“Không kẻ nào bị giam cầm trong vô vọng hơn là những kẻ tin tưởng một cách sai lầm rằng mình đã được tự do.” (Goethe)”
Những lời này được viết bởi Goethe gần 200 năm trước, nhưng có lẽ nó liên quan nhiều tới thời đại của chúng ta hơn là thời của ông. Với nhiều người cho rằng chúng ta sống trong một xã hội tự do đơn giản chỉ vì Phương Tây vẫn chưa biến thành một thế giới Dystopia u tối như trong tác phẩm 1984 của George Orwell. Sự chuyên chế, hầu hết mọi người đều tin rằng, sẽ bộc lộ ra bản chất của nó, và sẽ dễ dàng nhìn thấy được, và tất cả mọi người sẽ nhận ra nó. Nhưng liệu thực có phải như vậy? Hay có khi nào chúng ta đang sống trong 1 xã hội tương đồng với cái được khắc họa bởi Aldous Huxley trong cuốn tiểu thuyết về đề tài Dystopia tên là Brave New World. Có thể nào rằng công nghệ, chất cấm, nội dung khiêu dâm, và những trò tiêu khiển mang đến sự vui thú đã tạo nên những con người quá phân tâm đến nỗi không biết thứ xiềng xích nào đang trói buộc họ?
Khi Brave New World lần đầu xuất bản vào năm 1931 Huxley không dự trù rằng tác phẩm về thế giới Dystopian ông phác họa lại có thể thành một mối đe dọa sắp xảy đến. Tuy nhiên 30 năm sau, qua cả chiến tranh thế giới thứ 2, sự bành trướng của chủ nghĩa toàn trị, và những bước tiến lớn về khoa học và công nghệ, Huxley đã thay đổi quan điểm của mình và trong một buổi phát biểu vào năm 1961, ông đưa ra lời cảnh báo như sau:
“Sẽ đến lúc, trong thế hệ tiếp theo hoặc sau đó nữa, một phương pháp dược liệu khiến cho con người yêu thích việc bị nô dịch, và tạo ra chế độ độc tài mà không vướng phải điều gì, để mà nói thì, tạo ra một kiểu trại tập trung không gây ra đau đớn gì cho toàn thể xã hội, do đó mọi người trên thực tế sẽ bị tước bỏ đi quyền tự do của mình, nhưng sẽ tận hưởng nó, bởi vì họ đã bị phân tâm khỏi bất kỳ mong muốn chống đối nào bởi những thông tin tuyên truyền hoặc tẩy não, hoặc là tẩy não nhưng được nâng cao hơn nhờ những phương pháp dược lý. Và có vẻ như đây sẽ là một cuộc cách mạng cuối cùng.” (Aldous Huxley, Tavistock Group, California Medical School, 1961)
Trong tương lai, theo như Huxley, những tầng lớp cai trị sẽ học được rằng để kiểm soát một quần thể dân số không chỉ bằng việc dùng vũ lực, mà còn là sử dụng các phương thức bí mật để khiến cho đám đông chìm sâu trong những thú vui tiêu khiển không có hồi kết.
“Trong cuốn 1984”, Huxley giải thích, “cơn thèm của quyền lực được thỏa mãn bằng cách gây ra đau đớn; còn trong cuốn Brave New World, đó là bằng cách tạo ra một thứ tiêu khiển mà gần như không gây ra sự ngượng ngùng nào.” (Aldous Huxley, Brave New World Revisited)
Làm sao, ai đó có thể hỏi, rằng liệu thú vui có thể dùng để tước đoạt tự do của mỗi người? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta bắt buộc phải nói về phương pháp “điều kiện hóa kết quả” (Operant Conditioning), đây là một phương pháp giúp điều chỉnh hành vi của một sinh vật.
Vào thế kỷ 20, nhà tâm lý học của trường Harvard tên B.F.Skinner thực hiện một loạt các thí nghiệm nổi tiếng khi mà ông thử nhiều phương thức khác nhau để tạo nên những hành vi mới ở chuột. Những thí nghiệm này đã giúp sáng tỏ cách mà “thứ sức mạnh này” có thể khiến cho con người rơi vào trạng thái yêu thích việc bị nô dịch. Trong một chuỗi thí nghiệm, Skinner cố gắng để tạo ra hành vi mới thông qua củng cố tích cực (Positive Reinforcement); ông cho một con chuột đồ ăn tại bất kỳ thời điểm mỗi khi nó thực hiện một hành vi mà mình mong muốn. Trong một chuỗi thí nghiệm khác, ông thử làm suy yếu hay loại bỏ đi những hành vi nhất định thông qua sự trừng phạt; ông tạo ra một tác nhân kích thích gây đau đớn khi con chuột thực hiện hành vi mà Skinner muốn loại bỏ.
