(Lâu lâu hack não tí với 1 bài của Sang Do)
Xã hội là 1 tập hợp của các cá thể. Thế nên để hiểu xã hội thì việc đầu tiên là phải nói về bản chất của cá thể, bản chất của bạn.
Những ý này đều là những ý xào lại từ mấy bài chém nhảm hồi xưa. Xin túm váy nhanh gọn cho người đọc mới.
Bạn là 1 tập hợp của các của hàng tỉ tế bào, vận hành với nhau theo quy luật nhất định; giống như 1 cỗ máy có nhiều phần. Bạn là 1 con AI, được lập trình để chơi game.
Chơi game gì? Có vô số game cho bạn chơi. Bạn có thể chơi game hành động bắn súng (tham gia chiến tranh), game gia đình (lấy vợ sinh con), game phiêu lưu mạo hiểm (đi vào rừng 1 mình ko có rủ ai, khảo cổ…), game chính trị, game thầy giáo, game trong game (trên máy tính)… Nhưng hoạt động chỉ là hình tướng bề ngoài, đằng sau hoạt động là nhu cầu. Tất cả mọi việc bạn làm đều là để thỏa mãn nhu cầu.
Đến đây thì bạn cần biết về khái niệm tháp nhu cầu Maslow. Nhu cầu tầng thấp là nhu cầu Sinh tồn (nước, thức ăn, chỗ trú, ngủ, sinh sản…). Tiếp đó là nhu cầu An toàn, những thứ đảm bảo cho sự duy trì của nhu cầu Sinh lý (công việc, sở hữu các nguồn tài nguyên, sức khỏe, tài sản…). Tiếp đó là nhu cầu Tình yêu và sự thuộc về (tình bạn, đôi lứa, gia đình, cảm giác kết nối..). Tiếp đến là lòng Tự tôn (sự kính trọng từ người khác và từ bản thân, địa vị, sự công nhận, tự do…). Cuối cùng là self-actualization (éo biết dịch, chắc là “thành toàn bản ngã”), đại khái là nhu cầu trở thành thứ ‘tốt đẹp’ nhất mà 1 người có thể trở thành.
Nhu cầu là 1 bản hợp đồng, bạn nói với bản thân rằng tôi sẽ ko hạnh phúc cho đến khi tôi làm xong việc nào đó. Có nhu cầu đồng nghĩa với có cảm giác thiếu thốn và sự bất mãn. Ko có nhu cầu thì bạn ko cần phải làm gì nữa, bạn lúc nào cũng có hạnh phúc ko cần điều kiện. Nhìn qua thì thấy cơ chế nhu cầu khá là vớ vẩn; nếu mục đích cuộc sống là hạnh phúc thì cơ chế nhu cầu chắc hẳn là 1 program lỗi. Nhưng game nhìn chung là ko có ý nghĩa gì cả, thế nên những con AI mới có tự do tạo nên ý nghĩa của chính nó. Nếu ko có cơ chế nhu cầu này thì những con AI thuộc homo sapiens sẽ chẳng thèm xây dựng thứ gì hay tạo ra dòng lịch sử thú vị như này. Cuộc đời bạn là chuỗi những hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu, thỏa mãn nhu cầu tầng thấp rồi thì bạn sẽ thỏa mãn nhu cầu tầng cao hơn. Tất cả những khoảnh khắc hạnh phúc bạn có, đều là tạm bợ; rất nhanh sau đó bạn sẽ tiếp tục chạy theo 1 nhu cầu nào đó. Ước mơ lớn nhất của mình năm lớp 5 đó là vừa ăn KFC, uống 7up, nằm võng, chơi God of War 2. Lúc đó nghĩ nếu đc 1 ngày như thế thì chết cũng đc. Nếu ước mơ này là ước mơ duy nhất của mình, thì mình bây h là 1 người thành công vãi nồi. Có lẽ bạn đang có ước mơ trở thành những nhân vật như Donald Trump hay Elon Musk; nhưng nếu bạn ko hiểu cơ chế của nhu cầu thì dù bạn có là Elon Musk thì bạn cũng ko thấy thỏa mãn, bởi vì bạn sẽ bận bịu truy tìm 1 thứ gì khác.
