“Xuyên suốt lịch sử, những nhà hùng biện và nhà thơ tán dương tự do, nhưng chẳng ai nói ta biết tại sao nó lại quan trọng đến vậy. Thái độ của ta đối với những vấn đề đó nên phụ thuộc vào việc ta coi một nền văn minh là cố định hay tiến bộ…Trong một xã hội tiến bộ, bất kỳ hạn chế nào với tự do sẽ làm giảm số lượng những điều được thử và theo đó làm giảm tốc độ tiến bộ. Trong một xã hội như vậy, quyền tự do hành động được ban cho cá nhân, ko phải vì nó cho anh ta sự thỏa mãn nhiều hơn, mà là vì nếu được cho phép đi theo con đường của riêng mình, theo bình quân thì anh ta sẽ phục vụ phần đông chúng ta tốt hơn bất kỳ mệnh lệnh nào mà ta biết cách đề ra.” (HB Phillips)
“Kinh nghiệm nên dạy chúng ta cảnh giác cao độ để bảo vệ tự do khi mục đích của chính quyền là bác ái. Người sinh ra trong tự do vốn tỉnh táo để đẩy lùi sự xâm lăng tự do bởi những kẻ có đầu óc xấu xa. Mối nguy hại lớn nhất tới tự do ẩn núp trong sự xâm lấn quỷ quyệt bởi những con người nhiệt huyết, có ý tốt nhưng ko hiểu rõ.” (L. Brandeis)
“Con người chưa bao giờ trèo lên cao hơn khi anh ta ko biết mình đi đâu.” (Oliver Cromwell)
“Chắc chắn là chẳng có tự do khi con người ko thể làm mọi điều pháp luật cho phép làm; nhưng luật lệ có thể ngăn cấm rất nhiều thứ đến mức loại bỏ hoàn toàn tự do.” (Benjamin Constant)
“Ko gì màu mỡ hơn trong những điều phi thường hơn là nghệ thuật được tự do; nhưng chẳng có gì gian khổ hơn là học việc tự do…Tự do thường được kiến lập bằng gian khó giữa những cơn bão tố; nó được hoàn chỉnh bằng mối bất hòa dân sự; và lợi ích của nó ko thể được trân quý cho đến khi nó đã cũ kỹ.” (Alexis de Tocqueville)
“Những người bạn chân thành của tự do lúc nào cũng hiếm có, và chiến thắng của nó là nhờ vào thiểu số chiếm ưu thế bằng cách kết giao bản thân với những người phụ trợ thường mang mục tiêu khác biệt với họ; và sự kết giao này luôn luôn nguy hiểm, đôi lúc là thảm họa, bởi vì trao cho đối thủ những nguyên cớ để phản đối.” (Lord Acton)
“Một người tự do miễn là anh ta có thể sống và tiếp tục mà ko phải phó mặc cho những quyết định độc đoán từ người khác.” (Ludwig von Mises, Human Action)
“Một người có tự do miễn là anh ta định hình cuộc đời theo như kế hoạch của riêng mình. Một người với số phận bị định quyết bởi kế hoạch của một nhà cầm quyền hợm hĩnh, được ban cho sức mạnh độc quyền để lên kế hoạch, ko tự do theo nghĩa từ “tự do” được sử dụng và hiểu bởi tất cả mọi người cho đến khi cuộc cách mạng ngữ nghĩa của chúng ta ngày nay mang đến một sự nhầm lẫn ngôn ngữ.” (Ludwig von Mises, Human Action)
Phương thuốc cho vấn đề tự do và bó buộc này đã bị rối ren bằng cách xáo trộn nó với vấn đề tình cảnh cuộc sống con người được tự nhiên ban cho. Trong tự nhiên, chẳng có gì được gọi là tự do. Tự nhiên là sự tất yếu tàn nhẫn. Nó là tình trạng mà mọi sinh vật tạo thành bị đưa vào và chúng phải đối phó với nó. Con người phải điều chỉnh cách cư xử với thế giới vốn là. Anh ta thiếu đi sức mạnh để nổi dậy chống lại “quy luật tự nhiên.” Nếu anh muốn thay thế điều kiện thỏa mãn hơn bằng điều kiện kém thỏa mãn hơn, anh ta phải tuân theo chúng.
