Có một nghệ thuật thực hành. Để đạt được bất kỳ loại thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, không chỉ cần dành hàng giờ luyện tập, mà còn phải học cách thực hành đúng chuẩn.
Lấy cảm hứng từ triết học phương Đông, cuốn sách The Practicing Mind của Thomas Sterner giúp ta hiểu cách để tiến tới thành công hay thành thục trong 1 hoạt động đã chọn, cùng lúc tận hưởng hành trình hay quá trình để đạt được điều đấy.
I) TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỶ LUẬT BẢN THÂN
Tất cả chúng ta đều đã nghe câu châm ngôn rằng kỷ luật bản thân là điều cần thiết nếu như ta muốn đạt được bất kỳ điều gì có ý nghĩa trong cuộc đời này.
Với kỷ luật bản thân, chúng ta kiểm soát được năng lượng của mình, có thể tập trung chúng vào những công việc đặc thù trong một khoảng thời gian dài. Ko có nó, chúng ta trở thành nạn nhân của chính môi trường mình – sự tập trung của ta trở nên dễ bị ảnh hưởng trước đợt công kích dữ dội bởi những thứ gây phân tâm bao quanh chúng ta trong thời hiện đại.
“Trong số tất cả của cải mà chúng ta có được trong cuộc sống, kỷ luật bản thân chắc chắn là một trong số đó, nếu không muốn nói là, thứ có giá trị nhất. Tất cả những gì đáng để đạt được đều có thể thực hiện bằng sức mạnh của kỷ luật bản thân. Với nó ta chính là chủ nhân của phần sức lực mà mình sử dụng trong cuộc sống. Thiếu đi nó ta trở thành nạn nhân của sự phân tâm và liên tục thay đổi những nỗ lực, ham muốn và hướng đi.” (The Practicing Mind, Thomas Sterner)
Có rất nhiều lý thuyết và thí nghiệm đã cố gắng để giải quyết câu hỏi lâu đời đó là tại sao có một số người kỷ luật bản thân tốt hơn những người khác, và chúng ta có thể làm gì để nâng cao sự kỷ luật trong cuộc sống.
Một ý tưởng thú vị chưa bao giờ xuất hiện trong tâm trí tôi trước khi đọc cuốn The Practicing Mind, đó chính là ý tưởng rằng thiếu kỷ luật bản thân là do thất bại trong việc hiểu và thực hiện những nguyên tắc cốt lõi của nghệ thuật thực hành.
Vậy thì nghệ thuật thực hành là cái gì? Và chúng ta đã sai ở đâu khi cố gắng dành thời gian để học và làm chủ bất kỳ điều gì mới mẻ?
II) NGHỆ THUẬT THỰC HÀNH
Bạn đã bao giờ tập trung vào một hoạt động cụ thể nào chưa, trở nên cực kỳ có động lực để đào sâu vào nó trước tiên với mục đích cuối cùng là trở nên có tay nghề chưa? Sau sự nhiệt tình ban đầu này, bạn có cảm thấy động lực của mình giảm dần khi nhiều tuần hoặc tháng trôi qua – cho đến khi bạn hoàn toàn từ bỏ hoạt động đó?
Đây là điều mà tất cả chúng ta đều trải qua vô số lần xuyên suốt cuộc đời. Bạn cam kết điều gì đó, thực sự có động lực và thỏa thuận sẽ thực hành X số lần mỗi tuần, và sau đó hoàn toàn ngừng luyện tập sau vài tuần hay vài tháng.
Gốc rễ của căn bệnh phổ biến đang ảnh hưởng tới tất cả chúng ta, ngăn ta đạt được sự thành thục khéo léo và trải nghiệm niềm vui khi giỏi một thứ gì đó là gì?
Như đã nhắc ở trên, một ý tưởng thú vị rằng sự thiếu kỷ luật bản thân bắt nguồn từ thất bại trong việc hiểu và thực hiện điều mà Sterner gọi là “cơ chế thực hành thích hợp.”
Một tâm trí luyện tập (Practicing mind) là một tâm trí tham gia vào cơ chế thực hành thích hợp. Đó là hòa vào khoảnh khắc và hoàn toàn đắm chìm vào hoạt động nằm trong tầm tay. Nó không phải sự nóng vội, cũng không phải lo âu, lo lắng về việc có tiến bộ hay không.
Một tâm trí luyện tập giống như Zen. Và nghịch lý là, khi bạn không quan tâm liệu mình có đang tiến bộ hay không thì khả năng học hỏi và mài dũa tay nghề của bạn sẽ đạt đến đỉnh cao.
“Nó là một nghịch lý. Khi bạn tập trung vào quá trình, thành quả được dự tính đã tự lo liệu chính nó một cách dễ dàng. Khi bạn tập trung vào thành quả bằng sự nỗ lực của mình, bạn ngay lập tức bắt đầu đấu tranh với chính bản thân và cảm thấy buồn chán, bồn chồn, thất vọng và hấp tấp.” (The Practicing Mind, Thomas Sterner)
Vậy làm sao để ta đạt đến trạng thái giống Zen như vậy?
III) TẬP TRUNG VÀO QUÁ TRÌNH, KHÔNG PHẢI THÀNH PHẨM.
