Vài ý của nhân cách phụ Sang Do khi dịch series what is man sau khi xem phản ứng của các feng.
Post dễ đọc. Không phải lo. Hè hè.
Giới thiệu, mục đích của mình khi dịch bài, và một vài ý để tránh sốc thuốc.
Cái tên nói lên tất cả, tác phẩm này chủ yếu bàn về bản chất của con người. Ý chính của tác phẩm là: con người giống như một cỗ máy, a mind-body complex; khả năng của cỗ máy dựa vào 2 yếu tố: nguyên liệu tạo nên nó và ngoại lực ảnh hưởng lên nó, cỗ máy ko có quyền kiểm soát gì cả, nó hoạt động một cách tự động. Tất cả mọi hoạt động của cỗ máy đều bắt nguồn từ sự thúc đẩy duy nhất: nhu cầu làm hài lòng, sự chấp thuận của bản ngã. Từ ý chính này, Mark Twain giải thích thêm những ý liên quan về free will, bản năng/trực giác vs. lý trí, truth seeker (những người tìm kiếm chân lý) và cách mà con người bám dính vào hệ thống niềm tin và bị dẫn dắt bởi những ý tưởng… và còn nhiều chi tiết nữa. Cuộc nói chuyện giữa ông già và thanh niên khá là densed (cô đọng, đậm đặc). Như mọi tác phẩm đỉnh cao khác thì mỗi câu mỗi đoạn đều là những ý quan trọng, ko thể nào cắt ngắn hay summary đc; muốn hiểu đúng thì chỉ có đọc hết bài.
Mục đích mình dịch tác phẩm này là gì? (phần này chủ yếu là mình thể hiện cái tôi và khoe nếp nhăn não của mình, skip cũng đc)
Những ý trong tác phẩm thì mình đã lờ mờ nhận ra khoảng 4-5 năm trước gì đấy. Lờ mờ nhận ra thôi. Nếu lúc đó mình đọc đc tác phẩm này thì mình đã tiết kiệm đc hơn 1 năm nhai nuốt xử lý những kiến thức này từ những nguồn khác. Những ý này ko có gì mới cả. Nếu bạn đọc Ấn Độ giáo, ví dụ điển hình là Chí Tôn Ca đi, thì bạn sẽ thấy vài điểm đc nhắc đi nhắc lại là ‘làm việc ko vụ lợi, ko mong cầu thành quả’, ‘ko có gì ngoài God’, ‘tất cả mọi thứ đều là do God ban cho’, ‘fix your mind on pure awareness’. Hoặc như Ramana Maharshi với câu hỏi “tôi là ai?”, ko phải là cỗ máy con người, ko phải là mind-body complex, việc của bạn là tận hưởng chuyến đi, tận hưởng những cảm xúc (vui, buồn, hối hận, sợ hãi, yêu…) mà cỗ máy có thể mang lại, để cỗ máy tự động làm việc của nó,… Và mục đích của câu hỏi “tôi là ai?” ko phải là để biết bạn là ai, tâm trí ko thể biết, câu hỏi đấy ko có câu trả lời; mục đích của nó là để phá hủy tâm trí, sau đó phá hủy luôn chính nó, ko còn khái niệm, ko còn cơ thể hay tâm trí, chỉ còn bạn. Hoặc nếu bạn đọc kinh Phật thì bạn có đc luôn kết luận, ‘There’s no I’, ‘Ko có cái Tôi’, aka vô ngã. Cái người nghĩ rằng nó đang nhìn thấy những dòng chữ này, hiểu và gật đầu, hay ko đồng ý và lắc đầu, yeah, bạn đó, bạn ko tồn tại. Những câu này là ngón tay chỉ trăng thôi, nó chỉ trực tiếp ra bên ngoài tâm trí, chứ bản thân mấy câu đó nó ko make sense đâu, ko cần quan tâm làm gì. Mình 100% coi những dòng này là lời lảm nhảm của 1 thằng ngáo. Lảm nhảm xong thì mình vẫn phải ăn ngủ ỉa đái như mọi người.
