“Quái vật tồn tại, nhưng số lượng chúng quá ít để thực sự nguy hiểm; con quái vật nguy hiểm nhất là những người [đàn ông và phụ nữ] bình thường sẵn sàng tin tưởng và vâng lời mà ko đặt ra câu hỏi.” (Primo Levi, The Truce)
Liệu một xã hội yên bình và thịnh vượng có dựa trên sự tuân thủ nghiêm túc luật lệ và mệnh lệnh nhà nước? Bỏ phiếu có phải cách phù hợp duy nhất để thể hiện sự bất mãn với mệnh lệnh của chính trị gia và quan chức ko? Trong khi hệ thống trường học và phương tiện truyền thông chính thống cố gắng thấm nhuần ta bằng tư duy vâng lời và trong khi chính trị gia mong muốn sự phục tùng gần như mù quáng từ dân số thì lịch sử lại kể câu chuyện khác về giá trị của việc luôn làm theo những gì được bảo. Trong Video này, chúng tôi sẽ bàn luận lý do tại sao sự vâng lời, ko phải bất tuân là mối đe dọa lớn nhất tới nhân loại, đồng thời tìm hiểu cách bất tuân dân sự giữ cho một xã hội tự do như nào.
“Vấn đề ko phải bất tuân, mà là vâng lời.” (Howard Zinn, Civil Obedience is the Problem)
“Câu hỏi thực sự ko phải là biết lý do tại sao con người nổi loạn, mà là tại sao họ ko làm thế.” (Wilhelm Reich)
Trong khi chị em nhà Grimke, nổi tiếng vì tác phẩm về người theo chủ nghĩa bãi nô và phong trào đòi quyền bỏ phiếu của phụ nữ vào thế kỷ 19, đã nói theo cách này:
“Học thuyết về sự phục tùng mù quáng và quy phục hoàn toàn trước bất kỳ quyền lực nào của con người, cho dù là dân sự hay giáo hội [tức là tôn giáo] là học thuyết của chế độ chuyên quyền.” (Sarah Grimke, Angelina Grimke “On Slavery and Abolitionism: Essays and Letters”)
Vào thế kỷ 20, khi hàng triệu triệu thi thể chất đống ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa và phát xít, điều đó trở nên rõ ràng với tất cả những ai quan tâm tới việc nhìn nhận rằng sự tuân thủ có thể giết người. Ở Liên Xô, Phát Xít Đức, Campuchia, Trung Quốc và Bắc Hàn, ko phải sự nổi loạn hoặc coi thường luật pháp đã khiến hàng trăm triệu người chết sớm mà là sự thực rằng ở các quốc gia đó, người dân quá vâng lời. Họ tuân theo luật lệ vô đạo đức và họ chấp nhận mệnh lệnh từ các chính trị gia và quan chức có tính tàn phá về mặt xã hội. Trải nghiệm tồi tệ ở các quốc gia đó đã dạy cho ta bài học cực kỳ quan trọng, nhưng nó thường dễ bị lãng quên: đôi khi chính sự vâng lời, ko phải bất tuân mới là tội ác thực sự, hay như Peter Ustinov viết trong một bài báo ở the New Yorker năm 1967:
“Trong nhiều thế kỷ, con người bị trừng phạt vì bất tuân. Tại [các phiên tòa xử Phát Xít] ở Nuremberg, lần đầu tiên con người bị trừng phạt vì vâng lời. Hệ quả của tiền lệ này chỉ mới bắt đầu được cảm nhận bây giờ.” (Peter Ustinov, New Yorker)
Nhưng kể cả nếu luật lệ dẫn tới sự đau khổ của những người vô tội và hủy diệt xã hội nên được bất tuân, điều này được minh chứng là cực kỳ khó nhằn sau khi một quốc gia rơi vào chủ nghĩa toàn trị toàn diện. Bởi đi cùng với nó là sự nô dịch dân chúng. Đầu tiên là sự nô dịch hóa tâm trí đám đông thông qua tuyên truyền liên tục và sau đó là nô dịch hóa thể lý thông qua giám sát hàng loạt, lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp với nhiệm vụ chính là giữ mọi người trong trạng thái phục tùng. Dưới những điều kiện áp bức của nhà nước tập trung hóa toàn quyền này, sự bất tuân đòi hỏi hành động ý chí anh dũng để phá lệ có thể dễ dàng trả giá bằng mạng sống của một người. Điều khiến cho sự bất tuân thậm chí còn thử thách hơn nữa dưới chế độ toàn trị đó là khi nhà nước kiểm soát tất thảy, hoạt động kinh tế sẽ bị ngừng trệ. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu hụt những thứ thiết yếu trong đời, và khi con người bị đói thì việc tìm kiếm thức ăn, ko phải chống lại chuyên chế, là ưu tiên hàng đầu, hay như Theodore Dalrymple giải thích:
“Trong [chủ nghĩa toàn trị], thiếu sót của cải vật chất, ngay cả những món thiết yếu, ko phải là trở ngại mà là lợi thế tuyệt vời cho kẻ thống trị. Những thiếu sót này ko phải tình cờ đối với sự khiếp đảm, mà là một trong những công cụ quyền lực nhất của nó. Thiếu hụt ko chỉ khiến tâm trí con người bám chặt vào bánh mì và xúc xích, và chuyển hướng năng lượng của họ cho việc mua sắm chúng để họ ko còn thời gian hay khuynh hướng lật đổ, nhưng sự thiếu hụt cũng có nghĩa là con người có thể bị đưa ra để cung cấp tin tức, do thám và phản bội lẫn nhau một cách rất rẻ tiền…” (Theodore Dalrymple, The Wilder Shores of Marx: Journeys in a Vanishing World)
Do đó, bất tuân ko phải thuốc giải cho chủ nghĩa chuyên chế toàn diện. Đúng hơn, bất công là biện pháp phòng ngừa nó. Nhưng để hiệu quả trong việc trả lại tự do cho xã hội có nguy cơ mất đi nó, bất tuân phải được sự ủng hộ rộng rãi, nói cách khác, nó phải mang hình thái bất tuân dân sự. Khi một cá nhân thực hành bất tuân theo hướng đơn độc, điều này ám chỉ tới sự bất đồng chính kiến hoặc chống đối có lương tâm. Mặt khác, bất tuân dân sự xảy ra khi một nhóm người ko vâng lời và theo hướng công khai. Hành động bất tuân thủ quy mô lớn này gửi một thông điệp mà chẳng chính trị gia nào muốn nghe: con người ko còn sợ họ nữa, ko còn tôn trọng và sẽ ko còn vâng lời họ nữa. Hình thái cai trị hiện tại được cho là ko còn đáng hoan nghênh nữa và đối nghịch với một cuộc biểu tình, qua đó dân chúng yêu cầu trả lại tự do, với bất tuân dân sự, dân chúng bắt đầu giành lại tự do, hay như Murray Rothbard giải thích:
“…sự phản kháng phi bạo lực quy mô lớn như phương thức lật đổ chuyên chế, bắt nguồn trực tiếp từ…sự thực rằng mọi quyền lực dựa vào sự đồng thuận của đám đông chủ thể… Bởi nếu chuyên chế…dựa trên sự đồng thuận đám đông, vậy thì cách rõ ràng để lật đổ nó chỉ đơn thuần là thông qua việc rút lại hàng loạt sự đồng thuận đó. Sức nặng của chuyên chế sẽ nhanh chóng và bất thình lình sụp đổ dưới cuộc cách mạng phi bạo lực như này.” (Murray Rothbard, Intro to Politics of Obedience)
Nhưng làm sao để có đủ người thức tỉnh về tính cấp thiết của việc bất tuân các luật lệ gây tàn phá xã hội? Nói cách khác, điều gì dẫn tới phong trào bất tuân dân sự có thể đánh bại chuyên chế? Một chiến thuật khả thi đó là sử dụng lý lẽ, Logic và tranh luận để khiến đám đông nhận thức về sự dối trá, lừa dối và thao túng được sử dụng để dồn họ vào chủ nghĩa toàn trị. Cách tiếp cận này dựa trên quan điểm rằng nếu sự thật được phô ra và tuyên truyền bị giải thiết kế, hầu hết sẽ bất chấp vùng dậy và cởi bỏ xiềng xích của mình. Nhưng lời kêu gọi lý lẽ và bằng chứng chỉ có tác dụng đối với tâm trí cởi mở và dễ tiếp thu và khi chuyên chế đang trỗi dậy thì ngày càng ít tâm trí hơn tồn tại ở trạng thái này. Đúng hơn, sự sợ hãi, bối rối, giận dữ và bất định sẽ xảy ra lan tràn và những cảm xúc này có thể dễ dàng lấn át sức mạnh lý trí.
