Bài này dùng góc nhìn của bài cosmic fuck. Tóm tắt ý của bài cosmic fuck: mọi thứ mà bạn có thể nhận thức được, đều là năng lượng. Vật chất, suy nghĩ, cảm xúc… đều là năng lượng, chỉ khác nhau ở dạng.
Năng lượng ko tự sinh ra cũng ko tự mất đi, nó chuyển từ dạng này sang dạng khác. Cuộc đời là 1 chuỗi trải nghiệm, các khối năng lượng tương tác/chịch nhau để sinh ra các khối năng lượng khác. Tất cả mọi thứ đều là quá trình, luôn luôn thay đổi, ko có tự tánh và phụ thuộc vào các quá trình khác để phát khởi (everything is a process, impermanent, no-self and dependently originated). Sinh sản là 1 thể loại sáng tạo, và bạn đang sáng tạo (chủ động và thụ động) trong từng khoảnh khắc.
Có góc nhìn chuẩn hơn, xóa mờ lằn ranh giữa 2 chủ nghĩa duy tâm – duy vật; nhưng hơi bị khó hiểu. Mà bài này nói về ý tưởng, cảm xúc… những thứ thuộc tinh thần; nên đành phải dùng góc nhìn này, 1 góc nhìn duy tâm đội lốt duy vật.
Với lại mình thấy xài ngôn ngữ chịch học nó bình dân, thực tế, dễ gần, dễ hiểu hơn ngôn ngữ triết học.
Giống như hồi nhỏ học lớp 1 lớp 2, bảo mình 3+4 = mấy thì mình ko biết, nhưng mình biết nếu mỗi ngày mình có 2k vnd ăn vặt thì 1 tuần mình có 14k nếu mình nhịn ăn; hoặc sáng ba cho 5 ngàn chiều má cho 5 ngàn nữa là 10 ngàn (nghe trong bao ưu phiền chợt tan biến như mây chiều, người biết chăng tim tràn đầy men tình yêu… Lambada – Kaoma https://www.youtube.com/watch?v=iyLdoQGBchQ). Những thứ liên quan đến đời sống hàng ngày thì dễ hiểu hơn những thứ ở thế giới khác.
——————————
Nói rõ hơn về ý sáng tạo và duyên khởi
Nói bạn đang sáng tạo trong từng khoảnh khắc, nghĩa là tâm thức bạn đang tạo ra tất cả các trải nghiệm (5 giác quan và suy nghĩ) trong từng khoảnh khắc. Bài nhạc bạn nghe 10’ trước, khác với bài nhạc bạn nghe ngay lúc ngày. Hình ảnh bàn tay của bạn mà bạn nhìn 1s trước, khác với hình ảnh bàn tay bạn nhìn ngay lúc này. Suy nghĩ của bạn 1s trước, khác với suy nghĩ của bạn lúc này. Nó có thể là cùng 1 bài nhạc, cùng 1 bàn tay, cùng 1 suy nghĩ; nhưng mọi khoảnh khắc là những trải nghiệm khác nhau. “No man ever steps in the same river twice, for it’s not the same river and he’s not the same man” – Heraclitus (ko ai bước vào 1 dòng sông 2 lần, vì nó là 1 dòng sông khác và anh ấy cũng là 1 con người khác). Mọi trải nghiệm đều trôi qua ko thể nắm bắt níu kéo đc, và bạn chỉ có thể tạo ra 1 trải nghiệm ‘gần giống’ với trải nghiệm trong quá khứ.
Bạn chỉ có thể biết đến mọi thứ thông qua 5 giác quan mà tâm thức bạn tạo ra. Khi mình nói ‘tôi đang buồn’; âm thanh ‘buồn’ đc chuyển thành tín hiệu điện, chạy trong não bạn, các neurons phản ứng với nhau, kích thích trí nhớ và những trải nghiệm liên quan tới cảm giác ‘buồn’ hoặc cảm giác ‘ko buồn’. Và bạn hiểu là mình đang có cảm giác gì. Nhưng bạn ko bao giờ biết đc cảm giác ‘buồn’ của mình có giống cảm giác ‘buồn’ của bạn hay ko. Với một số người thì cảm giác ‘buồn’ là cảm giác ‘khi chia tay người yêu’; với 1 số người khác thì cảm giác ‘buồn’ là cảm giác ‘khi đánh con lô 21 mà nó lại về 22’. Đấy là lý do vì sao mấy cái meme ‘that feeling when’ nó mới vui thế, bởi vì đó là những thứ bạn đã trải nghiệm rồi, cảm xúc của người tạo meme đc truyền tải rõ ràng qua những sự kiện cụ thể, và bạn cảm thấy liên hệ, gần gũi hơn.
