Xuyên suốt lịch sử, có những ý tưởng nhất định được khuyến khích tới 1 mức độ mà bất kỳ câu hỏi hay lời chỉ trích nào về chúng được xem như điều cấm kỵ. Ở thế kỷ 21, một trong những ý tưởng đó là dân chủ. Dân chủ gần như chưa bao giờ bị chỉ trích bởi những ai trong phương tiện truyền thông chính thống, và nền giáo dục bị kiểm soát bởi nhà nước mang dân chủ tới cho học sinh bằng bức tượng của một vị thần thánh – một thể chế hoàn mỹ chẳng có khuyết sót nào để moi móc ra. Tuy nhiên, ko phải ai cũng nhìn nhận dân chủ trên phương diện này, và nhiều người từ quá khứ lẫn hiện tại đã ngờ vực về tính mong muốn của nó, sau đây là một số câu trích dẫn bởi những nhà tư tưởng như vậy:
“Có một sự khác biệt giữa dân chủ và tự do. Tự do ko thể đo lường bằng cơ hội bỏ phiếu. Nó có thể đo lường bằng tầm nhìn của điều ta ko bỏ phiếu.” (John T. Wenders, Economist)
“Một nền dân chủ chẳng hơn gì một sự cai trị đám đông, nơi 51% con người có thể tước đoạt quyền lợi của 49% còn lại.” (Thomas Jefferson)
“Nền dân chủ chưa bao giờ tồn tại lâu dài. Nó sớm thôi sẽ vô dụng, kiệt quệ và tự giết chết chính mình. Chưa bao giờ có một nền dân chủ nào mà ko tự sát cả.” (John Adams)
“Mỗi cuộc bầu cử giống như một cuộc bán đấu giá đặt tiền trước những món đồ bị trộm.” (H.L. Menken)
“Dân chủ vô biên cũng như chính thể đầu sỏ, một sự chuyên chế bao trùm nhiều người.” (Aristotle)
“Dân chủ là hai con sói và một con cừu biểu quyết về điều chúng sẽ ăn vào bữa trưa.” (Benjamin Franklin)
“Khi con người nhận thấy rằng họ có thể tự bỏ phiếu bằng tiền, điều đó sẽ báo trước cái kết của nền cộng hòa.” (Benjamin Franklin)
“Nền dân chủ là ý chí người dân. Mỗi sáng thức dậy tôi sửng sốt khi đọc trên báo những gì mình muốn.” (Một diễn viên hài vô danh người Hà Lan)
“Về điều này, tôi chắc chắn rằng trong 1 nền dân chủ, số đông công dân sẽ có khả năng thực hiện cuộc đàn áp tàn bạo nhất lên thiểu số…và rằng sự đàn áp thiểu số sẽ mở rộng tới con số lớn hơn nhiều và diễn ra với cơn thịnh nộ ghê gớm hơn, gần như ko thể hiểu nổi đến từ sự thống trị của 1 vương trượng duy nhất.” (Edmund Burke)
“Tôi từ lâu tin rằng những thể chế thuần dân chủ ko sớm thì muộn sẽ phá hủy tự do, hoặc nền văn minh, hoặc cả hai.” (Thomas Macaulay, British liberal thinker)
“5 người trong một căn phòng. Bởi vì 3 người có một góc nhìn và 2 người còn lại có một góc nhìn khác, liệu 3 người đó có bất kỳ quyền đạo đức nào để áp đặt góc nhìn của mình lên 2 người còn lại? Thứ sức mạnh ma thuật nào đến với 3 người này mà vì họ có nhiều hơn một con số so với 2 người, cho nên họ đột nhiên trở thành kẻ sở hữu tâm trí và cơ thể của những người còn lại? Chừng nào là 2 đối 2, chừng nào ta còn cho rằng mỗi người vẫn làm chủ tâm trí và cơ thể của mình; nhưng từ khoảnh khắc có thêm một người nữa, hành xử có trời mới biết vì động cơ gì, đã tự thân gia nhập vào bên này hoặc bên kia, thì cái bên đó sẽ ngay lập tức sở hữu tâm hồn và cơ thể của bên còn lại. Liệu từ trước đến giờ tồn tại một sự mê tín đê hèn và ko thể bào chữa? Chẳng phải đó là hậu duệ trực tiếp của những mê tín xưa cũ về các vị hoàng đế và cao tăng và quyền lực của họ đối với tâm hồn và cơ thể con người?” (Auberon Herbert, 19th century British politician and writer)
“Làm sao ta có thể tiếp tục bảo đảm tiến trình nếu ta ngày càng chấp nhận một lối sống mà chẳng ai sẵn lòng chịu trách nhiệm cho bản thân và mỗi người đi tìm sự an toàn trong chủ nghĩa tập thể?… Nếu cơn điên loạn này tiếp tục, xã hội của ta sẽ suy đồi thành một hệ thống mà trong đó mỗi người đều dắt mũi một ai đó.” (Ludwig Erhard, former German Chancellor)
“Để nêu bật sự công kích tự do đến từ nền dân chủ và sự cai trị số đông, chỉ cần tự hỏi bản thân về số quyết định trong đời mà ta sẽ muốn đưa ra một cách dân chủ. Thế còn chiếc xe ta lái, nơi ta sống, người ta cưới, ăn gà tây hay giăm bông cho bữa tối Lễ Tạ Ơn thì sao? Nếu những quyết định đó được đưa ra bằng quá trình dân chủ, người thường sẽ coi nó như sự chuyên chế chứ ko phải tự do cá nhân. Quá trình dân chủ quyết định xem ta có mua bảo hiểm y tế hay để số tiền đó cho nghỉ hưu ko chẳng phải là một sự chuyên chế ko kém sao? Đối với bản thân ta lẫn đồng bào trên toàn cầu, ta nên ủng hộ tự do, ko phải nền dân chủ mà ta đã trở thành, nơi một Quốc Hội gian trá làm mọi thứ có thể để tập hợp phiếu bầu đa số.” (Walter Williams, Economist)
“Lời lập luận tốt nhất chống lại dân chủ sẽ là cuộc chuyện trò 5 phút với người bỏ phiếu bình thường.” (Winston Churchill)