“Đám đông đè bẹp góc nhìn sâu sắc và suy nghĩ vẫn còn khả thi bên trong cá nhân…Sự tranh luận lý trí có thể thực hiện cùng với một vài triển vọng về thành công chỉ miễn là tính cảm xúc của một tình huống nhất định ko vượt quá mức độ phê phán nhất định. Nếu nhiệt cảm xúc vượt qua mức độ này, khả năng mang bất kỳ tác động nào của lý trí sẽ chấm dứt và vị trí của nó sẽ bị thế chỗ bằng các câu khẩu hiệu và điều ước ảo tưởng-hão huyền. Điều đó có nghĩa là, một kiểu kết quả do tập thể chiếm hữu nhanh chóng phát triển thành một bệnh dịch tinh thần.” (Carl Jung, Civilization in Transition)
Điều quan sát được rằng một con người có thể trở nên miễn nhiễm với Logic và lý lẽ được chia sẻ bởi nhà văn Elie Wiesel, người khi đến thăm Liên Xô đã viết:
“Logic sẽ ko giúp ta ở đây. Ta có Logic, chúng có Logic của riêng chúng, và khoảng cách giữa 2 bên ko thể khắc phục bằng từ ngữ.” (Elie Wiesel)
Điều cần thiết hơn từ ngữ và tranh luận chính là những cá nhân bất đồng chính kiến đóng vai trò như tấm gương động lực cho các phong trào bất tuân dân sự lớn hơn. Bởi sức mạnh của tấm gương luôn ngự trị mạnh nhất ở khả năng ảnh hưởng người khác của nó. Khi mọi người thấy ai đó sẵn lòng chịu rủi ro để bảo vệ niềm tin của mình, và rằng từ ngữ của họ thích hợp với hành động, điều này sẽ làm tăng thêm lòng tin cho vị thế của họ. Và trong khi tấm gương về một người bất đồng chính kiến có thể ko đánh thức những ai mù quáng nhất trước xiềng xích kiểm soát đang đặt xung quanh mình, thì nó có thể gây ra ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều người lưỡng lự về điều để nghĩ và cách hành động. Nhưng thiếu đi số ít gan dạ sẵn lòng trở thành tấm gương cho người khác, một kiểu nan đề tù nhân sẽ tồn tại: ko ai sẵn lòng trở thành người đầu tiên bất tuân, và do đó mọi người đều ngồi vu vơ bằng cách hy vọng rằng người khác sẽ cứu lấy xã hội cho mình:
“Vậy thì, có nhiều người khác trình độ tốt hơn, có năng lực và hiệu quả hơn tôi. Một đám đông với những tâm hồn thiện chí được chiếu lên đường chân trời, sẵn sàng ló diện, để tôi có thể rút lui dễ dàng hơn: một ý chí khác sẽ hành động thay vì tôi, và tốt hơn thế nhiều.” (Frederic Gros, Disobey)
Nhưng câu hỏi mà người đi đầu tiềm năng sẽ đối mặt đó là khi nào thì sự bất tuân là thích hợp? Bởi, trong khi việc bất tuân là tương đối dễ dàng khi một trào lưu bất tuân dân sự đã có đà phát triển, người bất đồng chính kiến ban đầu đối mặt một tình thế khó xử thách thức. Liệu bất tuân có đáng rủi ro? Có phải hành động tuân thủ đã đạt tới mức độ vô đạo đức đến nỗi việc phục tùng chính là đồng lõa với sự hủy hoại xã hội và gây tổn hại tới cuộc đời vô tội? Mỗi người phải trả lời những câu hỏi này cho bản thân, nhưng một đáp án thường tới từ bên trong như một chỉ thị lương tâm:
“Từ nguyên học của chữ “lương tâm” bảo ta rằng có một hình thái “tri thức” đặc biệt… Tính riêng biệt của “lương tâm” đó là nó là tri thức hoặc sự chắc chắn về giá trị cảm xúc của ý tưởng ta có liên quan tới động cơ hành động của mình.” (Carl Jung, Civilization in Transition)