What is Man là một bài tiểu luận triết học, philosophical essay, dưới hình thức đối thoại. Mark Twain ko trực tiếp chỉ thẳng ra bên ngoài tâm trí như Vedanta, Buddhism, hay Taoism, Mark Twain chỉ tát một cái cho bạn tỉnh ra là bạn đang bị chi phối bởi những ảo tưởng (rằng bạn có quyền kiểm soát, bạn ko ích kỷ, bạn sở hữu những ý tưởng…). Bạn nghĩ ‘What is Man’ dark deep quá ư? ‘What is Man’ chỉ là một cái gãi nhẹ, một cái tát yêu, nếu đem so với những kinh điển của các tôn giáo lớn. Đây là mình nhìn từ góc nhìn tôn giáo, nhìn từ góc nhìn khác và so sánh với những tác phẩm khác thì ‘What is Man’ vẫn khá là chất. Nhưng đấy là do Mark Twain còn đang nhẹ tay, viết với tâm thế hài hước là chính. ‘What is Man’ chưa phải là toàn thành công lực, hay những suy nghĩ dark deep nhất của Mark Twain đâu. Đây là một quote trong ‘The Mysterious Stranger’, tác phẩm cuối cùng của Mark Twain:
“You are not you–you have no body, no blood, no bones, you are but a thought. I myself have no existence; I am but a dream–your dream, a creature of your imagination. In a moment you will have realized this, then you will banish me from your visions and I shall dissolve into the nothingness out of which you made me. I am perishing already, I am failing, I am passing away. In a little while you will be alone in shoreless space, to wander its limitless solitudes without friend or comrade forever—for you will remain a thought, the only existent thought, and by your nature inextinguishable, indestructible. But I, your poor servant, have revealed you to yourself and set you free. Dream other dreams, and better!…
“Nothing exists; all is a dream. God—man—the world—the sun, the moon, the wilderness of stars—a dream, all a dream; they have no existence. Nothing exists save empty space—and you!”
Nghe chả khác gì Dzogchen hay Vedanta. Xin nhắc lại lần nữa, đừng cho những câu trên là tuyệt đối, chúng chỉ là ngón tay chỉ ra bên ngoài tâm trí.
Hơi bị nhiều người khi tìm hiểu tâm linh thì dừng lại ở những lý thuyết hay câu chuyện ngọt ngào như là bạn là một linh hồn, bạn có một hành trình, nhiều bài học; hoặc là cứ sống tốt thì sẽ đc lên thiên đàng, cõi 5D, đầu thai cõi trời, hay tịnh độ gì gì đấy. Tốt thôi, chả có gì sai cả. Mình thì coi việc đó là mơ mộng, chạy trốn thực tại, mình chỉ biết tất cả những gì mình có là hiện tại, ngoài đó ra mình chả biết gì nữa. Quên hết khái niệm lý thuyết đi, ngay lúc này thì trải nghiệm của bạn là gì, bạn thực sự biết gì? ‘What is Man’ đối với mình là một lớp Thiền 101 phiên bản phương Tây. Ở đây, Mark Twain giúp bạn phá chấp, thấy rõ động cơ và cơ chế của cỗ máy con người.
Phần thể hiện và khoe não đã xong.
Mục đích dịch bài và share bài ngoài việc thể hiện cái tôi của mình ra, còn có mục đích xả chữ. Giống như đi ỉa vậy, chữ trong bụng nhiều quá thì phải xả, người nhẹ nhõm để đi làm việc khác. Và cũng giống như ông truyền giáo trong Câu Chuyện Nhỏ ở chap 2, con người có một tính cách là thích làm người ta suy nghĩ giống mình. Mình cũng chả khác.
Một vài ý để tránh sốc thuốc. Mục đích phần này là để cung cấp cho cỗ máy của bạn 1 vài suy nghĩ, những nguyên liệu để nó có thể tạo ra suy nghĩ tích cực.
Có thể bạn đọc xong, bị thuyết phục, và nhận ra cuộc đời thật là đen tối, bản chất con người thật ích kỷ; hoặc là bạn thấy bạn chẳng khác gì nô lệ của Bản Ngã và những nhu cầu của nó. Và cỗ máy bạn rơi vào trầm kẻm.
Tự nhiên ko xấu, sự thật ko xấu, nó chỉ là nó. Bạn đã luôn luôn sống trong sự thật này. Chỉ là bạn đã tô màu hồng bằng những ảo tưởng lên cuộc sống quá lâu, đến khi bạn nhận ra bản chất của tự nhiên rồi bạn cho nó là đen tối. Cừu ăn cỏ, hổ ăn cừu, người thì ăn luôn cả hổ và cừu, đôi lúc để lên cao hơn nữa thì người ăn hại nhau, đến lúc chết thì vi khuẩn sâu bọ nấm lại ăn người. Chả có gì xấu. Ko thể bắt con hổ đi ăn chay. Ko thể bắt người chịu chết để hổ lên top chuỗi thức ăn, hay hướng dẫn mấy con cừu chống lại hổ. Mọi cỗ máy đều có tạo tác và giới hạn của nó. Ích kỷ ko xấu, ích kỷ chỉ là một phần của tự nhiên. Cảm thấy tốt hơn chưa?
Khi bạn sống với ảo tưởng, các hệ tư tưởng thay phiên nhau điều khiển bạn, và đấu tranh với nhau. Khi bạn nhận ra bạn đã luôn luôn làm việc chỉ vì bản thân mình (đúng hơn là bạn làm việc vì lý tưởng cao nhất của bạn, bạn đang bám dính vào lý tưởng nào nhất?), thì bạn ko còn bị rối nữa, bạn biết rõ bạn muốn gì, bạn làm việc hiệu quả hơn, hạnh phúc hay đau khổ đến từ chính bạn, ko phải từ bên ngoài. Ông Chủ của bạn dễ tính, rõ ràng hơn. Điểm này hình như đc nói đâu đó trong tác phẩm.
