“Đam mê: Một cảm giác hay cảm xúc mãnh liệt cho điều gì hoặc ai đó. Rất hay. Giờ thì sao? Bạn chỉ cảm nhận được nó? Hay bạn sẽ bắt đầu làm điều gì đó cho nó? Tôi thích nghe những nhà diễn giả truyền cảm hứng bảo mọi người “theo đuổi đam mê của mình”. Theo đuổi nó? Thế dành thời gian trau dồi nó thì sao? Xuất chúng ở khoản đó? Mong cầu trở nên thực sự giỏi nhất về điều đó?” Tim Grover, Relentless
Đôi khi cuộc sống đẩy những bất hạnh lên ta, nhưng trong nhiều trường hợp khác nhau, chúng ta lại tự đặt bất hạnh đó lên chính bản thân mình. Sự bất hạnh do chính bản thân áp đặt này đến từ nhiều nguyên do, có thể là những thói quen xấu, điểm mù trong vô thức, những nỗi sợ vô lý hay từ chối học hỏi sai lầm trong quá khứ. Nhưng các nguyên do ít thấy hơn cũng đóng vai trò trong sự bất hạnh và một trong số đó chính là thất bại trong việc loại bỏ xiềng xích của sự tầm thường, nhận ra được sự bệnh tật của tính thông thường, và nhận thức được nguồn sức mạnh tiềm ẩn bên trong.
“Thật cực hình làm sao khi trở nên bình thường, một người trong số hàng vạn con người.”
Trong khi Carl Jung thì lặp lại như sau:
“Trở nên ‘bình thường’ chính là mục tiêu lý tưởng cho sự thất bại, cho tất cả những ai đang còn nằm ở dưới mức độ thích ứng thông thường. Nhưng với những người có khả năng tốt hơn so với thông thường… sự ràng buộc về mặt đạo đức để trở nên bình thường chính là dấu hiệu của chiếc giường Procrustes – sự nhàm chán chết người và không thể chịu được, một địa ngục vô trùng và vô vọng.”
Carl Jung, The Practice of Psychotherapy.
Khi ta chọn giữ nguyên sự tầm thường và bình thường, đó chính là nguyên nhân gây đau khổ, phương thuốc tốt nhất chính là tổ chức cuộc đời ta xoay quanh việc theo đuổi sự thành công hiếm thấy. Chúng ta có thể phấn đấu tới sự thành công như thế theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như làm chủ một nghề hay kỹ năng, cống hiến hết mình cho một sự nghiệp có ý nghĩa, hay khởi nghiệp. Nhưng nếu chúng ta chọn phương thuốc chữa này thì cần phải thận trọng ghi nhớ rằng sự thành công hiếm có “không phổ biến” vì 1 lý do.
Tất cả những gì xuất sắc thì càng hiếm chúng lại càng khó.” Spinoza, Ethics
Một phần khó khăn trong việc đạt được sự thành công hiếm có là do sự kiên gan và chăm chỉ cần thiết để hiện thực hoá cho tầm nhìn và ý tưởng của mình. Nhưng một khó khăn khác nằm ở việc thiếu hiểu biết về tâm lý thành công. Trong video này, chúng ta sẽ khám phá 4 cột trụ của sự thành công, và đồng thời, trang bị cho bản thân chúng ta những kiến thức thực tiễn giúp ta vượt lên sự đơn điệu của tính thông thường.
Cột trụ đầu tiên của thành công là ham muốn (Desire). Trừ khi ta thực sự muốn làm chủ công việc mà ta đặt ra, trừ khi ta sở hữu ham muốn cháy bỏng và mãnh liệt để đạt được sự xuất chúng trong lĩnh vực mình đã chọn, sự thành công hiếm có vẫn chỉ là giấc mơ viển vông. “Điểm bắt đầu của mọi thành tựu chính là ham muốn”. Napoleon Hill đã viết trong cuốn sách kinh điển của ông, Think and Grow Rich. Nếu được hỏi, hầu hết ta sẽ nói rằng mình ham muốn sự thành công, và do đó ta có thể tin rằng mình đã đáp ứng được điều kiện đầu tiên. Nhưng đáng buồn là, những lời nói mang tính khẳng định của ta thiếu sự hỗ trợ về mặt cảm xúc. Ham muốn thành công của ta không phải nhu cầu chi phối tất cả mà nó phải trở thành nếu ta thay đổi cuộc sống của mình xoay quanh việc theo đuổi nhiệm vụ của bản thân, và thực sự làm những gì cần thiết để trau dồi sự xuất chúng cần thiết để trở nên thành
công.
