Stress management là thứ BẮT BUỘC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC cho mấy đứa muốn chơi game ở level cao cao chút. Lên càng cao thì stress, nan đề, sự hỗn loạn càng khủng, và dĩ nhiên stress cũng tởm. À nói chứ có girl friend cũng cần luôn chứ chả đâu xa. Yếu yếu không handle nổi tâm cũng không handle nổi gái đâu feng.
Vào bài.
LÀM CÁCH NÀO MÀ CÁC SAMURAI CÓ THỂ ĐỐI PHÓ VỚI STRESS
KỸ THUẬT QUẢN LÝ STRESS TỪ CÁC CHIẾN BINH CỔ ĐẠI
“Hôm nay là một chiến thắng với cái tôi của hôm qua; ngày mai sẽ là chiến thắng của bạn hơn những người khác”
Cung Bổn Võ Tạng (Miyamoto Musashi) viết trong Ngũ Luân Thư (A Book Of Five Rings)
Có nhiều thứ thay đổi theo dòng chảy của lịch sử, nhưng có một thứ thì ko – đó là stress. Con người đã phải đối mặt với stress từ trước khi có ngành tâm lý học hiện đại ngày nay. Hiện tại không khó để tìm một khóa học để có thể đối phó với stress.
Nhưng những người trong quá khứ đã làm gì để có thể sống qua những ngày tháng căng thẳng? Tuy nhiên, chúng ta có thể cho rằng thời đại ngày nay có quá nhiều stress, nhưng thật ra không bằng một góc tổ tiên ta ngày xưa. Họ sống với mối đe dọa thường trực về một cái chết bất ngờ mỗi ngày trong cuộc đời. Kỳ lạ thay, đối với họ điều này hết sức bình thường.
Các samurai là tầng lớp chiến binh của Nhật Bản và sẵn sàng hy sanh để phục vụ chủ nhân – những người mà đã lựa chọn con đường sự nghiệp đầy căng thẳng. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được một vẻ ngoài thật thanh thản. Trên thực tế, toàn bộ tính cách của các samurai xoay quanh sự bình tĩnh và điềm đạm. Mặc dù họ thường được huấn luyện để chiến đấu với kẻ thù, nhưng đồng thời họ đấu tranh với nội tâm để kiểm soát bản thân tốt hơn.
Thực tế là, một trong những vị samurai vĩ đại nhất trong lịch sử được đề cập trong đoạn trích trên, đã nói rằng chiến thắng đầu tiên bạn giành được phải là chiến thắng trước bản thân chính mình.
GIỮ BÌNH TĨNH VÀ KIỂM SOÁT BẢN THÂN
“Trong chiến đấu và trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên bình tĩnh mà thể hiện lòng quyết tâm. Gặp tình huống không căng thẳng thì không nên liều lĩnh, tinh thần vững vàng không thiên vị.”
Cung Bổn Võ Tạng, trích trong Ngũ Luân Thư
Các samurai được đào tạo phải không ngừng đối mặt với nhiều trận chiến. Việc huấn luyện này làm giảm bớt nỗi sợ hãi tự nhiên mà một người sẽ cảm thấy khi chiến đấu, cho phép họ giữ được bình tĩnh.
Họ có thể không có nhiều lựa chọn trong cuộc sống về hoàn cảnh của họ và về cách họ sẽ đối mặt với cái chết của mình, nhưng việc đào tạo cũng mang lại cho các samurai cảm giác kiểm soát. Giống như những người theo chủ nghĩa khắc kỷ, các samurai bỏ qua những thứ họ không thể kiểm soát được và tập trung vào những gì họ có thể.
Các bác sĩ tâm lý ngày nay giải thích suy nghĩ này được gọi là “điểm kiểm soát tâm lý (locus of control, LOC)”. Những người có LOC trong tâm tin rằng “họ kiểm soát phần lớn những gì xảy ra với họ”. Các bác sĩ cũng giải thích những người này thường hạnh phúc hơn, ít căng thẳng hơn và cảm thấy hài lòng hơn với cuộc sống của họ.