Rồi có lẽ bạn sẽ thấy là mọi thứ chỉ đang xảy ra theo lập trình, just the universe unfolding itself, ngôn từ Phật thì là vạn sự tùy duyên. Người ta làm việc xấu với bạn, ko có gì đáng buồn đáng giận, nhân duyên mà. Bạn biết cảm thông hơn và vị tha hơn, một cách tự nhiên. Bạn là một winner, nhân duyên thôi; bạn trở nên khiêm tốn hơn. Bạn là loser, nhân duyên nốt. Bạn vẫn cố gắng trở nên tốt hơn, vì bạn luôn trong quá trình huấn luyện từ lúc sinh ra cho đến chết, nhưng bạn ko tự gượng ép hay lo lắng, bạn tin vào quá trình, sự cố gắng xảy ra tự nhiên, ko gây mệt mỏi. Mọi thứ ko có gì khác, chỉ có nhận thức và thái độ của bạn khác. Bỏ hết khái niệm, mọi thứ ko tốt cũng ko xấu, mọi thứ chỉ như nó là. Và mọi khoảnh khắc đều hoàn hảo, tuyệt diệu, pure magic. Cảm thấy tốt hơn chưa?
Bạn ko làm gì khác ngoài ích kỷ, ích kỷ là thứ duy nhất bạn làm; nếu nghĩ kĩ câu này thì bạn sẽ thấy là ích kỷ là một khái niệm thừa thãi do bạn tạo ra. Không có ích kỷ, bởi vì ích kỷ là làm, làm là ích kỷ. Bạn chỉ làm. Just do it. (nếu nghĩ kĩ hơn nữa thì bạn là làm, làm là bạn; bỏ luôn khái niệm ‘bạn’ hay ‘làm’ đi vì 2 khái niệm ko tách biệt với nhau).
Vấn đề tiếp theo là sense of self, cảm giác bản ngã, cái tôi. Cỗ máy định dạng ‘tôi là mind-body complex’, thì nó sẽ chỉ yêu chính nó, tất cả mọi thứ hay mọi người khác chỉ là công cụ thỏa mãn tình yêu của nó. Cỗ máy nghĩ nó là bộ não, điều khiển cơ thể; thì nó sẽ phần nào quan tâm đến cơ thể, vì cơ thể chỉ là công cụ thỏa mãn bộ não. Nếu cỗ máy nghĩ nó là một phần ko tách biệt với xã hội, một tế bào của 1 sinh vật; thì nó sẽ xem cơ thể người khác như cơ thể nó, thỏa mãn người khác là thỏa mãn bản thân nó. Cỗ máy nghĩ nó là một vĩ nhân, thì nó sẽ hành động theo cái định nghĩa ‘vĩ nhân’ mà nó đặt ra. Vấn đề người tốt vs. người xấu có thể xem như người tốt có tầm nhìn xa hơn, họ thương người như thể thương thân; còn người xấu thì chỉ thương thân. Lưu ý khi bạn thực sự là người tốt (như định nghĩa ở trên), thì bạn ko có khái niệm ‘thương người như thể thương thân’, vì bạn ko có khái niệm ‘thân mình’ và ‘thân người khác’, ‘thân’ nào cũng là thân bạn. Còn bạn chấp niệm ‘thương người như thể thương thân’, thì bạn đang giả bộ làm người tốt, bạn thật ra đang làm hài lòng khái niệm ‘người tốt’ của bản thân bạn. Bạn lại sống trong ảo tưởng, nhưng bạn vẫn đc xem là người tốt, thôi vậy cũng tốt.
Nói chung là Mark Twain chỉ đơn giản chỉ ra sự thật bằng clear thinking và clear seeing, bạn đã luôn sống với nó, ko việc gì phải xoắn. Dù bạn đồng ý hay ko đồng ý thì con người vẫn tuân theo quy luật đó, đạt đc sự hài lòng và chấp thuận của bản thân, dù định nghĩa \”bản thân\” của bạn là gì. Sự thật này luôn ở đó, giống như sự thật là con người phải ăn uống ỉa đái, chả có gì xấu. Việc biết đc sự thật này giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, rồi bạn muốn mở cái bản ngã để làm người tốt hay thu hẹp nó lại để làm người bình thường thì… sao cũng đc, bạn nghĩ bạn có quyền kiểm soát chắc. Hoặc tốt hơn nữa, Mark Twain đc nhiều người coi là cha đẻ và nhà văn hài hước nhất của nền văn học Mỹ; bạn coi ‘What is Man’ là một tác phẩm hài, ko hẳn là sự thật tuyệt đối, như cuộc đời của bạn vậy, thì tâm thế của bạn sẽ chill hơn khi đọc. Tốt hơn nữa thì bạn dizz lại luôn Mark Twain; chỉ để chắc chắn rằng bạn lại ko bị vướng bận hay kiểm soát bởi những ý tưởng/niềm tin mà Mark Twain đã thông vào tâm trí bạn.