể chiết tách những lợi ích của việc độc lập, và thậm chí sau cùng đạt được sự tự tin hiếm có của một người giành được quyền làm chủ chính mình.
“…ta ko nên để bản thân rối trí trong sự đơn độc bởi sự thực rằng có điều gì đó bên trong bản thân muốn thoát ra khỏi nó…Ta biết rất ít, nhưng ta phải tin rằng những gì khó khăn chắc chắn sẽ ko bao giờ bỏ rơi ta; đơn độc là tốt, bởi đơn độc là điều khó khăn; điều gì khó ắt hẳn sẽ là một lý do khác nữa để ta làm điều ấy.” (Rainer Maria Rilke, Letters to a Young Poet)