Các bác sĩ tâm lý đề cập rằng chúng ta không kiểm soát được người khác hoặc các sự kiện bên ngoài nhất định, nhưng giống như Epictetus đã nói, chúng ta có thể kiểm soát cách chúng ta phản ứng với những vấn đề này. Họ nói rằng năng lượng của chúng ta tốt hơn nên dành cho những thứ chúng ta có thể kiểm soát. Hơn nữa, chúng ta có thể phát triển LOC trong tâm này bằng cách luyện tập, giống như các samurai và quá trình huấn luyện không ngừng của họ.
TÌM THẤY CÂN BẰNG TRONG NGHỊCH CẢNH
Quy tắc Võ sĩ đạo của Samurai: các quy tắc này xoay quanh sự cân bằng. Sự cân bằng của 4 triết lý: Thần đạo (Shindoism), Phật đạo (Buddhism), Đạo giáo (Daoism) và Khổng giáo (Confucianism).Thoạt nhìn, có thể thấy được bộ tứ hệ thống niềm tin này trái ngược nhau. Tuy nhiên, khi ta đan cài 4 triết lý này vào một quy tắc, ta sẽ tạo ra một hệ thống đối xứng để đối phó với căng thẳng.
Đạo giáo dạy chúng ta cố gắng hướng tới sự cân bằng âm và dương – trật tự và hỗn loạn. Phật đạo dạy chúng ta tìm ra trung điểm giữa các thái cực đối lập. Thần đạo gắn giá trị vào truyền thống và bày tỏ lòng tôn trọng với những người đi trước, trong khi Khổng giáo dạy chúng ta cách điều khiển động lực của đám đông.
Theo các nghiên cứu về Quy tắc Võ sĩ đạo, ta thấy được các samurai nỗ lực thực hiện ý tưởng cân bằng này. Trong khi nghề nghiệp chính của họ liên quan đến cái chết và chiến đấu không ngừng nghỉ đòi hỏi sự tập trung cao độ, các chiến binh này đã đảo ngược quy trình này khỏi chiến trường. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng các samurai thường học xếp giấy origami, vẽ tranh và tắm mình trong thiên nhiên khi rảnh rỗi. Sự sáng tạo đã cân bằng giữa sự tàn phá và cái chết.
Ngày nay, Nhật Bản vẫn sử dụng quá trình suy nghĩ này. Trong quyển \”Ngũ Luân Thư\”, có nhấn mạnh đến một câu nói của người Nhật \”Bunbu Itchi\”, có nghĩa là \”bút, kiếm kết hợp\”. Các doanh nhân và chánh trị gia thời hiện đại vẫn thường giam mình trong phòng riêng, mặc giáp và vung kiếm tre theo phong cách nghệ thuật đấu kiếm Kendo. Người ta nói rằng trong các nghiên cứu ngày nay về ngành thần kinh học đã chỉ ra rằng các cá nhân cố gắng đưa chu kỳ này vào cuộc sống vì đó là một điều rất lành mạnh. Việc kiểm soát các mặt đối lập có tác dụng làm giảm bớt căng thẳng.
STRESS KHÔNG PHẢI MỚI – SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CŨ ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI NÓ
Chúng ta sống trong một thời đại rất căng thẳng, hay ít nhất là chúng ta nghe điều đó lập đi lập lại nhiều lần. Tuy nhiên, các samurai ngày xưa đối mặt với căng thẳng còn nhiều hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Cái chết đeo bám họ hàng ngày, họ bắt buộc phải giữ bình tĩnh và kiểm soát nó. Chúng ta cũng có thể làm được nếu tuân theo phương pháp:
– Giữ bình tĩnh bằng cách tập trung năng lượng vào những thứ mình có thể kiểm soát.
– Luyện tập không ngừng với những thứ mình kiểm soát được, phát triển một điểm kiểm soát tâm lý bên trong.
– Tìm cân bằng trong nghịch cảnh.
– Từ bỏ thói quen không phù hợp với chuyên môn hay phong cách sống.
– Những người làm công việc văn phòng hoặc trên máy tính nên học thêm võ thuật hoặc các môn thể thao vật lý khác.
– Những người lao động chân tay nên có thêm nhiều thời gian phát triển trí tuệ như đọc sách hay nghiên cứu.
– Hãy kết hợp bút và kiếm lại với nhau để đạt được cân bằng.