Skinner khám phá ra rằng nếu dùng sự trừng phạt nhất thời sẽ giúp kết thúc những hành vi không mong muốn, nhưng nó không loại bỏ được động cơ thúc đẩy của con vật để thực hiện những hành vi như vậy trong tương lai. “Những hành vi mà bị trừng phạt”, Skinner viết, “Có khả năng sẽ xuất hiện lại sau khi hậu quả của việc trừng trị đó biến mất đi.” (B.F.Skinner, About Behaviorism) Những hành vi mà được điều kiện hóa qua củng cố tích cực (Positive Reinforcement), mặt khác, duy trì dai dẳng hơn và dẫn tới thay đổi lâu dài ở nhiều khuôn mẫu hành vi của con vật.
Huxley cũng biết những thí nghiệm của Skinner và hiểu rõ sự phân chia về mặt xã hội-chính trị của chúng. Trong Brave New World và những sản phẩm văn học tiếp theo của mình, Huxley tiên đoán được sự xuất hiện của một “chế độ quyền lực tập trung vào nhóm thiểu số cai trị” (Huxley) những kẻ cũng thực hiện những thí nghiệm tương tự trên con người để tạo ra một trạng thái dễ chịu và giảm thiểu tiềm năng xảy ra xô xát bất ổn ở con người. Skinner, cũng như Huxley, cũng hiểu rõ những hệ quả tới xã hội do thí nghiệm của mình, nhưng ông tin rằng, trái ngược với Huxley, rằng điều kiện hóa kết quả chỉ có thể sử dụng bởi những con người thiết kế xã hội dành cho những điều tốt lớn lao (Greater good), dẫn tới một sự phát triển của thế giới Utopia được vận hành một cách khoa học. Đoạn văn tiếp theo từ cuốn sách của Skinner tên là Walden Two, tuy nhiên, tiết lộ rằng việc điều kiện hóa quy mô lớn trên thực tế có thể là một hình thức thâm hiểm của những kẻ chuyên chế bạo tàn – một kiểu mà đám đông sẽ thành nô lệ, nhưng lại cảm thấy bản thân mình đang tự do.
“Giờ chúng ta đã biết cách củng cố tích cực (Positive Reinforcement) hoạt động, và tại sao củng cố theo cách tiêu cực thì không hiệu quả, chúng ta có thể thận trọng hơn và trở nên tốt hơn, theo ý muốn trong văn hóa của mình. Ta có thể đạt được một khả năng kiểm soát nhất định khi đang bị điều khiển…nhờ thế mà ta cảm thấy tự do. Họ đang làm những gì họ muốn làm, không phải là những gì họ bị ép phải làm. Đó là nguồn gốc của sức mạnh to lớn đến từ củng cố tích cực – Ko có sự chèn ép và không có sự phản kháng nào. Qua một kế hoạch tinh vi, chúng ta không chỉ cuối cùng kiểm soát được hành vi , mà còn là xu hướng hành xử – Những động lực, những ham muốn, những ước nguyện. Điều đáng tò mò ở đây là trong trường hợp như này thì câu hỏi về sự tự do không bao giờ được nhắc tới.” (B.F.Skinner, Walden Two)
Trong Brave New World, kiểu “phần thưởng” chính dùng để gây ra tình trạng lệ thuộc theo phương thức củng cố tích cực đó là một dạng siêu ma túy tên là Soma. “World Controllers”, Huxley viết, “khuyến khích việc sử dụng chất gây nghiện cho người dân một cách hệ thống vì lợi ích của chính phủ.” (Aldous Huxley, Brave New World Revisited) Soma đã được sử dụng hàng ngày bởi những công dân của Brave New World như thể nó cung cấp thứ mà Huxley gọi là một “kỳ nghỉ lễ từ hiện thực” (Aldous Huxley). Dựa vào liều lượng xài, nó kích thích cảm giác hạnh phúc, một cơn ảo giác vui thích, hay có tác dụng như một chất hỗ trợ giấc ngủ hiệu lực mạnh. Nó cũng được dùng để nâng cao khả năng dễ chấp nhận những lời ám thị, thứ giúp tăng tính hiệu quả của thông tin tuyên truyền mà người dân đang phải liên tục chịu đựng.
“Trong Brave New World việc thường xuyên dùng Soma không phải là một điều xấu thầm kín; mà nó là một thể chế chính trị…” Huxley viết. “Khẩu phần Soma hằng ngày chính là một dạng bảo hiểm giúp chống lại những suy nghĩ sai lệch của cá nhân, sự bất ổn xã hội và sự lan truyền của những ý tưởng lật đổ chính quyền. Tôn giáo, như Karl Marx công nhận, là thuốc phiện của nhân dân. Trong Brave New World thì tình thế này đã bị đảo ngược. Thuốc phiện, hay đúng hơn là Soma, chính là tôn giáo của nhân dân.” (Aldous Huxley, Brave New World Revisited).