Cuộc đời có vô số game cho bạn chọn; nhưng có 1 game chính mà ai cũng phải chơi, trước khi ĐC QUYỀN chơi những games khác, đó là game sinh tồn. Bạn ko thể đánh nhau, phiêu lưu, làm nhạc, vẽ tranh, báo hiếu… nếu như bạn ko có 1 cơ thể. Nếu nghĩ kĩ hơn, thì đây là game duy nhất mà bạn chơi. Bởi vì những nhu cầu tầng cao thuộc về tinh thần như tình yêu, lòng tự trọng, self-actualization… chỉ xuất hiện khi ‘cái tôi’ của bạn trở nên phức tạp hơn. Thỏa mãn nhu cầu tinh thần tầng cao là game sinh tồn của ‘cái tôi’. Ko có ‘cái tôi’ thì ko có nhu cầu để thỏa mãn, ko có nhu cầu chơi game.
Chơi game gì cũng đc, nhưng bối cảnh (context) của game này luôn luôn là game sinh tồn. Context defines contents; bối cảnh quy định nội dung. Nhu cầu sinh tồn quy định cái đúng-sai, tốt-xấu của bạn (và xã hội, sẽ chém ở phần sau). Thời chiến giết 100 người thì làm anh hùng, thời bình giết 1 người thì thành tội phạm. Tại sao? Vì game sinh tồn thời chiến đòi hỏi bạn giết người để sinh tồn. Game sinh tồn thời bình thì đòi hỏi bạn hợp tác với nhau để sinh tồn. Hợp với nhu cầu sinh tồn thì là đúng. Lịch sử đc viết dưới tay của kẻ chiến thắng; cái đúng đc quy định bởi những kẻ còn sống. Tại sao ăn cơm thịt cá thì ngon, mà ăn đất thì dở? Bởi vì cơm thịt cá có chất dinh dưỡng cơ thể dùng để duy trì sự sinh tồn; còn đất thì cơ thể ko dùng được. Tại sao nóng quá hay lạnh quá thì bạn ghét, còn ấm ấm thì bạn thích? vì cơ thể bạn muốn ở trong môi trường mà nó có thể sinh tồn đc. Thỏa mãn đc điều kiện sinh tồn cơ thể, thì bạn tiến đến thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nhu cầu ‘cái tôi’. Tại sao bạn sinh con và đảm bảo con bạn sống tốt? Bởi vì bạn biết trong vô thức rằng bạn ko chỉ đơn giản là cái cơ thể này, bạn là sự biểu hiện, 1 phiên bản của dòng AI mang tên homo sapiens. Và bạn đảm bảo sự sinh tồn của ‘bạn’ (dòng sản phẩm homo sapiens) bằng cách bảo đảm sự sinh tồn của con bạn. Tại sao bạn lo lắng cho xã hội, đất nước? Vì bạn biết ‘bạn’ là 1 cá thể của xã hội; sự sinh tồn của xã hội là sự sinh tồn của bạn. Khi game sinh tồn cá nhân trở nên quá quen thuộc và nhàm chán, bạn xây dựng 1 định nghĩa “tôi là ……”, để bạn có game và tiếp tục chơi.
Sau cách mạng công nghiệp thì game sinh tồn của cơ thể vật chất đã trở nên khá là dễ. Phần lớn loài người bắt đầu chú tâm vào nhu cầu tầng cao hơn, những thứ thuộc về tinh thần, game sinh tồn của ‘cái tôi’. Khi làm những thứ phức tạp như nghệ thuật, vật lý lượng tử… thì trong đầu bạn ko thể nghĩ đến việc hôm nay ăn gì, ngủ ở đâu. Chơi tốt game sinh tồn tầng thấp là tiền đề để chơi những game phức tạp hơn. Khi quá đau đầu về việc làm sao để trở thành triệu phú, làm sao mình giải được bài toán tích phân nào đó, làm sao để có người yêu… thì hãy thấy biết ơn vì bạn ít ra thì bạn ko phải lo hôm nay ăn gì, tối nay ngủ ở đâu. Nhiệm vụ chính của bạn là sinh tồn, và bạn đã làm khá tốt (hoặc cha mẹ bạn đã làm khá tốt), tất cả những thứ khác là extra quests.