‘Bạn’ có những phiên bản khác trong tâm thức của người khác. Trong tâm thức bố mẹ bạn thì ‘bạn’ là con cái, khái niệm ‘bạn’ là tập hợp những trải nghiệm tích góp khi bạn ở nhà và từ lúc bạn sinh ra cho đến bây h. Trong tâm thức của thằng bạn, thì khái niệm ‘bạn’ là những trải nghiệm lúc bạn hangout quậy phá với nó. Trong tâm thức cô người yêu, thì khái niệm ‘bạn’ là tập hợp những trải nghiệm khác nữa, 1 version ‘bạn’ dịu dàng dễ thương hơn chẳng hạn. Trong tâm thức của bạn, ‘bạn’ lại là 1 nhân vật khác, bạn ko thể biết được suy nghĩ hay hành động tiếp theo của chính mình; căn bản là bạn cũng ko thể hiểu rõ chính nhân vật ‘bạn’.
Perception is reality. Mọi thứ chỉ tồn tại khi tâm thức của bạn ra tạo nó thông qua 5 giác quan và suy nghĩ. Bạn có thể nói rằng ko có gì tồn tại ngoài khoảnh khắc hiện tại. ‘Bạn’ là 1 nhân vật ko có thật, là 1 câu chuyện mà bạn kể với chính mình. Mọi người bạn biết sẽ có những version khác về nhân vật ‘bạn’.
Bạn chỉ biết mình thông qua những dòng này, những ý tưởng mà mình đang truyền tải. Bạn đang tạo ra sự tồn tại của mình ngay lúc này. Đối với bạn thì ‘mình’ chỉ là tập hợp của những ý tưởng. Ngay cả ông anh chủ page Vagabond này của mình cũng ko thể biết mình là 1 người thật hay là 1 con ếch xanh pepe đang sống dưới cống.
Ok xong phần lý thuyết khô khan và ko hẳn đúng, bây h tới phần áp dụng vào đời sống.
indra’s net
——————————–
Ý tưởng
Khi bạn đọc những dòng này, bạn (1 tập hợp của những ý tưởng) đang tiếp xúc/intercourse với những ý tưởng của mình, bạn đang đc mình mindfucked. Những dòng này là mental cum của mình. Như đã nói về ý sáng tạo và duyên khởi ở trên, đây là một quá trình sáng tạo cùng nhau, bạn ko thể hiểu 100% mình nghĩ gì, bạn đang tạo ra 1 version khác của những ý tưởng này, dựa trên những câu chữ này của mình. Tùy vào nhận thức và trải nghiệm của bạn, bạn sẽ có cái hiểu riêng cho bản thân. Ý tưởng giống như virus, mình đang lây virus cho bạn; nhưng để ‘nhiễm bệnh’ và tiếp tục lây lan virus thì hoàn toàn là lựa chọn của bạn. Nó có thể là cùng 1 loại bệnh, nhưng virus của bạn là của riêng bạn, virus của mình là của riêng mình.
Vagabond là 1 page chuyên viết về giáo dục, thực phẩm, ăn uống, cách tập luyện hay cao xa hơn tí là về tư duy, nhận thức, thái độ hành xử với nhiều vấn đề. Nếu bạn coi ý tưởng là 1 sinh vật sống, thì Vagabond là 1 cái ‘nhà chứa’ ý tưởng, 1 cái động đĩ. Lưu ý là ‘đĩ’ này ko có giới tính, trong thế giới tinh thần thì ko phân biệt giới tính nhé.
Bạn ghé page, vào menu bài viết, lựa bài; đấy là bạn đang chọn đĩ ý tưởng nào bạn đang muốn chịch.
