Một ý tiếp theo của bài nan đề hôm qua post. Post này tôi nói quan điểm cá nhân về thái độ hợp lý mà chúng ta nên có khi gặp nan đề và sự ảnh hưởng của số ít.
Trích một đoạn trong quyển Skin in the game.
Alexander Đại đế từng nói thà có đội quân cừu do một con sư tử dẫn dắt còn hơn là có đội quân sư tử do một con cừu lãnh đạo.
Alexander (hay bất cứ ai đưa ra cầu nói có lẽ là ngụy tạo này) hiểu rõ giá trị của nhóm thiểu số chủ động, cố chấp và dũng cảm. Hannibal đã khủng bố Rome suốt gần 15 năm với một đội quân lính đánh thuê nhỏ bé, giành chiến thắng 22 trận trước quân đội La Mã với quân số áp đảo. Động lực của ông xuất phát từ một dị bản của câu châm ngôn này. Trong trận Cannae, khi thấy Gisco tỏ ra lo lắng về việc quân đội Carthage quá nhỏ bé so với quân đội La Mã, ông nói: “Có một điều tuyệt vời hơn cả số lượng của họ… trong biển quân mênh mông kia, không ai có tên là Gisco cả.\”
Cái lợi to lớn của sự dũng cảm ương ngạnh này không chỉ giới hạn ở lĩnh vực quân sự. Margaret Mead’ đã viết, “Đừng nghi ngờ việc một nhóm nhỏ công dân có suy nghĩ có thể thay đổi thế giới. Thực ra, đó là điều duy nhất từng xảy ra.\” Rõ ràng, động lực thúc đẩy các cuộc cách mang chính là những nhóm thiểu số không khoan nhượng. Và sự phát triển toàn diện của xã hội, dù ở khía cạnh kinh tế hay đạo đức, đều xuất phát từ một số lượng người rất nhỏ.
Hết trích.
Đọc đoạn trích này xong thì tôi nghĩ rằng thái độ – tâm thế đúng đắn để đương đầu với nan đề là dũng cảm, ương ngạnh, và không khoan nhượng.
Có một điều khi gặp nan đề (hay đơn giản hơn là vấn đề) thì bạn cứ chắc chắc rằng chúng ta đơn giản sẽ KHÔNG NHẬN THỨC ĐẦY ĐỦ VẤN ĐỀ, và dĩ nhiên là cũng KHÔNG TÌM RA GIẢI PHÁP CHÍNH XÁC HOÀN TOÀN.
Đừng nên xem nan đề là một bài toán với lời giải phải tìm mà nên xem nan đề là một cuộc chiến cần phải đánh. Đúng rồi đó, một cuộc chiến cần phải đánh. Vấn đề sẽ không được giải quyết ngay lập tức mà phải được giải quyết bằng cách thử sai tiệm cận từ từ, via negavita. Chúng ta bị cái tính phải có feedback, kết quả ngay lập tức aka dạy hư này là do môi trường giáo dục của chúng ta. Mọi thứ phải rõ ràng và có kết quả ngay lập tức, nếu không được feedback liền chúng ta sẽ như trẻ nít mà sinh tâm dỗi hờn rồi quầy quà bỏ ngang. Kiên nhẫn vốn là một phẩm chất xa xỉ.
Khi có một sự thách thức, một cuộc chiến, một vấn đề mà ta phải ra quyết định thì tựu chung là sẽ có hai hướng đi chính là chiến đấu hay hoà hoãn nhượng bộ. Chọn xong hai đường lối rồi thì hình tướng biểu hiện chỉ là phụ. Ví dụ như bạn có thể chọn đấu tranh với vấn đề nhưng với hình thức ôn hoà, kiên nhẫn chờ thời cơ. Hay bạn cũng có thể phản kháng, nổi loạn để hoà hoãn vấn đề, như kiểu đứa trẻ nằm ăn vạ không chịu đi học để khỏi phải đối mặt với vấn đề ở trường.
Bạn không tìm đến con rồng thì con rồng sẽ tìm đến bạn. Chỉ à vấn đề thời gian. Thôi thì chủ động tìm nó vậy. Và việc chủ động tìm rồng và giải quyết nan đề của bản thân nó đòi hỏi sự dũng cảm, ương ngạnh, và không khoan nhượng.
Dũng cảm nói nhiều rồi không bàn nữa, move on.
Cái ương ngạnh, không khoan nhượng này nó là một thái độ gì đó rất chi là tính nam và mạnh mẽ. Tôi không nói tới cái bướng cứng đầu của trẻ trâu, tôi nói tới cái ương ngạnh của người có suy nghĩ lý trí và hiểu vấn đề – hậu quả.
