“Động lực thúc đẩy bạn bay lên cao chính là tài sản lớn nhất của con người. Tất cả mọi người đều có nó. Nó là cảm giác được nối kết với cội nguồn sức mạnh, nhưng con người dần trở nên sợ hãi cảm giác này… Đó là lý do vì sao hầu hết đều rũ bỏ đôi cánh của mình và thà đi bộ với tuân theo luật lệ hơn.” (Hermann Hesse, Demian)
Nhà tâm lý học thế kỷ 20 tên Abraham Maslow tin rằng bên trong chúng ta tồn tại một dạng ham muốn đạt được những điều vĩ đại và một sự thúc ép tiến về phía trước thứ mà ông gọi là “tiềm năng cao nhất” của chúng ta. Tuy nhiên, chỉ có vài người là đạt được những điều vĩ đại. Trong khi có nhiều lý do cho việc này, thì một trong chúng theo như Maslow, chỉ đơn thuần là do ta sợ sự vĩ đại hơn là mong muốn nó.
“Chúng ta thường sợ trở thành thứ mà mình thấy thoáng qua trong những khoảnh khắc tuyệt trần nhất của mình… Chúng ta tận hưởng và thậm chí là hồi hộp trước những khả năng thần thánh mà ta thấy ở chính bản thân… Và chúng ta đồng thời rùng mình vì yếu đuối, kinh hãi và sợ sệt trước những khả năng tương tự như này.”
(Abraham Maslow, The Farther Reaches of Human Nature)
Maslow gọi nỗi sợ sự vĩ đại chính là phức cảm Jonah (Jonah complex), liên quan tới nhân vật Jonah trong Kinh Thánh, người cố gắng trốn chạy khỏi số phận mà Chúa ban cho mình. Trong Video này, chúng ta sẽ tìm hiểu về mặt tâm lý học đằng sau nỗi sợ hãi này và nghiên cứu ra cách để ta vượt qua chúng.
Trong cuốn Art and Artist của ông, Otto Rank cho rằng con người được thúc đẩy bởi 2 nỗi sợ cơ bản: Một nỗi sợ cái chết và một nỗi sợ cuộc sống. Theo như Rank, nỗi sợ cái chết không chỉ đơn thuần là một nỗi sợ trước sự chết đi của một cơ thể vật lý. Chúng ta còn sợ một kiểu chết về mặt tâm lý xảy ra khi ta hoàn toàn thích ứng với những chuẩn mực xã hội tới nỗi ta mất đi tính cá nhân của mình. Theo Rank, nỗi sợ này thúc đẩy ta trở nên khác biệt hơn bằng cách hiện thức hóa những tiềm năng làm nên sự độc nhất của mình. Nó thúc đẩy ta “tồn tại”, theo nghĩa Latin của từ này thì đó là “bước ra ngoài, nổi bật, hiện hữu, xuất hiện”.
Tuy nhiên, nổi bật quá mức có thể gây nên cảm giác đơn độc và cô lập. Ta càng trở nên khác biệt bao nhiêu, thì ta càng mất đi sự bảo bọc thoải mái của đám đông nhiều bấy nhiêu và nỗi sợ phải đứng một mình được Rank gọi là nỗi sợ cuộc sống. Nỗi sợ này Rank cho rằng, thúc đẩy ta hàn gắn lại một mối liên kết khổng lồ với xã hội thông qua sự thích ứng và loại bỏ những gì làm nên sự đặc biệt của ta. Cuộc đời của mỗi người xen kẽ giữa ham muốn trở nên khác biệt thúc đẩy bởi nỗi sợ cái chết, và ham muốn trở nên phù hợp thúc đẩy bởi nỗi sợ cuộc sống. “Giữa 2 nỗi sợ hãi này có khả năng”, ông viết, “…một cá nhân sẽ bị ném qua ném lại trong suốt cả cuộc đời mình.” (Otto Rank, Will Therapy)
Với hầu hết chúng ta thì nỗi sợ cuộc sống chiếm ưu thế hơn nỗi sợ cái chết. Chúng ta ngại trở nên nổi bật, không dám trở nên khác biệt, hơn là từ bỏ bản sắc cá nhân của mình. Sự phân tích của Rank cho ta thấy rằng nguồn gốc của nỗi sợ sự vĩ đại của ta chính là một nỗi sợ cuộc sống – một nỗi sợ việc phải đứng một mình và tách biệt bản thân mình ra khỏi đám đông. Bởi thế mà Nietzsche thường thích nhận xét như này:
“Khái niệm của sự vĩ đại bao gồm…khả năng trở nên khác biệt.”
(Nietzsche, Beyond Good and Evil)
Nhưng nỗi sợ cuộc sống không chỉ là thứ duy nhất cản trở ta hiện thực hóa tiềm năng của mình. Colin Wilson, một trong những nhà văn sáng tác nhiều của thế kỷ 20, cho rằng một “cơn loạn thần tầm thường” đang lan rộng khắp xã hội hiện nay, đóng vai trò như là một rào cản thêm vào để cản trở bước đường tạo nên điều vĩ đại của con người.