Đọc là chịch. Bạn tiếp thu kiến thức, đấy là bạn mang thai ý tưởng. Bạn hiểu đc kiến thức, đấy là bạn đã đẻ và tạo ra 1 version ý tưởng của riêng bản thân; bước này nói cách khác là rước đĩ về làm vợ. Bạn ko cần phải ghé page đọc đi đọc lại 1 bài, vì bạn đã có 1 version đĩ khác của riêng bạn. Bạn áp dụng ý tưởng vào cuộc sống, đó là bạn đang nuôi vợ, embodying the ideas. Càng dành nhiều thời gian với ý tưởng, thì càng hiểu và bám vào ý tưởng hơn; càng ở lâu thì vợ càng chung thủy, khó bỏ. Một điều tốt là bạn có thể có nhiều vợ, và bạn có thể đuổi bất cứ con vợ/ý tưởng nào ra khỏi nhà bất cứ lúc nào nếu như ko thích nữa.
Nhưng mà mọi chuyện xuống dốc khi bạn đội vợ lên đầu và để vợ sai khiến. Nói như Carl Jung, “people don’t have ideas, ideas have people” (mọi người ko sở hữu ý tưởng, ý tưởng sở hữu họ). Khi bạn nói bạn là materialist, idealist, atheist, communist, socialist, liberalist, intellectualist,… nói chung là khi bạn tin vào 1 hoặc nhiều chủ nghĩa và hành động dựa trên chủ nghĩa đó, thì bạn bị chiếm hữu bởi nó.
Ví dụ, bạn có ý tưởng ‘tôi là đàn ông’, sau đó là ý tưởng ‘tôi phải hành xử như 1 thằng đàn ông’. Ok, nhưng định nghĩa đàn ông là gì? Nếu bạn nghĩ đàn ông đích thực là ko thích đực, vậy thì quá dễ, chỉ cần bạn thích con gái thì bạn là đàn ông. Tiêu chuẩn quy định đàn ông này khá là đơn giản nên ko ảnh hưởng gì quá đáng. Nhưng khi bạn nghĩ đàn ông là phải mạnh mẽ, phải biết gánh vác, thậm chí là phải dẫn dắt phụ nữ; rồi sau đó bạn gồng mình cố gắng sống đúng tiêu chuẩn trên. Mình ko nói nó đúng hay sai ở đây. Vấn đề đơn giản chỉ là nếu bạn cảm thấy bị ép buộc phải làm theo nguyên tắc/ý tưởng; thì bạn đang bị 1 ý tưởng chi phối, và bạn ko có tự do. Tệ hơn nữa là bạn gắn ghép hình ảnh ‘mạnh mẽ’ với hình ảnh ‘cứng rắn’, ‘bạo lực’, ‘lạnh lùng’, thì bạn có nguy cơ biến cái ý tưởng ‘đàn ông’ thành ‘toxic masculinity’, rồi gây khổ cho người xung quanh.
Bạn có thể nói những ý tưởng ‘tôi là đàn ông’ và ‘tôi phải hành xử như 1 real man’ là 1 ý tưởng đúng; cần phải sống theo nó. Nói thật nhé, chúng mình thì biết cái đéo gì? Chúng mình còn ko thể chứng minh đc chúng mình có phải là “brains in the vat” hay ko kìa. Chúng mình ko thể chứng minh dc chúng mình là 1 sinh vật thuộc chủng loài homo sapiens, có 1 cơ thể và đang sống ở 1 nơi nào đó gọi là trái đất, ở thời gian nào đó gọi là thế kỉ 21; hay chúng mình chỉ đang sống trong 1 hệ thống giả lập. Cái gì là thật, cái gì là ko thật? Chúng mình thì biết cái đéo gì? Việc bám chấp vào 1 con đĩ ý tưởng như ‘real man thì phải rất gì và này nọ’ 1 cách nghiêm túc có hơi mắc cười ko? Chill bro, why so serious?
