“Có lẽ chưa bao giờ xuất hiện một thời đại lịch sử nào mà các trí thức đóng một vai trò lớn lao hơn trong xã hội như thời đại ta sống. Khi những người tạo ra ý tưởng, trí thức đích thực bị bao lấy bởi một vùng bán dạ rộng lớn gồm những người phổ biến ý tưởng đó – cho dù là nhà báo, giáo viên, cán bộ cho đến người lập pháp hoặc thư ký cho đến thẩm phán, và các thành viên khác của giới trí thức – tầm ảnh hưởng của họ lên quá trình tiến hóa xã hội có thể được coi là đáng kể, hay thậm chí là cấp thiết.” (Intellectuals and Society, Thomas Sowell)
Như đoạn văn từ lời tựa cuốn sách Intellectuals and Society của Thomas Sowell đề xuất, chúng ta hiện nay đang sống trong một thời kỳ mà các trí thức có sức ảnh hưởng lớn. Như đã nói, có rất ít sự thẩm tra về vai trò của trí thức trong tiến trình phát triển xã hội xuyên suốt nhiều thế hệ qua. Tuy nhiên, cuốn sách của Sowell cũng đã đưa ra một nghiên cứu chuyên sâu và phê bình tầng lớp trí thức.
Vì mục đích cuốn sách, Sowell định nghĩa trí thức là:
“một phạm trù nghề nghiệp, những người có nghề nghiệp chủ yếu đương đầu với ý tưởng – nhà văn, giáo sư đại học, và những người dạng vậy… Về mặt bản chất, khái niệm trí thức là kẻ đương đầu ý tưởng, như vậy – ko phải người áp dụng thực tiễn ý tưởng – giống như kỹ sư áp dụng các nguyên lý khoa học phức tạp để tạo nên kết cấu hay cơ chế vật lý.” (Intellectuals and Society, Thomas Sowell)
Để hiểu vai trò của trí thức trong vài thế kỷ qua – dù tốt hơn hay tệ đi – Sowell đã nhấn mạnh ngay từ đầu trong cuốn sách rằng cần phải nhận ra giới trí thức cũng có khả năng khuyến khích các ý tưởng dẫn tới kết luận sai lệch và kết quả ko mong muốn, bởi họ là người đưa ra ý tưởng phản ánh sự hiểu biết rõ ràng về cách xã hội vận hành. Trên thực tế, Sowell tranh luận rằng giới trí thức của thế kỷ 20 và 21, ở một quy mô lớn, ủng hộ những ý tưởng gây ra đau khổ triền miên, khốn khó và cái chết. Một ví dụ điển hình sự ủng hộ chủ nghĩa cộng sản mạnh mẽ của trí thức vào thế kỷ 20, như Sowell viết:
“George Orwell nói rằng một số ý tưởng ngu xuẩn đến nỗi chỉ có trí thức mới tin chúng, bởi chẳng có người bình thường nào ngu ngốc đến vậy. Thành tích của trí thức thế kỷ 20 đặc biệt kinh hoàng ở khía cạnh này. Hiếm có nhà độc tài đồ sát hàng loạt của thế kỷ 20 nào mà lại thiếu đi những người ủng hộ trí thức, ko chỉ ở trong quốc gia của hắn, mà còn ở các nền dân chủ bên ngoài, nơi con người được tự do nói bất kỳ điều gì mình muốn. Lenin, Stalin, Mao và Hitler đều có người mến mộ, bào chữa và biện hộ trong giới trí thức ở các quốc gia dân chủ phương Tây, mặc cho sự thực rằng những nhà độc tài này sau cùng giết chết đồng bào mình ở một quy mô chưa từng có ngay cả bởi các chế độ chuyên chế trước chúng.” (Intellectuals and Society, Thomas Sowell)
Một câu hỏi mà Sowell dành nhiều thời gian để suy ngẫm đó là làm cách nào và tại sao tầng lớp trí thức có thể lách khỏi việc khuyến khích ý tưởng được minh chứng là có sức tàn phá ghê gớm. Một lý do Sowell xác định là có liên quan tới tiêu chí đánh giá ý tưởng của trí thức so với tiêu chí thành công sử dụng trong nghề nghiệp như là kỹ thuật, y học, hay nghiên cứu khoa học.
