“Điều kiện để trở thành một anh hùng. Nếu một kẻ muốn trở thành một anh hùng, đầu tiên là từ con rắn phải trở thành một con rồng: Nếu không thì anh ta sẽ thiếu đi kẻ thù thích hợp đối với mình.” Nietzsche, Human, all too Human
Thời đại của chúng ta được gọi theo nhiều cách khác nhau, nhưng một thời đại của sự hèn nhát có lẽ miêu tả đúng nhất về một nỗi sợ dồn dập, lo âu và vô vọng mà đa số con người biểu lộ ra khi đối diện với những mối đe dọa được coi tầm phào. Chúng ta không phải một thế hệ mà tiến lên phía trước một tương lai bất định theo một cách can trường và anh dũng nhất, thay vào đó đa số lại sợ tương lai và thích sự an toàn, thoải mái, và một cuộc sống dễ chịu, để biết chấp nhận rủi ro, thực nghiệm và tự do. Hay như nhà xã hội học thế kỷ 21 Frank Furedi viết:
“Những người trẻ đều bị xã hội hóa để trở nên cảm thấy mỏng manh và bị bao trùm bởi sự bất định [và như một kết quả]… nét tiêu biểu của phương tây thế kỷ 21 hiện tại phiên bản nhân cách con người đó là sự dễ bị tổn thương của nó. Mặc dù xã hội vẫn còn giữ vững lý tưởng tự quyết cho chính mình và quyền tự trị, những giá trị đi kèm của nó đang dần bị giày xéo bởi một thông điệp nhấn mạnh về đức tính yếu nhược của con người. Và nếu dễ bị tổn thương, thật vậy, là nét tiêu biểu của tình trạng con người, thì nó cho rằng sợ hãi chính là trạng thái bình thường…” Frank Furedi, How Fear Works.
Bao trùm bởi sự bất định, sợ hãi về tương lai, khái niệm hóa bản thân mình như là dễ bị tổn thương, yếu nhược, và mỏng manh không phải là công thức cho mỗi cá nhân hay sự phát triển của xã hội. Đúng hơn là lối sống như này sinh ra những căn bệnh tâm lý và tạo nên một con đường tới sự cai trị độc đoán và vì thế, như chúng ta sẽ khám phá trong Video này, thế giới sẽ được lợi hơn nếu nhiều người sẵn lòng sống chỉ một chút nguy hiểm hơn tý. Nói về nguy hiểm, khi mà một sản phẩm phụ của việc theo đuổi những mục tiêu đáng giá hay bảo vệ những giá trị như tự do, công lý hay bình yên, đó là sự thúc đẩy trong cuộc sống và như sử gia người La Mã Tacitus đã nói “khao khát có một vị trí an toàn chống lại từng mối nguy lớn và cao cả.”
Không phải tất cả xã hội, tuy nhiên, phân bậc về sự an toàn là cao nhất trên thang giá trị như là Phương Tây hiện nay. Nhiều xã hội phồn thịnh của quá khứ xem sự an toàn chỉ là một giá trị thứ cấp và cho thấy một khả năng chấp nhận rủi ro tuyệt vời trước một tương lai bất định, bộc lộ ra sự kiên cường và dũng cảm trong tình huống ngặt nghèo.
“Nói về lịch sử thì một số xã hội phồn thịnh bậc nhất – Athens cố đại, thời Phục Hưng của Ý, nước Anh thế kỷ 19 – Nằm trong số những nơi mà định hướng nhiều nhất về sự thực nghiệm và chấp nhận rủi ro.”
(How Fear Works) Frank Furedi, How Fear Works
Theo một cách tiếp cận ngược lại và để cho thấy sự yêu thích an toàn hơn là chấp nhận rủi ro làm cho tiềm năng bị giấu kín của con người không thể thực hiện hóa, mà là bị kìm hãm lại. Để phát triển tới mức độ như một cá nhân, và để tiến xa hơn như một sinh vật, khám phá những điều không biết và thực nghiệm nó với những phương thức mới lạ để tương tác với thế giới là một điều cần thiết và nó đòi hỏi việc chấp nhận rủi ro và đối mặt với nguy hiểm. Nhưng đó là một cái giá phải trả khi mà cách thay thế khác đó là cứ kìm hãm ở trong một ngục từ với một vùng thoải mái đang dần bị thu hẹp, để kìm nén về mặt cơ thể và tâm trí, và trở thành nạn nhân cho rối loạn lo âu, trầm cảm hay là căn bệnh tuyệt vọng.