1 ví dụ khác là nhân vật Miyamoto Musashi trong truyện Vagabond; theo đuổi ý tưởng ‘vô địch thiên hạ’. Ban đầu anh theo đuổi nó bằng ý tưởng khác là ‘lao vào vòng xoáy chém giết cho đến khi thành vô địch thì thôi’. Đôi lúc anh có những ý tưởng khá tỉnh và thiền như ‘nếu là vô địch thì đã thắng trước khi đánh, thế thì đâu cần đánh nữa, nhưng ko đánh thì làm sao biết mình vô địch’… đấy là vì anh chưa đủ trình để embody ý tưởng này, nên con hàng này chỉ lướt qua và bỏ anh mà đi. Sau khi chém cả nhà Yoshioka và dc người đời xưng là ‘vô địch’, nhưng anh ko thấy mình là thiên hạ vô địch tí nào cả, anh mới nhận ra cái ý tưởng ‘vòng xoáy chém giết’ là 1 ý tưởng xàm lol. Anh đi ở ẩn cày ruộng, anh hối hận vì đã chém quá nhiều người. Truyện tới lúc này, anh đang trên đà nhận ra ‘thiên hạ vô địch’ chỉ là 1 ý tưởng, 1 khái niệm ko có thật. Và anh nhận ra anh đơn giản là thích kiếm thuật và thích cầm kiếm. (nhưng như thế thì ko dc nghiêm túc và khá là vô nghĩa nên anh đã phải biện ra mục tiêu ‘thiên hạ vô địch’ để hành động của mình có vẻ có ý nghĩa hơn).
Bạn đang có ý tưởng gì? Bạn đang làm gì để nuôi ý tưởng đó? Và bạn thực sự muốn gì?
—————————–
Off topic nhẹ. Triết gia – philosopher. Gốc từ Hy Lạp, ‘phylos’ nghĩa là ‘yêu mến’ và ‘sophie’ nghĩa là ‘trí tuệ’. Triết gia, là những con người yêu trí tuệ.
“To be a philosopher is not merely to have subtle thoughts, nor even to found a school, but so to love wisdom as to live according to its dictates, a life of simplicity, independence, magnanimity and trust… It is to solve some of the problems of life, not theoretically, but practically.” – Henry David Thoreau. Dịch: là một triết gia ko chỉ đơn thuần là có những suy nghĩ tinh tế, hoặc lập ra trường phái, nhưng phải yêu trí tuệ đến mức sống theo mệnh lệnh của nó, một cuộc sống đơn giản, độc lập, rộng lượng, và tin tưởng…. (là 1 triết gia) là để giải quyết những vấn đề của cuộc sống, ko chỉ trên lý thuyết, mà trên thực tế.
Mọi người ai cũng sống với ý tưởng của bản thân. Nhưng người thường thì bị thôi miên, lôi kéo bởi ý tưởng; bị ý tưởng sai khiến. Còn triết gia thì lựa chọn (có tự do) sống với ý tưởng của mình bởi vì họ yêu nó, hoặc họ dùng ý tưởng để giải quyết vấn đề nào đó.
—————————
Ý tưởng, cũng giống như bao sinh vật sống khác, đều có xu hướng sinh sản và duy trì sự tồn tại của nó. Khi nó chiếm hữu 1 người, người ấy sẽ có xu hướng muốn lan tỏa/truyền bá ý tưởng đó qua người khác.
Sự khác nhau giữa làm tình và hiếp dâm, là sự tán thành của người bị chịch.
https://www.youtube.com/watch?v=oQbei5JGiT8 (1 video khá mắc cười và rõ ràng về consent/sự tán thành). Giống như khi bạn đọc những dòng này, hiển nhiên là bạn đã tán thành với cuộc mindfuck này, mình chỉ là tập hợp của những ý tưởng, ko có tay mà ép bạn làm gì được. 1 ví dụ điển hình về việc loài người bị chiếm hữu bởi ý tưởng và áp đặt nó lên môi trường, nghĩa là hiếp dâm/nhồi sọ người khác để truyền bá ý tưởng, là câu chuyện world war 2 và chủ nghĩa phát-xít, fascism; hay cuộc chiến dai dẳng giữa chủ nghĩa cộng sản vs. tư bản. Ví dụ khác là phong trào cánh tả vs. bảo thủ. Chúng chỉ là những ý tưởng thôi. Why so serious? Xin bạn đừng hiểu lầm là bạn ko nên bảo vệ ý tưởng của mình; mình chỉ đang nói về việc bạn có bị ý tưởng nào đó chi phối ko, và bạn có đang hiếp dâm/áp đặt ý tưởng lên người khác hay ko thôi.