Khái niệm tự do và phản đề của nó chỉ có nghĩa khi nhắc đến tình trạng hợp tác xã hội giữa con người. Hợp tác xã hội, nền tảng của bất kỳ cuộc sống thực sự văn minh và nhân văn nào, chỉ có thể đạt được bằng 2 phương thức khác nhau. Nó có thể là hợp tác vì giao kèo và sự phối hợp tự nguyện đến từ mọi cá nhân, hoặc nó có thể là hợp tác vì chỉ thị đến từ một Fuhrer (lãnh tụ) và sự lệ thuộc bắt buộc của nhiều người. Hệ thống thứ hai chính là sự độc đoán.” (Ludwig von Mises, Planning for Freedom)
“Nói ngắn gọn, chẳng phải tự do là việc mỗi cá nhân được thoải mái sử dụng hết khả năng của mình, miễn là anh ta ko phương hại ai khác khi làm điều đó?” (Bastiat)
“Nếu ta tự do, liệu nó có nghĩa là ta sau đó dừng kết giao với người khác, giúp đỡ người khác, yêu thương và cứu giúp những người anh em bất hạnh, tìm hiểu bí mật tự nhiên, và cố gắng cải thiện bản thân hết sức có thể?” (Bastiat)
“Nhưng ta, [những người theo chủ nghĩa cá nhân] bảo đảm với những người theo chủ nghĩa xã hội rằng ta chỉ phản đối sự tổ chức ép buộc. Chúng ta phản đối hình thái kết giao thúc ép, ko phải kiểu kết giao tự do. Chúng tôi phản đối tình anh em ép buộc, ko phải tình anh em thực sự. Chúng tôi phản đối sự đoàn kết giả tạo chẳng làm được gì ngoài việc tước đoạt trách nhiệm cá nhân của con người.” (Bastiat)
“…trường hợp sự tự do cá nhân chủ yếu dựa vào nhận thức về cái ngu dốt ko thể tránh khỏi của tất cả chúng ta có liên quan đến rất nhiều yếu tố mà việc đạt được mục đích và phúc lợi dựa vào đó.
Nếu có những người thông suốt, nếu ta có thể biết được ko chỉ những điều ảnh hưởng đến việc đạt được mong muốn hiện tại mà còn ham muốn và nhu cầu tương lai, vậy thì sẽ có rất lý do cho tự do. Và ngược lại, sự tự do cá nhân tất nhiên sẽ khiến cho tầm nhìn xa trông rộng hoàn toàn bất khả thi. Tự do là cái cần thiết nhằm chừa chỗ cho điều ko thể thấy trước và bất định; ta muốn nó là vì ta đã học cách mong đợi cơ hội để thực hiện nhiều mục tiêu từ nó. Bởi vì mỗi cá nhân biết quá ít và nhất là vì ta ít khi biết ai đó hiểu rõ nhất nên ta tin tưởng vào nỗ lực độc lập và đua tranh của nhiều người để tạo nên sự ló diện của cái ta muốn khi nhìn thấy nó.” (Friedrich Hayek, The Constitution of Liberty)
“Từ nền tảng tranh luận tự do này, theo đó ta sẽ ko đạt được mục đích của nó nếu ta giới hạn tự do trong những trường hợp cụ thể mà mình biết rằng sẽ mang lại lợi ích. Tự do chỉ được ban tặng khi biết trước những tác động có lợi của nó ko phải tự do. Nếu ta biết cách tự do sẽ được dùng, vậy thì phần lớn lý do dành cho nó sẽ biến mất. Ta sẽ chẳng bao giờ có được lợi ích của tự do, chẳng bao giờ đạt được những bước phát triển mới ko đoán trước mang đến cơ hội, nó cũng ko được ban tặng khi một số người sử dụng nó dường như ko thiết tha lắm. Do đó, ko có gì phải bàn cãi khi sự tự do cá nhân thường xuyên bị lạm dụng. Tự do tất yếu có nghĩa là nhiều điều ta ghét sẽ được thực hiện. Niềm tin về tự do ko nằm ở những kết quả đoán được trong các trường hợp cụ thể, mà là nằm ở niềm tin rằng, nó sẽ giải phóng nhiều thế lực cho điều thiện hơn ác sau khi cân nhắc kỹ.” (Friedrich Hayek, The Constitution of Liberty)
“Thậm chí có thể nói rằng cơ hội sử dụng tự do để làm một điều nhất định càng ít, nó sẽ càng đáng giá hơn với xã hội nói chung. Cơ hội càng ít có khả năng xảy ra, thì càng hệ trọng hơn khi bỏ lỡ lúc nó xuất hiện, bởi trải nghiệm mà nó mang đến sẽ gần như độc nhất. Cũng có thể đúng khi nói rằng số đông ko trực tiếp hứng thú với hầu hết những điều quan trọng mà bất kỳ người tự do nào nên làm. Bởi vì ta ko biết cách mỗi cá nhân sử dụng tự do như nào cho nên nó mới quan trọng như vậy. Nếu nó ngược lại, vậy thì kết quả của tự do cũng có thể đạt được bằng việc số đông quyết định những gì cá nhân nên thực hiện. Nhưng hành động của số đông tất yếu sẽ giới hạn ở những gì đã được thử và đảm bảo, ở những vấn đề vốn có sự tán thành trong quá trình bàn luận đó mà rằng phải có trước thông qua những trải nghiệm và hành động khác nhau đến từ cá nhân.” (Friedrich Hayek, The Constitution of Liberty)
