Tôi có thằng đệ, theo đạo Phật, nhưng ở rể với gia đình vợ (theo đạo Chúa), nói chung 2 bên tôn trọng đạo của nhau. Có hôm nó bảo tôi là muốn thỉnh một tượng Phật về nhà thờ (cho tiện cúng bái) nhưng sợ đụng với các hình ảnh Chúa bên nhà vợ nên hỏi tôi nên thế nào?
Tôi đáp nhanh, thờ hay không thờ không quan trọng, đặt Phật ở trong tâm là được rồi, chứ thờ đầy nhà mà ra đường vẫn làm bậy thì chả có tác dụng gì. Nó thì khoái tôi lắm, những gì tôi nói là nó nghe ngay, thế là không thờ.
Có một hôm, vô tình nó qua nhà tôi chơi, vừa bước vào nhà thì thấy khói mù mịt, nhìn xa xa thì thấy tôi đang cầm mấy cây nhang rồi lạy lên lạy xuống như lên đồng. Nó bước tới gần thì thấy thằng anh nó đang lẩm nhẩm trong miệng như đọc thần chú… mặt nó ngơ ngác, bàng hoàng kèm một tý bực bội… đợi tôi xong thì nó quất ngay:
“Ơ, ông anh lừa em phải không, anh bảo em đừng thờ cúng gì hết mà sao anh làm ngược lại, thì ra anh muốn hưởng riêng… từ nay em dell tin anh nữa đâu, anh còn mê tín hơn mấy bà hay đi chùa cầu xin nữa ! hự”
mặt tôi ngẩn tò te nhưng vẫn mắc cười vì thấy mặt ku em dỗi, tôi liền đáp
-“Dippe mày, chỉ được cái não nhanh, chứ dell nghĩ xa, chú thử nhìn vào nhà xem Mẫu thân của tao đang làm gì?”
Nó nghe xong vội nhìn vào trong nhà ngay thì thấy Mẫu thân tôi đang ngồi đọc kinh nhưng lâu lâu vẫn len lén nhìn ra chỗ tôi xem nó cúng bái đến đâu rồi.
“Oh, Mẹ anh đang tụng kinh, mà sao Bác cứ canh canh ngoài đây thế !”
-“Thì canh tao chứ canh ai, canh xem tao đã cúng bái, thắp nhang đúng thủ tục hết chưa. Tao làm nghi lễ, không phải để cầu ông Thần nào hết, mà tao lạy nãy giờ là để cho Mẫu thân tao tối nay yên lòng mà ngủ ngon. Chú hiểu chưa thằng mặt đần !?”
Thằng đệ gật gù như tỉnh thức được điều gì đó rồi đáp:
“Ah, thì ra, là để yên lòng người sống !”
Không riêng thằng đệ tôi, mà tôi tin rất nhiều anh em tri thức, theo logic khoa học, sẽ luôn bài trừ việc cúng bái, thắp nhang và đốt vàng mã. Vì đốt thế còn ô nhiễm môi trường hơn, tôi cũng từng như ae, vì thấy việc làm đó vô nghĩa… không có ông Thần ông Phật nào có thể thay đổi nhân-quả hay nghiệp lực của chúng ta cả. Nghiệp ai nấy trả, phước ai nấy hưởng là thế.
Tuy nhiên, sống ở đời, đôi lúc không thể rạch ròi trắng/đen tuyệt đối được, ae càng cố thì chỉ thêm khổ và mệt mà thôi. Riêng tôi cũng lên đường tìm hiểu xem, cái tục đốt vàng mã xuất phát từ đâu.. mà tại sao người ta tin như thế.
Ttục đốt vàng xuất phát từ Trung Quốc, thời phong kiến, các nhà quý tộc, phú hộ giàu có, hay có tục lệ khi chủ chết đi thì sẽ chôn sống hết những người tùy tùng đang sống trong nhà, để xuống dưới hầu hạ tiếp. Nói chung rất dã man, tục lệ này diễn ra một thời gian khá dài nên một số Bậc hiền triết đã nghĩ ra một cách khác, vừa cứu người vô tội và vừa cứu luôn các ông chủ ấy bớt tạo nghiệp xấu.
Thế là họ đã tuyên truyền một tục mới rằng vẫn có phước báu đầy đủ, nhưng thay vì chôn người sống thì sẽ thay bằng hình nộm người (làm bằng giấy hay cây khô) chôn hoặc đốt chung với chủ đều được. Muốn bao nhiêu hình nộm cũng được, càng nhiều thì càng đông người hầu theo cùng.
Thế là tục đốt vàng mã ra đời, anh em sẽ thấy nó hiệu quả ở 2 chỗ:
(1) người sống không bị chết vô lý
(2) dân lao động nghèo tự nhiên có job mới, làm hình nộm người, nhà cửa bằng giấy, v.v..
Không người chết, mà lại cứu thêm rất nhiều người sống khác vì có thêm thu nhập. Đọc đến đây, anh em sẽ thấy, việc đốt vàng mã cũng không đến nỗi quá tệ, dù dùng lý trí logic thì thấy nó vẫn mê tín vl ra.
Nó tương tự với rất nhiều hình thức cúng bái và đốt vàng mã thời nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có sự sáng suốt như anh em, mỗi người sẽ có một niềm tin hoặc một nỗi sợ nào đó. Người đó có thể là Bố Mẹ, vợ con hoặc ông Sếp của anh em.
Để thay đổi hệ thống niềm tin của một người không hề đơn giản, cho nên anh em phải linh hoạt hành động trên nền tảng ‘hòa khí sinh tài’. Đôi lúc ae chịu khó ‘lên đồng’ tý mà cả nhà happy, đó cũng là điều nên cân nhắc.
Chứ càng chống đối nhau thì ae càng mất cơ hội để chuyển hóa người đó. Cảnh đó tôi thấy hoài, bố mẹ con cái không nhìn mặt nhau, bạn bè cạch mặt nhau, cũng vì sống quá logic, A phải ra A, B phải ra B… nên choãng nhau thôi.
Tuy nhiên, ae phải luôn giữ sự tỉnh táo trong mình, bất kỳ khi nào thuận tiện (thời đến), nhất là lúc họ cầu xin mãi mà thực tế không diễn ra, thì đấy là thời điểm hoàn hảo để ae ‘giảng đạo’ và đưa họ về sự thật.
Chứ đang yên đang ấm, mà ae cãi lời, rồi cố chứng minh họ si mê, mê tín thì ae chỉ mệt mỏi thêm thôi. Hãy kiên nhẫn nương theo rồi tung đòn thật mạnh khi họ đang gục ngã trên niềm tin đó…
Bữa có bạn hỏi tôi, làm sao để chuyển hóa Vợ mình hoặc Bố mẹ mình?
Thì tôi đáp, “hãy đợi họ khổ, càng khổ càng tốt, đó là lúc để chuyển hoá họ tuyệt vời nhất !”
Cheers,
Bác 7B