Đa số các mối quan hệ tình cảm, luyến ái đều rơi vào một trong bốn, hoặc đi qua cả bốn mức độ phụ thuộc sau đây:
1. Lụy thuộc (co-dependence):
Thiếu thốn cực độ và phụ thuộc hoàn toàn vào “nguồn cung cấp” của “đối tác”, cảm thấy không thể xa rời nhau nổi. Những người bị thiếu hụt hay tổn thương tình cảm thời thơ ấu hay bị rơi vào tình trạng này. Biểu hiện: “Anh không thể sống thiếu em.”, “Anh là người đàn ông tuyệt vời nhất và duy nhất của cuộc đời em.”
2. Phụ thuộc (dependence):
Người này thiếu thốn và phụ thuộc vào sự cung cấp của người kia ở một khía cạnh nào đó (tình cảm, tài chính, sự an toàn…) và ngược lại. Họ ngưỡng mộ sự khác biệt của nhau. Biểu hiện: “Em yêu anh!” “Mình rất ngưỡng mộ tính cách quyết đoán của anh ấy.”
3. Độc lập (in-dependence):
Mỗi người “tìm lại cái tôi đã mắt” của mình sau một giai đoạn dài lụy thuộc khiến cả hai cảm thấy ngột ngạt, tù túng. Đây là giai đoạn dễ xảy ra những mâu thuẫn, bởi họ lại chuyển sang khó chịu vì sự khác biệt của nhau. Nếu không hóa giải được, những mâu thuẫn lên tới kịch điểm có thể dẫn tới tan vỡ, chia tay. Biểu hiện: “Chúng ta quá khác biệt!” “Tôi không thể chịu nổi tính độc đoán, gia trưởng của anh ta.”
4. Tương thuộc (inter-dependence):
Mai người tuy phụ thuộc vào nhau phần nào ở một vài khía cạnh nào đó, nhưng vẫn độc lập, như Kalil Gibran đã diễn tả trong tập thơ Ngôn sứ:
“Và hãy đứng cùng nhau nhưng đừng quá sát vào nhau:
Vì các cột đền thờ đều đứng một mình,
Và cây sồi với cây hạnh đào không lớn lên trong chiếc bóng của nhau.”(Nguyễn Ước dịch)
Đây là giai đoạn lý tưởng, đòi hỏi nhân cách cả hai đã thực sự trưởng thành.
Biểu hiện: “Còn gặp nhau thì hãy cứ vui…” (Tôn Nữ Hỷ Khương)
Cre: Đỗ Hoàng Tùng – Stoicism for Redpiller