“Chúng ta đều biết rằng tài năng tạo nên cơ hội. Nhưng đôi khi ham muốn mãnh liệt có vẻ như không chỉ tạo ra cơ hội, mà còn cả tài năng của chính bản thân nó.” Eric Hoffer, The Passionate Mind.
Cột trụ thứ 2 của thành công liên quan tới thay đổi hình ảnh bản thân, nói một cách rõ ràng hơn, là loại bỏ những niềm tin tự giới hạn bản thân. Cách dễ nhất để loại bỏ những niềm tin kiểu đấy đó là đầu tiên nhận ra rằng mình đang tồn tại dưới mức tiềm năng của bản thân và nếu như ta tin vào nó, chúng ta có thể đã lầm. Thứ hai, những niềm tin giới hạn bản thân có thể được loại bỏ nếu ta nhận thức được bản chất không giới hạn của cuộc sống con người. Bất kể ta đã phí hoài bao nhiêu thời gian, cho dù ta nghĩ về tương lai mình đều được định đoạt trước bởi những kẻ độc tài của quá khứ ta. Sự thật rằng với tư cách là một con người, chúng ta sở hữu một khả năng lạ kỳ để học và thay đổi và cơ hội cũng đóng vai trò lớn trong việc những thứ gì sẽ trở thành chúng ta. Chừng nào ta còn khả năng thử nghiệm với những khuôn mẫu tư duy và hành vi mới lạ, chúng ta vẫn còn có thể giải cứu chính mình thông qua việc vun trồng sự xuất chúng. Ralph Waldo Emerson đã tuyên bố một cách đúng đắn rằng: “Sức mạnh nằm trong [chúng ta] là thứ mới mẻ trong bản chất”, và để bổ sung thêm vào ý kiến của ông, ta sẽ không bao giờ biết được thứ sức mạnh riêng biệt này có thể đưa chúng ta cao đến đâu cho đến khi ta mang nó vào thử nghiệm.
Như Nietzsche đã lặp lại:
“Chỉ có duy nhất một con đường trên thế giới này không ai có thể đi trên đó trừ bạn. Đừng hỏi, cứ đi trên nó đi. Ai đó đã nói rằng: “Một người không bao giờ vươn cao hơn khi anh ta còn không biết con đường của mình có thể dẫn anh tới đâu?” Untimely Meditation.
Với một ham muốn mãnh liệt để đạt được sự thành công hiếm có và một nhận thức về những khả năng tuyệt vời mở ra trước mắt ta. Cột trụ thứ 3 đòi hỏi ta trau dồi một “sự bất mãn thiêng liêng” (Divine discontent) với công việc của mình. Điều này có nghĩa là không bao giờ thỏa mãn với tình trạng hiện tại của mình. Mỗi đỉnh cao của thành tựu không nên được xem như là một nguyên do cho sự nghỉ ngơi dài hạn hay vui mừng, mà chỉ đơn thuần là một tảng đá ngáng đường, tới thử thách tiếp theo. Khi chúng ta bất mãn một cách thiêng liêng, chúng ta không thỏa mãn được ham muốn của mình – chúng ta luôn muốn đạt được nhiều hơn, tạo nhiều hơn, và chiếm lĩnh nhiều hơn. Sự tập trung của ta dính chặt vào những công việc hiện tại và mục tiêu tương lai, những gì chúng ta đã tạo ra hay đạt được chỉ là một di vật của quá khứ. Chúng ta nuôi dưỡng một sự bất mãn vĩnh hằng bởi vì ta biết rằng bất kể điều gì mình đã làm được, chúng ta có thể làm được nhiều hơn như thế.
“Có lẽ chẳng có cách nào tốt hơn để đo lường khả năng thiên phú của một tâm hồn hơn là khả năng chuyển hóa sự bất mãn thành những thôi thúc sáng tạo của nó.” Eric Hoffer, The Passionate Mind.