Tóm tắt, ý tưởng là đĩ. Việc chơi đĩ, rước đĩ về làm vợ, share hàng… là những việc làm tốt trong thế giới tinh thần. Đội vợ lên đầu và bị vợ chi phối, là mất tự do. Thật ra thì ‘tự do’ cũng chỉ là 1 ý tưởng, 1 con đĩ khác. Lấy ‘tự do’ làm vợ cả thì ‘tự do’ sẽ cho bạn rước thêm nhiều vợ khác; nhưng những thể loại vợ khác khi làm vợ cả thì không ưa ‘tự do’ chút nào. Và tự do chân chính thì ko bị vướng bận vào khái niệm ‘tự do’. Hiếp dâm là 1 hành vi phản cảm.
Người ta nói ‘đằng sau một người đàn ông thành công luôn có bóng dáng phụ nữ’. Đằng sau những sản phẩm (vật chất hoặc tinh thần) tốt, là những ý tưởng đẹp. Cuộc đời bạn là những tháng ngày giao tiếp với môi trường, học hỏi, và áp dụng những thứ mình học để tạo ra sản phẩm đóng góp lại cho môi trường. Nói cách khác, cuộc đời bạn là 1 chuỗi sự kiện đi ghé động đĩ, rước đĩ về làm vợ, và cùng với vợ đẻ ra những thứ hay ho. Mỗi người là 1 ổ ý tưởng, 1 cái động. Việc bạn ghé youtube xem hài nhảm Trấn
Thành Trường Giang, cũng là 1 thể loại ghé động. Có những người vợ rước về chỉ để chịch, chịch chán thì đuổi. Có những người vợ biết giúp chồng kiếm tiền, biết đẻ con. Và để lấy đc vợ xịn thì bạn cũng phải xịn; để hiểu và dùng đc ý tưởng xịn thì bạn phải có nhận thức cao và đủ chỗ để chứa ý tưởng đó.
——————————
Nghệ thuật
Định nghĩa nghệ thuật: những hoạt động nhằm tạo nên những tác phẩm nghe, nhìn, biểu diễn… dùng để thể hiện, truyền tải trí tưởng tượng, khái niệm, kĩ năng của người nghệ sĩ.
Mọi thứ đều là cosmic fuck. Mọi người đều đã quá rành về quá trình sinh sản sinh học của thế giới vật chất. Nhưng ở thế giới tinh thần, những ý tưởng và cảm xúc là những thứ thuộc về nội tại của mỗi người, chúng ta chỉ có thể kết nối với nhau và chia sẻ những thứ vô hình vô tướng này thông qua những thứ hữu hình hữu tướng của thế giới vật chất.
Ví dụ về khái niệm ‘buồn’ ở phần lý thuyết ở trên. Nếu chỉ dùng từ ‘buồn’ để mô tả cảm xúc này thì mỗi người mỗi trải nghiệm, rất là mơ hồ. Nhưng nếu mình dùng meme ‘that feel when’, một bài thơ, 1 bức tranh, 1 bài hát,… thì những khái niệm, ý tưởng, cảm xúc sẽ trở nên rõ ràng hơn. Đây là quá trình encode-decode đã viết ở đâu đó trên page này.
Nghệ thuật, đối với người nghệ sĩ, là hành động self-expression, thể hiện những thứ vô tướng thành hữu tướng. Khán giả từ cái hữu tướng đó mà cảm nhận cái vô tướng mà người nghệ sĩ muốn truyền đạt. Tác phẩm nghệ thuật là ‘mental cum’ của người nghệ sĩ, đằng sau nó là những ý tưởng, cảm xúc, cái hồn… đang chờ khán giả cảm nhận.
Người nghệ sĩ xịn thì phải có đủ kĩ năng để cảm đc và gói cái hồn vô tướng vào trong tác phẩm hữu tướng. Kiểu diễn viên giỏi thì phải thể hiện đc cảm xúc, thần thái của nhân vật. Họa sĩ giỏi thì phải thu lại được cái bầu không khí/atmosphere của khung cảnh, hay vẽ đc những thứ mình nhìn thấy trong đầu. Nhạc công giỏi thì phải chơi đúng note, đúng nhịp điệu, luyến láy đúng lúc blah blah…
Ví dụ về việc cảm và biểu lộ cái vibe của con người thông qua âm nhạc đc thể hiện khá rõ qua 2 ví dụ này trong phim The Legend of 1900. (Phim này nhẹ nhàng nhưng cũng khá là deep về triết lý nhân sinh và tâm lý con người, 1 bộ phim rất đáng coi)
Nghệ thuật và cái đẹp mang tính chủ quan, bạn dựa vào trình độ nhận thức của bản thân, sau khi kết hợp với ‘mental cum’ của người nghệ sĩ, bạn feel đc cái cảm giác ‘gần giống’ cái mà người nghệ sĩ phiêu.