Wilson quan sát thấy rằng phần lớn tư duy của thế kỷ 20 bị chi phối bởi thứ mà ông gọi là “học thuyết phi anh hùng” (Unheroic Hypothesis), được ông định nghĩa như là “cảm giác thất bại, hay thảm kịch, hay vô vọng, mà có vẻ là nền tảng cho nhiều tác phẩm thời hiện đại.” (Collin Wilsone, The Age of Defeat). Để trả lời cho câu hỏi mang tính thời đại, “liệu con người giống với Chúa Trời hay một con giun hơn?” Ông nghĩ rằng thời kỳ hiện đại này đã gieo rắc trong đầu mỗi cá nhân một niềm tin rằng chúng ta gần giống với một con giun hơn, nhờ đó mà ta có thể giải thích được khuynh hướng của mỗi cá nhân bình thường chấp nhận một cuộc đời không xứng với tiềm năng của mình.
Abraham Maslow, một người bạn của Collin Wilson, cũng có những kết luận tương đồng như thế. Maslow thường có thói quen hỏi học sinh của mình rằng ai trong số họ sẽ viết lên một cuốn tiểu thuyết để đời, hay trở thành một nhã lãnh đạo kiệt xuất hay một nhà soạn nhạc, và khám phá ra rằng:
“Thông thường, mọi người bắt đầu cười khúc khích, đỏ mặt, và lúng túng cho tới khi tôi hỏi. “Nếu không phải em, thì còn ai khác nữa?” Điều đó tất nhiên là sự thực…Nếu bạn cố tình trở nên kém hơn so với những gì mình có thể làm, vậy tôi xin cảnh báo với bạn rằng bạn sẽ cực kỳ bất hạnh trong suốt phần đời còn lại của mình. Bạn sẽ lẩn tránh những tài năng, khả năng của chính mình.” (Abraham Maslow, The Farther Reaches of Human Nature)
Maslow nghĩ rằng sự lo âu mà học sinh của ông thể hiện ra chính là kết quả của sự bất lực trong việc nhận ra “những khả năng thần thánh” bên trong mình và không chịu khuất phục trước một nỗi sợ hãi chánh đáng đến nỗi sự kiêu ngạo như này sẽ dẫn tới những ảo tưởng về một tấm lòng cao quý nhưng đầy bệnh hoạn. Kết quả của nỗi sợ này đó là con người thường hướng theo chiều cực đoan và nhìn nhận bản thân mình giống với một con giun hơn, không thể đạt được bất kỳ điều gì kỳ vĩ cả. Tuy nhiên, Maslow, tin rằng cả hai thái cực – nhìn nhận bản thân mình như một vị thánh hay một con giun – đều có hại như nhau. Do đó ông khuyên rằng chúng ta nên tìm một “con đường trung hòa” hay “con đường Trung Đạo”. Để vượt qua nỗi sợ sự vĩ đại của mình, ta phải học cách dũng cảm bước tiến về mục tiêu của mình, đồng thời duy trì một nhận thức khiêm tốn rằng chúng ta sau cùng đều là “con người, tất cả đều là con người.” Hay như Maslow giải thích:
“Với một số người thì điều này chính là tránh né sự phát triển của bản thân, hạ thấp khát vọng của mình, nỗi sợ khi làm điều gì đó mà con người có thể làm được, tự nguyện phá hủy bản thân mình… trên thực tế nó lại chính là cách để chống lại sự hoang tưởng, kiêu căng, tội đồ ngạo mạn, xấc xược. Có những người không thể kiểm soát sự hòa hợp duyên dáng giữa khiêm tốn và niềm kiêu hãnh, điều mà cực kỳ cần thiết cho công việc sáng tạo. Để chế tác hay tạo ra gì đó thì bạn phải có một “óc sáng tạo kiêu căng” mà những nhà nghiên cứu đã nhận ra. Nhưng, tất nhiên, nếu bạn chỉ có sự kiêu căng mà thiếu đi tính khiêm tốn, thì trên thực tế bạn đang bị [ảo tưởng]. Bạn phải nhận thức được rằng mình không chỉ có những khả năng thần thánh bên trong, mà còn cả những giới hạn về sự tồn tại của con người… Nếu bạn thích thú trước một con giun đang cố gắng trở thành một vị thần, thì trên thực tế, bạn có thể tiếp tục cố gắng và trở nên kiêu ngạo mà không phải sợ mắc phải [những ảo tưởng về một vẻ đẹp cao quý]… Đây chính là một cách thức hiệu quả.” (Abraham Maslow, The Farther Reaches of Human Nature)
Note: Golden mean: con đường trung hòa, có thể hiểu là bạn chọn 1 phẩm hạnh thì cố gắng phát huy ở mức tốt, vd: sự tự tin thái quá thì kiêu ngạo, mà thấp quá thì lại tự ti, vậy nên ta chọn cái trung hòa, ko quá cao ngạo cũng ko quá tự ti
Middle Way: con đường Trung Đạo, khái niệm phật giáo, là con đường tránh xa hai cực đoan: hưởng thọ dục vọng và tu tập khổ hạnh