Trong cuốn thus spoke Zarathustra, Nietzsche đã nắm bắt được bản chất của sự bất mãn thiêng liêng một cách văn thơ:
“Bất kể thứ gì tôi tạo ra và cho dù tôi yêu nó nhiều tới mức nào nữa – sớm thôi, tôi sẽ phải phản đối nó và tình yêu của tôi; do đó ý chí của tôi sẽ di nguyện nó.
Trong khi Tim Grover, huấn luyện viên cá nhân cho một trong số những cầu thủ bóng rổ vĩ đại nhất của thế hệ chúng ta, bao gồm Micheal Jordan và Kobe Bryant đã viết:
“Trở nên hăng say nghĩa là đòi hỏi nhiều hơn ở bản thân bạn hơn bất kỳ ai khác có thể đòi hỏi ở bạn, biết rằng mỗi khi bạn dừng lại, bạn vẫn có thể làm tiếp. Bạn phải làm tiếp. Giây phút tâm trí bạn nghĩ là đã xong, bản năng của bạn sẽ nói tiếp tục.” – Relenless
Cột trụ thứ 4 và cuối cùng của thành công liên quan tới bản năng của ta – ta cần phải thoát khỏi sự lệ thuộc hoàn toàn vào nhận thức và tin tưởng vào trí khôn của phần trực giác và bản năng chúng ta. Nhiều người trong số chúng ta ở thế giới hiện đại là những người tư duy bệnh hoạn: chúng ta có khuynh hướng suy nghĩ thái quá tới mức bị tê liệt không làm gì được. Chúng ta vẫn chưa nắm bắt đầy đủ hiểu biết sâu sắc của Nietzsche rằng “kiến thức giết chết hành động”, cũng như Goethe nhận ra rằng việc suy nghĩ quá mức không phục vụ mục đích nào khác ngoài việc “chuyển hướng sự tập trung từ hành động ở thế giới bên ngoài sang những suy đoán sai lệch bên trong. Nếu chúng ta có ý tưởng liên quan tới sự sáng tạo, một dự án hay kinh doanh, trực giác của ta thường là người phân xử tốt nhất xem chúng ta có nên bắt đầu hay không và nếu nó nói có, nhưng tâm trí lại nghi ngờ, thì chúng ta nên khống chế tâm trí mình lại và hành động. Sau khi những hành động ban đầu này nhận được lời phản hồi từ thế giới thực, ta sau đó có thể sử dụng tâm trí để phân tích xem mình có cần phải điều chỉnh hướng đi hay không và như thế nào, nhưng trừ khi ta thực hiện bước nhảy vọt ban đầu, những ngẫm nghĩ về nhận thức của chúng ta có khả năng sẽ khiến ta bị tê liệt trong trạng thái thụ động. Như Grover đã khuyên:
“Không có cơ hội nào để cho bạn đi bất cứ đâu nếu như bạn cho phép bản thân mình trở nên tê liệt bởi những lời bào chữa mềm dẻo và vô vạn lý do tại sao bạn sẽ không bao giờ tới nơi mà mình muốn tới. Tin tưởng trực giác điều hướng con đường khó khăn để tới đó. Sự thỏa mãn và cảm giác thành đạt sẽ thổi bùng tâm trí bạn khi bạn cuối cùng tới nơi, biết rằng bạn đã tự mình tới mà chỉ có mỗi bản năng hướng dẫn bạn. Dừng suy nghĩ. Dừng chờ đợi. Bạn vốn đã biết phải làm gì.”
Một ham muốn mãnh liệt để thành công, loại bỏ những niềm tin giới hạn, một sự bất mãn thiêng liêng, và một niềm tin mới vào phần trực giác của con người chúng ta – đó là 4 cột trụ của thành công. Và thông qua việc trau dồi những cột trụ này trong cuộc sống chúng ta xây dựng nên những nền tảng cho một lối thoát khỏi sự tầm thường thông qua việc đạt được sự xuất chúng và thành công hiếm có.
“Tôi học được điều này, ít nhất, bằng thử nghiệm của mình: rằng nếu có ai đó tiến bước một cách tự tin theo hướng giấc mơ của mình, và nỗ lực để sống cuộc đời mà anh hình dung, anh sẽ gặp được một sự thành công ngoài tầm mong đợi trong những giờ khắc bình thường.” Henry David Thoreau, Walden.