https://youtu.be/KsDFah7y03s . Nhiều khi người nghệ sĩ biểu diễn cho chính mình, họ làm tình với the universe là chính chứ chả quan tâm đến khán giả đâu.
“On many occasions when I am dancing, I have felt touched by something sacred. In those moments, I felt my spirit soar and become one with everything that exists. I become the stars and the moon. I become the lover and the beloved. I become the victor and the vanquished. I become the master and the slave. I become the singer and the song. I become the knower and the known. I keep on dancing and then, it is the eternal dance of creation. The Creator and the creation merge into one wholeness of joy. I keep on dancing — until there is only … the dance.” – Michael Jackson, inlay sleeve on Dangerous. Dịch: nhiều lúc khi tôi nhảy, tôi cảm thấy đc chạm đến bởi 1 thứ gì đó thiêng liêng. Trong những khoảnh khắc đó, tinh thần tôi như đc cất lên và trở thành 1 với mọi thứ đang tồn tại. Tôi trở thành những vì sao và ánh trăng.
Tôi trở thành người yêu và người đc yêu. Tôi trở thành người chiến thắng và kẻ thất bại. Tôi trở thành ông chủ và nô lệ. Tôi trở thành ca sĩ và bài hát. Tôi trở thành kẻ biết và thứ đc biết. Tôi tiếp tục nhảy và sau đó, nó là điệu nhảy vĩnh cửu của sự sáng tạo. Sáng tạo giả và sự sáng tạo hợp thành 1 thể của sự hân hoan.
Tôi tiếp tục nhảy – cho đến khi chỉ còn… điệu nhảy.
Ví dụ trên là mô tả trạng thái vào flow của Michael Jackson. Khi toàn tâm toàn ý làm gì đó thì bạn sẽ quên đi các suy nghĩ/tạp niệm ko cần thiết. Sự phân biệt 2 cực và các khái niệm đc làm mờ, aka bất nhị nguyên. Sâu hơn nữa thì xóa luôn ranh giới giữa người nhận thức và thứ đc nhận thức. There’s seeing but no seer, there’s hearing but no hearer, there’s perceiving but no perceiver, there’s doing but no doer; trạng thái vong ngã chi cảnh trong truyện kiếm hiệp tàu.
Tóm tắt, chịch là hành động sáng tạo ở thế giới vật chất. Nghệ thuật là hành động chịch của thế giới tinh thần. Giá trị của 1 tác phẩm nghệ thuật hoàn toàn là chủ quan, bạn decode ý tưởng và cảm xúc vô hình vô tướng từ tác phẩm nghệ thuật hữu hình hữu tướng.
Khi bạn ko bị chi phối bởi 1 hay vài ý tưởng nào đó, bạn sẽ cảm dc nhiều ý tưởng/cảm xúc trong các tác phẩm nghệ thuật hơn. Think less to feel more; nghĩ ít đi để cảm nhiều hơn. Mọi khoảnh khắc đều là quá trình sáng tạo. Bạn có đang phiêu dc dòng chảy sáng tạo – the flow of cosmic fuck; có cảm thấy phiêu ngất ngây trong từng khoảnh khắc? Hay trải nghiệm của bạn đang bị lu mờ bởi ý tưởng nào đó? (mình dùng từ “phiêu” chứ ko dùng từ “sướng”, vì đối lập của “sướng” là “đau khổ”; tâm trí thích phân chia, thích cái này ghét cái kia, sự phân chia đó bản thân nó cũng là 1 ý tưởng. Cảm giác là cảm giác, ko cần phải phân đinh nó thành tích cực hay tiêu cực; và bạn hoàn toàn có thể phiêu ‘ngất ngây’ cùng với cảm giác ‘đau khổ’).
What ideas would look like if they have forms
Ví dụ về việc encode cảm xúc vào ngôn từ