Ví dụ, một kỹ sư xây cầu và phạm lỗi khiến cho nó sụp xuống, vậy thì danh tiếng của người kỹ sư đó sẽ bị hủy hoại. Trong các lĩnh vực như kỹ thuật, cũng như nghiên cứu khoa học, y học vân vân… thường sẽ có tiêu chí bên ngoài giúp cho người khác đánh giá thành công hay thất bại trong công việc của người đó. Ở ví dụ xây cầu, tiêu chí bên ngoài chính là liệu cây cầu đó có chịu được tải trọng hay ko; ở y học, nó sẽ là liệu một phương hướng điều trị nhất định có loại bỏ được một trong số những căn bệnh hay ko.
Tuy nhiên, vấn đề khi đánh giá ý tưởng của trí thức đó là thường thì hệ quả của ý tưởng họ khuyến khích ko thể đánh giá bằng tiêu chí bên ngoài rõ ràng dễ thấy được. Ví dụ, khuyến khích ý tưởng về một học thuyết kinh tế như là tăng lương tối thiểu hoặc giảm lãi suất nhân tạo, sẽ khó để ước lượng liệu một ý tưởng như thế sẽ dẫn tới kết quả có lợi hay ko vì tính phức tạp của nền kinh tế. Do đó, ngay cả khi chính sách mà tầng lớp tri thức ủng hộ gây ra kết quả tiêu cực, họ có thể cho rằng các yếu tố khác mới là nguyên do chứ ko phải ý tưởng của họ.
Vắng bóng tiêu chí bên ngoài rõ ràng để đánh giá chất lượng ý tưởng đã dẫn tới tình trạng trí thức thường bị đánh giá đơn thuần qua việc ý tưởng của họ phù hợp như nào tới thế giới quan thịnh hành của tầng lớp trí thức. Điều này cho phép trí thức khuyến khích ý tưởng phản ánh sai lệch cách vận hành của một xã hội và khả năng này có thể cực kỳ nguy hiểm khi tầng lớp trí thức trở nên gắn kết với những ai cai trị một quốc gia, như Sowell giải thích:
“Khi sự phê chuẩn bên ngoài duy nhất dành cho cá nhân là những gì người khác tin vào, thì mọi thứ sẽ phụ thuộc vào người khác. Nếu họ chỉ đơn thuần là giống tính nhau, vậy thì sự đồng thuận của một nhóm về ý tưởng mới đặc thù sẽ dựa vào những gì nhóm đó vốn đã tin vào – và bỏ qua tính thực nghiệm hợp lệ của ý tưởng đó ở thế giới bên ngoài.
Tuy nhiên, ý tưởng bị niêm phong khỏi thế giới bên ngoài vì nguồn gốc hoặc sự hợp lệ của nó có thể sẽ mang tác động lớn lên thế giới bên ngoài mà hàng triệu con người đang sống. Ý tưởng của Lenin, Hitler, và Mao có tác động khổng lồ – và thường là gây chết người – lên hàng triệu con người, tuy nhiên, các ý tưởng này có rất ít tính hợp lệ bên trong chúng hay bên trong con mắt của những người nằm ngoài nhóm môn đồ cùng ý kiến và người nắm giữ quyền lực cấp dưới.” (Intellectuals and Society, Thomas Sowell)
Tiêu chí đánh giá ý tưởng của trí thức theo đó chỉ là một trong nhiều vấn đề mà Sowell xác định là góp phần vào khả năng áp đặt mong muốn thường là rắc rối của trí thức lên xã hội. Khảo sát những thứ như vấn đề tri thức, sự phát triển của kết cấu quyền lực tập trung, mối quan hệ giữa trí thức và chính trị gia, và một số điều phỏng đoán trước hay nhận định mà nhiều người ở tầng lớp trí thức nắm giữ liên quan tới hoạt động xã hội, Sowell đưa ra một lời chỉ trích gay gắt về vai trò trí thức trong nhiều thế hệ qua. Ở gần cuối cuốn sách, ông viết đoạn như sau, và cho những ai hứng thú với lời giải thích đủ đầy về nhận định như này, rất khuyến nghị đọc cuốn Intellectuals and Society:
“Trí thức đã thực sự làm điều gì cho xã hội – và ở cái giá nào?… Các lĩnh vực mà ta chứng kiến nhiều tiến bộ vượt bậc – ví dụ, khoa học, công nghiệp, và y học – như thuật ngữ đã được sử dụng ở đây, phần lớn là các lĩnh vực nằm ngoài tầm ngắm và ảnh hưởng của trí thức. Ở các lĩnh vực nằm trong tầm ngắm và ảnh hưởng của giới trí thức hơn, như giáo dục, chính trị và luật pháp, ta đã thấy những thụt lùi đáng kể, và thậm chí nguy hiểm.” (Intellectuals and Society, Thomas Sowell)