Sự ương ngạnh này không miễn phí, đôi khi bạn phải trả một cái giá rất đắt để giữ được thái độ này. Bạn từ chối thoả hiệp và làm theo những điều bạn thấy vớ vẩn và sai với \”code\” của bạn. Dĩ nhiên là sự ương ngạnh này sẽ làm phật lòng buồn lòng nhiều người. Nhẹ thì bị ghét, cô lập, nặng thì mất việc.
Nếu bạn chọn qui phục để vuốt ve cảm xúc của người khác thì bạn được lợi đường ngắn, không ai ghét bạn, không ai thù bạn, nhưng bù lại cái giá phải trả là bạn đang giết chết chính bản thân bạn và bạn chẳng làm được cái gì mang tính cá nhân hay ho mang màu sắc tâm hồn của bạn cả.
Ai có con đường của người đó. Không có gì tốt hay xấu hoàn toàn cả, tùy bạn cảm thấy thế nào. Bạn chọn yên phận tà tà không tranh đấu không bị ghét thì cứ qui phục trôi theo dòng. Cũng tốt.
Nhưng nếu đã chọn con đường thú hoang tự do, kiến tạo những thứ riêng cho bản thân thì bạn PHẢI ương ngạnh. Bạn phải ương ngạnh không thoả hiệp với chính bản thân bạn nữa kìa. Đôi khi chúng ta rất ok khi làm việc cho người khác nhưng khi làm việc cho mình, tự làm chủ thì ta mới lòi ra những sự hèn yếu của bản thân.
Tâm ta rất yếu và dễ lung lay với những lời cám dỗ chọn đường dễ của những tiềm thức phụ. Chơi nốt hôm nay rồi tập, để mai rồi học, thôi hành xử nhẹ nhàng như vầy cho khỏi mất lòng. Nah man, thần linh không thích đồ cúng rẻ tiền, đi path nào thì phải tận hiến (dedicate?) cho path đó.
Cái sự ương ngạnh này nó có nhiều level. Tùy vào sức mạnh nội tâm và độ tận hiến, cái giá mà bạn sẵn sàng trả để theo đuổi thứ đó. Mạnh nhất là tinh thần bỏ mạng không bỏ cuộc, đây là một thái độ cực đoan. Nhưng có nhiều phần thưởng, trải nghiệm, tri thức mà bạn chỉ có thể đạt được với sự ương ngạnh cực đoan này.
Sự ương ngạnh (cực đoan) này nó là một thành tố quan trọng tạo ra tính unique – tạm dịch là sự thú vị duy nhất không đụng hàng. Cái tính unique này nó lại là một cái phẩm quan trọng cho path nghệ nhân.
Người đàn ông thú vị và unique thời này hiếm. Vì căn bản là tính nam – sự ương ngạnh đã bị tàn phá nhiều. Ít ai dám liều mạng chịu rủi ro giữ chất riêng và vượt ra khỏi safety net để theo đuổi, tìm kiếm những thứ vượt ra khỏi khuôn khổ qui chuẩn xã hội. Rồi thêm cái là cách sống bệ rạc và lười tập thể dục cũng làm tinh thần yếu đi, khiến tới lúc đụng vấn đề là chỉ muốn chọn đường hoà hoãn xoa dịu.
Tóm lại mỗi nan đề là một cuộc chiến chúng ta cần phải chiến. Nhận diện sơ nan đề rồi đề ra chiến lược chiến thuật đấu tranh. Và rồi giữ thái độ ương ngạnh không thoả hiệp để làm việc phải làm.
Off nhẹ: Tôi viết thế thôi, chứ đối với tôi đây vẫn còn là những thử thách quá lớn với bản thân, đặc biệt là những cảm xúc khó chịu khi tiến hành làm nhiều thứ, cơ mà cứ cố, được tới đâu hay tới đó. Tôi viết là để hệ thống lại suy nghĩ cho nó rõ ràng chứ tôi cũng chỉ đạt được độ 5 6 phần cái tôi viết. Game quá ư là khó. Khó từ trong khó ra. Huhu.
Warning: trẻ trâu còn đang xin tiền cha mẹ hay thu nhập đến từ sự giúp đỡ của cha mẹ thì làm ơn đừng ương ngạnh, tụi bay chưa có tư cách để ương ngạnh. Ương ngạnh cần có não và sự biết điều để cân bằng mà không biến thành ngu và lì. Mà cái có não và biết điều này nó chỉ có thể đạt được sau khi cọ xát đi làm kiếm tiền cực khổ.
Văn không võ văn nhu nhược, võ không văn võ bạo tàn.