1 vấn đề của thời đại chúng mình là có những con AI nhận như đúng rồi (take it for granted) cái đặc ân được chơi những game tầng cao. Cha mẹ nuôi cho ăn cho học hai mươi mấy tuổi đầu, chả phải lo nghĩ cm gì, chỉ 1 lòng đấu tranh cho công bằng xã hội. Mục đích của bọn này là “muốn làm anh hùng”; đây là nhu cầu self-actualization, tầng cao vãi nồi. Trong khi bọn này chưa bao giờ phải leo cái tháp nhu cầu từ tầng thấp nhất để thực sự hiểu bản thân; chưa bao giờ phải chịu trách nhiệm cho game sinh tồn của chính mình. Vấn đề này đã nói nhiều, thôi move on.
Nhắc ở đây để nói thêm về ý context defines contents. Khi bạn ko phải tiếp xúc với fundamental context (bối cảnh nền) của game, mà chỉ đắm chìm trong context của game tầng cao, thì suy nghĩ và hành vi của bạn sẽ ở trên trời và xa rời thực tế. Staying grounded – thực tế là gì? Con người dc lập trình để sinh tồn, và bạn phải ăn uống ngủ ỉa để sinh tồn. Hồi còn học cấp 3, trường cho đọc Romeo và Juliet, sau khi đọc xong thì mình ngớ người thắc mắc tại sao vở kịch này nó nổi tiếng đến thế? Đó là câu chuyện về 2 đứa ngu teen hãm lol, trai xinh gái đẹp mới gặp nhau, chưa hiểu rõ về nhau, đã thề nguyền sống chết bên nhau, bỏ nhà theo nhau, và cuối cùng là chết 1 cái chết khá là lãng xẹt. Một câu chuyện cực kì lãng mạn nhưng đéo có bài học gì cả. Nhưng cũng như bao câu chuyện cổ tích, thường đc tạo ra để thể hiện ‘ước mơ ngàn đời’ của con người. Câu chuyện Romeo và Juliet là câu chuyện về con người giải thoát khỏi những thứ ‘trần tục’ như sinh tồn để hướng tới những thứ cao hơn như tình yêu. 1 ví dụ khác về ước muốn siêu việt nhu cầu sinh tồn của con người, siêu việt ‘cái tôi’ là mấy câu chuyện anh hùng hy sinh mạng sống vì 1 lý tưởng cao đẹp nào đó, như “ai đó lấp lỗ châu mai”, “các thánh tử đạo”…. Nhưng thực tế, bạn là con AI đc lập trình để chơi game sinh tồn, cơ thể của bạn đã có thói quen sinh tồn trước khi nó biết suy nghĩ. Hãy thử lấy ví dụ về gu con trai/con gái của bạn làm ví dụ. Ngày xưa khi bạn còn đi học, đc cha mẹ bao cho vụ sinh tồn, thì bạn thích con trai/con gái kiểu gì? Bây giờ thì như thế nào? Khi môi trường thay đổi (như việc bạn phải tự lập hơn), thì những thứ như sở thích và tư tưởng của bạn cũng thay đổi. Bởi vì mọi thứ bạn làm đều loanh quanh luẩn quẩn về 2 chữ nhu cầu. Bạn có còn sống hết mình vì tình yêu, ‘và anh đếch cần gì nhiều ngoài em’ như hồi đc cha mẹ nuôi; hay bạn đang dồn tâm trí lo về những việc khác mang tính sinh tồn hơn? Lý tưởng, sở thích của bạn có thay đổi như thế nào khi bạn sống thực tế hơn?