Lương tâm là trạng thái được cảm nhận, nó là hình thái bản năng của tri thức về cái đúng hoặc sai của hành động. Một trong những ví dụ lịch sử nổi tiếng nhất về một cá nhân dựa vào lương tâm mình để chỉ dẫn ông thực hiện hành động bất tuân đó là Socrates. Socrates được lệnh bắt giữ một người vô tội và đưa ông ta tới chỗ chết bởi Thirty Tyrants (30 tên bạo chúa). Tuy nhiên, ông ko thực hành sự tuân thủ mù quáng kể cả nếu mệnh lệnh đó đến từ những kẻ bạo chúa nắm quyền sinh sát với mình. Thay vào đó, Socrates lắng nghe lương tâm:
“…Thirty gửi cho tôi” Socrates nói “…và ra lệnh [tôi] mang Leon và người Salamis đi xử tử…Tuy nhiên, tôi lại cho thấy lần nữa thông qua hành động, ko phải chỉ lời nói, rằng tôi tuyệt đối ko quan tâm tới cái chết…nhưng tôi cố hết sức quan tâm rằng mình ko làm bất kỳ điều gì bất công hoặc tội lỗi…Về phần chính quyền kia, mọi quyền lực của nó ko khiến tôi sợ hãi mà làm bất kỳ điều gì bất công…Tôi chỉ đơn giản về nhà.” (Plato, The Apology)
Trong cuộc sống thường ngày của mình, lương tâm của ta có khuynh hướng nói ra kín đáo và thông điệp nó gửi đi thường mơ hồ. Nhưng điều này có thể dùng để làm lợi thế cho một người khi đưa ra quyết định về việc liệu bất tuân bây giờ đã trở thành lựa chọn đúng đắn hay ko. Bởi như Jung chỉ ra, trong khi nhiều nan đề đạo đức của cuộc sống chỉ gợi ra tiếng thì thầm lương tâm, thì có những thời điểm khi lương tâm ta nói lên ồn ào và rõ ràng đến nỗi dường như nó là tiếng gọi của vị thần hay như Jung viết trong Civilization in Transition:
“Từ thời xa xưa, lương tâm ít được nhiều người hiểu như chức năng tinh thần hơn là sự can thiệp thần thánh; thực vậy, mệnh lệnh của nó được coi là…giọng nói của Chúa. Góc quan này cho thấy giá trị và tầm quan trọng nào đã và vẫn còn gắn liền với hiện tượng lương tâm… Lương tâm…ra lệnh cá nhân tuân theo tiếng nói nội tâm kể cả với nguy cơ lạc lối.” (Carl Jung, Civilization in Transition)
Nếu lương tâm ra lệnh ta dừng tuân theo những luật lệ bất công và nếu mỗi lần ta làm ngược lại, ta sẽ trải nghiệm cảm giác ghê tởm và tội lỗi, ta sau đó đối diện một lựa chọn khó nhằn: hoặc ta tuân theo lương tâm và trở thành người bất đồng chính kiến hoặc ta tiếp tục tuân theo mệnh lệnh của bạo chúa và trở thành kẻ phản bội chính mình. Đàn ông và phụ nữ với tiếng nói nội tâm thốt ra lớn nhất khi đối diện sự chuyên chế trỗi dậy là những người có khả năng cao tiến bước với tư cách là người bất đồng chính kiến và khi sự rung động lương tâm chung vang lên khắp xã hội thì bất tuân dân sự sẽ trở nên khả thi. Đầu tiên, tiếng gọi lương tâm được đáp lại bởi số ít tương đối, nhưng số ít này đóng vai trò như tấm gương cho người khác. Việc có đủ người đi theo để tạo ra phong trào bất tuân dân sự hay ko phụ thuộc vào mức độ vẫn khao khát tự do của quần chúng so với mức độ quần chúng đã bị khuất phục về mặt tâm lý bởi sợ hãi, thù ghét và hoang mang gieo rắc bởi tuyên truyền từ bạo chúa. Tuy nhiên, nếu sự chuyên chế gõ cửa xã hội ta đang sống và nếu lương tâm ta sau đó ra lệnh nên ngừng đồng lõa với tội ác vâng lời, ta nên giữ trong đầu lời nhận xét sau đây bởi Henry David Thoreau:
“Bất tuân là nền tảng thực sự của tự do. Kẻ vâng lời sẽ là nô lệ.” (Henry David Thoreau, Civil Disobedience)