“Do vậy, lợi ích của tự do ko bị bó hẹp ở người tự do – hay ít nhất, ở một người ko được hưởng lợi phần lớn từ những khía cạnh tự do mà bản thân anh tận dụng. Ko nghi ngờ gì khi mà trong lịch sử, phần đông bị giam cầm đã hưởng lợi từ sự tồn tại của thiểu số tự do và ngày nay, những xã hội bị giam cầm hưởng lợi từ cái họ tiếp nhận và học được từ các xã hội tự do. Tất nhiên, những lợi ích ta nhận được từ tự do của người khác trở nên lớn hơn khi số lượng người có thể thực hành nó tăng lên. Do đó, sự tranh luận về tự do của một số người sẽ áp dụng cho tự do của tất thảy. Nhưng vẫn sẽ tốt hơn cho tất cả nếu có một số người tự do hơn là chẳng có gì và nhiều người được hưởng sự tự do hoàn toàn hơn là tất cả trong sự tự do bó hẹp. Điểm quan trọng ở đây là tầm cấp thiết của việc tự do làm một điều nhất định chẳng liên quan gì tới số lượng người muốn thực hiện chúng: nó có thể gần như mang tỷ lệ nghịch. Một hệ quả của điều này chính là xã hội có thể bị suy yếu bởi sự kiểm soát, mặc dù đại đa số có thể để ý rằng sự tự do của họ đã bị tước đi đáng kể. Nếu ta tiếp tục với giả định rằng chỉ những hoạt động tự do mà số đông thực hành là quan trọng, ta chắc chắn sẽ tạo ra một xã hội trì trệ với mọi đặc tính của sự giam hãm.” (Friedrich Hayek, The Constitution of Liberty)
“Mặc dù tự do ko phải trạng thái tự nhiên mà là tạo tác của nền văn mình, nó ko xuất phát từ mục đích. Thể chế tự do, giống như bất kỳ điều gì tự do tạo nên, ko được thành lập vì con người thấy trước lợi ích mà nó sẽ mang tới. Nhưng, một khi ưu điểm của nó được nhận ra, con người sẽ bắt đầu hoàn chỉnh và mở rộng triều đại tự do vì mục đích đó, để tìm hiểu cách một xã hội tự do hoạt động.” (Friedrich Hayek, The Constitution of Liberty)
“Chúng ta đã thấy những cơ hội học hỏi về các tiềm năng mới mà sự phát triển của nền văn minh liên tục đem lại mang đến một trong những tranh luận chính về tự do; do vậy trường hợp tự do sẽ vô nghĩa nếu, vì sự ghen tỵ của người khác hoặc vì bất đồng với bất kỳ điều gì làm xáo trộn thói quen suy nghĩ in sâu của họ, ta nên bị giới hạn khi theo đuổi các hoạt động nhất định.” (Friedrich Hayek, The Constitution of Liberty)
“Ko nơi nào mà tự do quan trọng hơn nơi mà sự ngu dốt của ta đạt đỉnh điểm nhất – nói cách khác, ở lằn ranh tri thức, nơi chẳng ai có thể tiên đoán điều gì xảy ra phía trước. Dù tự do bị đe dọa ngay cả khi ở đó, nó vẫn là lĩnh vực ta có thể tin cậy hầu hết mọi người tập hợp lại bảo vệ nó khi họ nhận ra mối nguy. Nếu trong cuốn sách này, chúng ta quan tâm tự do chủ yếu ở các lĩnh vực khác, đó là vì ta thường quên mất rằng sự tự do học thuật ngày nay dựa trên một nền tảng rộng lớn hơn nhiều của tự do và ko thể tồn tại nếu thiếu nó. Nhưng mục tiêu tối thượng của tự do là sự gia tăng những khả năng mà con người vượt trội hơn tổ tiên của mình và mỗi thế hệ phải gắng sức góp thêm phần vào đó – phần phát triển tri thức của nó và sự tiến bộ dần dà của niềm tin đạo đức và thẩm mỹ, nơi chẳng phải cho phép bề trên nào để thi hành một loạt các góc nhìn về điều gì đúng và tốt và nơi chỉ có kinh nghiệm thêm nữa có thể quyết định điều gì nên thắng thế.” (Friedrich Hayek, The Constitution of Liberty)