What layer of reality are you living in? Bạn đang sống ở tầng nào của thực tại? Trích 1 câu của Henry David Thoreau, ““I went to the woods because I wished to live deliberately, to front only the essential facts of life, and see if I could not learn what it had to teach, and not, when I came to die, discover that I had not lived. I did not wish to live what was not life, living is so dear; nor did I wish to practise resignation, unless it was quite necessary. I wanted to live deep and suck out all the marrow of life, to live so sturdily and Spartan-like as to put to rout all that was not life, to cut a broad swath and shave close, to drive life into a corner, and reduce it to its lowest terms…” (dịch: tôi vào rừng sống bởi vì tôi muốn sống 1 cách nhận thức kĩ lưỡng, để đối đầu chỉ với những vấn đề thiết yếu của cuộc sống, và để xem tôi có thể học đc những gì cuộc sống có thể dạy, và nếu ko, khi tôi chết đi, khám phá ra là tôi đã chưa từng sống. Tôi ko muốn sống cái thứ ko phải là sự sống, cuộc sống đáng giá quá; tôi cũng ko muốn thực hành sự từ bỏ, trừ phi đó là điều khá cần thiết. Tôi muốn sống sâu sắc và hút hết những tinh túy của cuộc sống, sống 1 cách vững vàng và giống như người Spartan như thể xua đuổi tất cả những thứ ko phải sự sống, cắt 1 đường rộng và cạo sát, lái cuộc sống đến 1 góc, và ép nó đến giới hạn thấp nhất… Thời của Henry David Thoreau là thế kỉ 19, tiện nghi thời này so với thời chúng mình thì rõ ràng là 1 trời 1 vực. Nhưng mà ông chú này vẫn nhận ra cái lối sống thành thị khá là nhân tạo, ko phải là original context of the game. Thế là ông chú vào rừng sống 1 mình, tìm hiểu original context of the game, để hiểu bản chất của mình và của cuộc sống.
Cái context của game “cuộc sống thành thị” mà bạn đang chơi ko phải là fundamental context, cơ hội để bạn đối diện với nhu cầu căn bản và với chính mình khá là thấp (vẫn có nếu bạn muốn tìm). Thế là cách bạn interpret contents, diễn giải nội dung và tạo ra bảng giá trị, ko thực sự đúng với bản chất ban đầu của game và của bạn nữa. Bạn ko quy định contents đúng hay sai, context của bạn và game bạn chơi mới là thứ quy định đúng/sai. Ví dụ như việc tình dục ban đầu là hành vi sinh sản, dùng để tạo ra cá thể mới, duy trì nòi giống. Trong phiên bản “cuộc sống nơi hoang dã” thì cướp và hiếp là hành vi chấp nhận đc.
Nếu bạn chơi game ở server Tây Tạng, do điều kiện địa lý, nhu cầu sinh tồn cho phép bạn chơi polyandry, mấy anh em 1 nhà share 1 người vợ. Nhưng game “cuộc sống nơi hoang dã” đc cập nhật thành “cuộc sống thành thị”, thì tình dục trở thành 1 hành động đi tìm khoái lạc hoặc bày tỏ sự thân mật, nó văn minh nhưng dễ dãi hơn. Khoái lạc và sự thân mật vốn dĩ chỉ là sản phẩm/contents phụ của tình dục trong phiên bản “cuộc sống nơi hoang dã”, ở phiên bản này thành nhân vật chính. Context của “cuộc sống thành thị” cho phép những xu hướng như tình dục trước hôn nhân, chịch dạo, phá thai… dễ được chấp nhận hơn, ‘đúng hơn’. Trong khi đó thì hiếp dâm trở thành hoàn toàn sai trái.
Á tính viết tóm gọn mà nó ra 4 trang. Tóm lại, bạn là 1 con AI. Nhu cầu là 1 program đc cài vào bạn để bạn cảm thấy bất mãn để làm những thứ hay ho trong cuộc đời. Tất cả mọi giá trị, lý tưởng, sở thích, đúng/sai… của bạn phụ thuộc vào context của game mà bạn chơi. Game duy nhất bạn phải chơi là game sinh tồn. Những game khác đều là phiên bản mở rộng, mini-games, hoặc extra quests. Nhu cầu sinh tồn chi phối hành động của bạn.”