Nhưng World Controllers của Brave New World không chỉ dùng Soma một mình. Tình dục bừa bãi cũng được chính quyền dùng như một chiến lược khác để đảm bảo mọi người yêu thích việc bị nô dịch. Câu khẩu hiệu “Mọi người đều thuộc về những người khác” đã ăn sâu tâm trí của những công dân từ khi còn trẻ, và thể chế một vợ một chồng và gia đình đều bị bãi bỏ, mọi người có thể bộc lộ những ham muốn tình dục mà không bị cản trở. Được tiếp cận liên tục với sự thỏa mãn tình dục để đảm bảo những công dân này bị phân tâm đến mức không nhận ra tình hình thực tế của họ ra sao.
Sự giải trí được chính quyền công nhận cũng có một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một kiểu “trại tập trung không gây đau đớn” của Brave New World. Thứ Huxley gọi là “sự xao lãng không có điểm dừng của những thứ hấp dẫn nhất” được sử dụng bởi chính quyền như một công cụ chánh trị để khiến trí óc người dân đắm chìm vào một “nơi đầy rẫy những thứ không phù hợp”.
Các điểm tương đồng giữa Brave New World và xã hội hiện nay là điều không thể phủ nhận được. Trong Brave New World Revisited, xuất bản năm 1958, Huxley hỏi chính bản thân mình cách mà những con người kiến thiết xã hội trong tương lai sẽ thuyết phục người dân để uống những loại thuốc “sẽ làm cho họ suy nghĩ, cảm giác, và hành xử theo cách [họ] mong muốn nhất.” (Aldous Huxley, Brave New World Revisited) Ông kết luận: “Trong tất cả mọi khả năng thì chỉ cần tạo ra được viên thuốc đó là đủ.” (Aldous Huxley, Brave New World Revisited). Hiện nay, một ước tính rằng cứ 1 trong 6 người Mỹ đang dùng một số dạng của thuốc hướng thần. Một cuộc khủng hoảng về thuốc phiện đã lan khắp phương Tây. Khả năng kích thích những ham muốn tình dục trên mạng đã khiến nhiều người nghiện phim khiêu dâm; và điện thoại thông minh và các thiết bị công nghệ khác mang đến một sự xao lãng đơn giản và vui thú, thứ mà lấy đi sự tập trung của đa số con người, hầu hết thời gian trong ngày. Ở mức độ nào mà những sự xao lãng này cố ý gây nên cho chúng ta và ở mức độ nào nó thành một dạng phản ứng tự phát cho tới nhu cầu tiêu dùng, chẳng dễ để biết chút nào. Nhưng dù câu hỏi như nào, sự thật rằng một thứ gây phân tâm và một dân số bị ngu đi đơn giản là vì thiếu đi những tiềm lực có trong tâm trí để chống lại việc phải làm nô lệ.
Cho đến khi những con người hiện đại kêu lên rằng “Hãy cho tôi TV và bánh Hamburger, nhưng đừng khiến tôi phải gánh vác trách nhiệm của sự tự do” (Aldous Huxley, Brave New World Revisited) và nó được thay thế bằng câu “Hãy cho tôi tự do, hoặc ban cho tôi cái chết” (Patrick Henry), thì sự tự do sẽ không lụi tàn. Thay vào đó, từ rất lâu con người đã đổi lấy tự do của chính mình cho những thú vui và thoải mái, một dạng điều kiện hóa xã hội mà Huxley đã cảnh báo đang càng ngày trở nên tinh vi và hiệu quả hơn khi mà sự vượt bậc về công nghệ và có thêm nhiều cái nhìn sâu sắc hơn về cách để tiên đoán và điều khiển hành vi con người. Dù hầu hết chúng ta sẽ có thể chống lại được kiểu thức thao túng như này, hoặc chúng ta đang muốn làm như thế, chỉ là chưa rõ việc mình muốn hay không.
Nếu như những xu hướng như này vẫn tiếp tục, con người sớm sẽ chia ra thành 2 nhóm. Sẽ có những người tiếp nhận niềm vui thích trong sự nô dịch, và có những người sẽ chọn chống lại nó vì muốn gìn giữ không chỉ là tự do, mà còn là nhân loại. Như một người đã từng làm nô lệ tên là Frederick Douglass ghi chú lại vào giữa thế kỷ 19, lâu trước khi Huxley viết Brave New World, khi một tên nô lệ trở nên hạnh phúc, hắn ta sẽ nhanh chóng từ bỏ tất cả những gì đã giúp hắn trở thành con người.
“Tôi nhận ra rằng, để tạo ra một tên nô lệ vừa ý,” Douglass viết “Điều cần phải làm nó là tạo ra một kẻ không có tư duy… Hắn ta phải không nhận thấy điều gì mâu thuẫn khi ở trong chế độ nô lệ; hắn ta phải cảm thấy rằng ở trong tình cảnh bị nô dịch là điều đúng đắn; và hắn chỉ có thể dựa vào đó chỉ khi hắn đã từ bỏ quyền trở thành một con người.”