Một khuyết điểm nữa về cách tiếp cận tới một tương lai mà cực kỳ yêu thích con đường an toàn đó là nó tạo nên một mảnh đất màu mỡ cho những kẻ bạo chúa, và hơn nữa là chế độ chuyên chế, hay như Alexander Hamilton trong lời phát biểu nổi tiếng: “Để trở nên an toàn hơn thì họ dần dần muốn mạo hiểm để ít được tự do hơn”. Khi một xã hội nâng sự an toàn lên một vị trí đứng đầu, sự tự do cần thiết lại bị biến thành một giá trị thứ cấp có thể bị chà đạp bởi những người có quyền lực mà, trong suốt lịch sử, đã giả dạng thành những ý đồ bạo tàn với những tuyên bố muốn làm cho xã hội an toàn hơn. Thứ làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn là nếu một xã hội biến con người trở nên sợ hãi trước tương lai và bị bao trùm bởi bất định, số đông sẽ đón chào, hoặc sẽ gọi công khai một nhân vật có thẩm quyền để bảo vệ họ, hay như Furedi ghi chú:
“Xoa dịu con người về sự chôn vùi của tự do để làm cho họ cảm thấy an toàn hơn là một chủ đề xảy ra định kỳ trong lịch sử của chủ nghĩa chuyên chế.”Frank Furedi, How Fear Works.
Cho một xã hội mà sùng bái sự an toàn cũng là một xã hội chín muồi cho những kẻ chuyên chế, nó tùy thuộc vào những người trọng tự do đối mặt một cách anh dũng hơn với cuộc đời. Khi mà những đám mây đầy sự hăm dọa đến từ sự cai trị độc tài làm đen nghịt đường chân trời thì trừ khi nhiều người sẵn sàng chấp nhận rủi ro và đối mặt nguy hiểm để phục vụ cho những giá trị như tự do, công lý, bình yên, và hợp tác xã hội, sự kìm kẹp của những kẻ bạo chúa sẽ chỉ càng ngày chặt hơn, hay như John Stuart Mill nói:
“Một người mà chẳng có thứ gì anh ta sẵn sàng chiến đấu vì, không có thứ gì anh ta quan tâm nhiều hơn là sự an toàn của chính bản thân mình, đó là một sinh vật khốn khổ kẻ mà chẳng có cơ hội được giải thoát, trừ khi được giúp và duy trì bởi công sức của những người tốt hơn nhiều so với bản thân anh ta.”
John Stuart Mill, Principles of Political Economy
Về những hình mẫu để giúp cho cuộc sống thêm hào hùng hơn ta có thể nhìn vào Hy Lạp cổ đại, một nền văn minh đặt sự an toàn là thứ cấp, chứ không phải giá trị cốt lõi, và cho rằng việc chấp nhận rủi ro và đối mặt với nguy hiểm là điều đáng để khen ngợi về mặt đạo đức:
“Nguy hiểm làm cho đàn ông trở nên cổ điển hơn, sau cùng thì tất cả những sự vĩ đại, đều bắt nguồn từ mạo hiểm.”Albert Camus, Resistance, Rebellion, and Death.
Friedrich Nietzsche cũng là một người đề xuất cách tiếp cận cổ kiển này đối với cuộc đời và ông khen ngợi Pericles, một nhà lãnh đạo người Athens trong bài phát biểu đám tang nổi tiếng của ông tôn vinh
“sự dám khác biệt và khinh thường đối với an toàn, cơ thể và cuộc sống” của người Athens. Đối nghịch với thế giới hiện nay, nơi, theo cách diễn giải của tác giả Christopher Cocker, “Chúng ta thường tước đoạt cuộc đời trọn vẹn của [những kẻ dũng cảm chấp nhận rủi ro người mà thúc đẩy sự an toàn] của mạng sống họ để hỗ trợ cho sự nhỏ bé của chính chúng ta.” (The Warrior Ethos)
May thay, chúng ta không cần phải đợi lòng vòng để cho các chính trị gia ban hành luật cho phép một cách tiếp cận táo bạo hơn với cuộc đời, chúng ta chỉ cần sống theo cách này. Chúng ta cần nhìn vào một tương lai bất định không hẳn là một mối đe dọa lớn, mà là hy vọng và cơ hội, và chúng ta cần thấy việc chấp nhận rủi ro là điều cho phép khi bảo vệ những giá trị đáng trân quý hay khi theo đuổi những mục tiêu xứng đáng. Bằng cách để sự an toàn về đúng nơi của chúng như là một giá trị thứ cấp, chúng ta sẽ ngưng sống như một con tốt vô dụng bị một nhân vật có thẩm quyền nuôi dưỡng cho từ lúc còn trẻ đến khi già và chúng ta sẽ lấy lại được khả năng thay đổi lối đi của đời ta. Chúng ta sẽ trưởng thành một cách tâm lý và được trang bị tốt hơn để đối diện với bất kể điều gì mà tương lai mang đến, hay như Nietzsche giải thích:
“Chính sự nguy hiểm giới thiệu cho chúng ta nguồn lực của riêng mình: Phẩm hạnh chúng ta, bộ giáp và vũ khí chúng ta, tinh thần của chúng ta, và bắt ta phải mạnh mẽ lên. Nguyên tắc đầu tiên: Một kẻ cần phải mạnh mẽ – nếu không thì kẻ đó sẽ chẳng bao giờ mạnh mẽ được.”Nietzsche, Twilight of the Idols
Trong khi chấp nhận rủi ro lớn và chơi đùa với sự nguy hiểm có thể làm cuộc đời ai đó ngắn ngủi đi, nó hữu ích để nhớ rằng một cuộc sống dài không đồng nghĩa rằng nó là một cuộc sống tốt. Một cuộc sống an toàn, thiếu đi những thử thách thiết thực và thiếu đi sự phiêu lưu, nó cứ ù lì và dẫn đến sự thối rữa của cơ thể và tâm trí thành một sự ôi thiu, khuôn mẫu, chán chường và trì trệ – như thế chẳng đáng sống, nó chỉ là sự tồn tại đơn thuần, hay như nhà khắc kỷ người Roma Seneca nói:
“… Chẳng có lý do gì để cho bạn nghĩ rằng bất kỳ người đàn ông nào đã sống lâu chỉ vì anh ta có mái tóc bạc phơ hay nhiều nếp nhăn, anh ta chưa sống đủ lâu – anh ta chỉ tồn tại đủ lâu.” Seneca, On the Shortness of Life.
Thêm nữa, để giúp cuộc sống một ai đó trở nên toàn vẹn hơn, một sự sẵn lòng can đảm để chấp nhận rủi ro và chơi đùa với nguy hiểm có thể biến ta thành một vị ân nhân vĩ đại của loài người. Từ lâu khi mà những giá trị dẫn dắt ta, mục tiêu ta theo đuổi, là cao quý và giúp thăng tiến trong cuộc sống, lòng can đảm giúp bộc lộ ra một thái độ quan tâm đối với sự an toàn của những người khác. Không như một kẻ hèn nhát chỉ quan tâm chủ yếu tới sự an toàn của bản thân anh hay cô ta và cũng là kẻ yêu cầu những người khác đối diện với tính cách điên loạn của anh hay cô ta, hay như Alasdair Maclntyre viết trong After Virtue: A Study in Moral Theory:
“Nếu ai đó nói rằng anh ta quan tâm tới một số cá nhân, cộng đồng hay nguyên do, nhưng lại chẳng sẵn lòng để gây ra rủi ro nguy hiểm hay gây hại đó tới anh, cô ta hay thứ đại diện cho nó, anh ta đặt câu hỏi về tính xác thực của sự quan tâm và lo nghĩ của mình. Lòng can đảm, khả năng để gây ra rủi ro nguy hiểm hay gây hại vào một ai đó, nó có vai trò trong đời sống con người bởi vì mối liên kết với sự quan tâm và lo nghĩ.” Alasdair Maclntyre, After Virtue: A Study in Moral Theory
Nếu, vì thế, chúng ta mong muốn một cuộc sống đủ đầy, quan tâm tới sức khỏe tinh thần của mình và quan tâm tới tương lai của xã hội thì chúng ta cần phải hành động một cách can đảm và không phải là ngồi tôn thờ ở tế đàn của sự an toàn. Chúng ta cần chấp nhận rủi ro để phục vụ cho những giá trị giúp thăng tiến trong cuộc sống, và không phải tô điểm cho góc quan rằng một cuộc sống tốt là một cuộc sống an toàn.
“Hãy tin ta! – bí mật khi gặt hái được từ sự tồn tại thành quả lớn nhất và niềm vui lớn nhất đó là: Hãy sống một cách mạo hiểm! Xây dựng những thành phố của ngươi trên sườn núi Vesuvius! Gửi con thuyền của ngươi tới những đại dương chưa được khám phá!… Sớm thôi tuổi tác sẽ qua đi khi mà ngươi sẽ thích sống ẩn dật trong khu rừng như những chú nai ngại ngùng!” Nietzsche, The Gay Science