Nghĩ về điều gì đó bạn thực sự thích làm. Có thể là đi chơi với lũ bạn, chơi một môn thể thao, đọc sách, viết truyện ngắn, hay chơi trò chơi điện tử. Dù nó là gì đi nữa, nghĩ về cái Mindset (tư duy) của mình khi bạn tham gia vào điều gì đó mình thích.
Bạn có dành mỗi khoảnh khắc lo lắng về việc liệu bạn có đang cải thiên kỹ năng mình, hay thất vọng vì bạn chưa đạt đến một mức độ kỹ năng nhất định mà mình muốn đạt được?
Hầu như là không. Khi bạn làm điều gì đó mình thích, mỗi khoảnh khắc bạn đang tận hưởng quá trình đó.
Đắm chìm trong khoảnh khắc. Quá trình chính là mục tiêu, không phải là kết thúc của việc trở thành một bậc thầy. Và như Sterner đã chỉ ra, nghịch lý là khi ta biến quá trình thành mục tiêu, kết quả cuối cùng có vẻ như là tự lo liệu chính nó.
Đối lập điều này cùng với thái độ mà ta thường có khi cố gắng để tìm hiểu một hoạt động mới mà ta vẫn chưa phát triển một tình yêu sâu sắc dành cho. Chúng ta biến kết quả cuối cùng hay thành phẩm trở thành mục tiêu.
Chúng ta tưởng tượng bản thân mình như những chuyên gia trong tương lai, và cho đến khi đạt được điều đó thì ta vẫn chưa hài lòng. Khi chúng ta tập luyện, từng lỗi nhỏ nhặt khiến ta căng thẳng, ta trở nên quá khắt khe với bản thân mình, và ta dành thời gian quý báu để lo lắng tự hỏi liệu ta đến bao giờ mới đạt đến mục tiêu cuối cùng của mình.
Khi ta tập trung vào thành quả, sự nghi hoặc, lo lắng và khó chịu xuất hiện theo đó.
“Trong mỗi khoảnh khắc chật vật của bạn, bằng cách nhìn vào mục tiêu và liên tục đối chiếu vị trí của bạn đối với nó, bạn đang khẳng định với chính mình rằng bạn vẫn chưa đạt được nó. Bạn chỉ cần thi thoảng nhận thức mục tiêu cho bản thân mình, dùng nó như một bánh lái giúp bạn đi đúng hướng.” (The Practicing Mind, Thomas Sterner)
IV) TẬP TRUNG VÀO QUÁ TRÌNH KHIẾN CHO VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG MỤC TIÊU LỚN DỄ DÀNG HƠN.
Giả sử bạn muốn bắt đầu kinh doanh, nhưng bạn không có kỹ năng cần thiết và không biết cách để thành công. Nếu bạn dành quá nhiều sức lực của mình và tập trung vào việc kinh doanh có lời, sẽ rất khó để hội tụ động lực mỗi ngày để học những kỹ năng cần thiết cho sự thành công, khi bạn thấy bản thân mình tiến tới mục tiêu với tốc độ như rùa bò.
Nhưng nếu bạn tập trung vào quá trình học những kỹ năng cần thiết để bắt đầu kinh doanh thành công và biến quá trình thành mục tiêu, thì việc dành thời gian và sức lực cần thiết để bắt đầu kinh doanh có lời sẽ dễ dàng hơn nhiều. Bạn sẽ tận hưởng từng ngày, ngay cả khi nhìn từ bề ngoài có vẻ không có tiến trình nào được thực hiện.
Bạn sẽ hòa hợp cùng với quá trình, và sẽ học được nghệ thuật thực hành.
“Khi bạn rũ bỏ sự gắn kết của mình với mục tiêu mình mong muốn và biến mong muốn thành trải nghiệm duy trì sự tập trung vào việc hướng tới mục tiêu của mình, bạn đang hoàn thiện mong muốn của mình trong từng phút và bạn đang kiên nhẫn với hoàn cảnh. Không có lý do gì để không tự tại. Chẳng có sự cố gắng để “trở nên kiên nhẫn” nào ở đây cả. Nó chỉ là một phản ứng tự nhiên với góc quan của bạn.
Sự chuyển dịch trong góc quan này rất nhỏ và tinh tế, nhưng nó có sức mạnh giải phóng vô cùng lớn. Không có công việc nào có vẻ quá lớn đến nỗi không thực hiện được cả. Sự tự tin của bạn tăng dần lên cũng như sự kiên nhẫn của bạn với chính bản thân mình. Bạn đã luôn đạt được mục tiêu của mình và cũng không có những lỗi lầm hay giới hạn về thời gian để gây căng thẳng.”
V) NỀN VĂN HÓA CỦA SỰ HÀI LÒNG TỨC THỜI.
Chúng ta đang sống trong một nền văn minh của sự hài lòng nhất thời (Instant Gratification). Bất kỳ thứ gì ta muốn, ta muốn nó ngay lập tức – cho dù đó là chiếc iPhone đời mới, bộ quần áo mới nhất, hay thành thạo một hoạt động cụ thể.
Nhưng như Sterner đã lưu ý, sự hài lòng nhất thời chỉ mang đến vui thú ngắn hạn. Chúng ta cần nhận ra rằng bất kỳ điều gì có thể mua hoặc đạt được một cách dễ dàng, sẽ không mang lại nhiều hiệu quả trên con đường toại ý.
Sự thỏa mãn lâu dài đến từ việc phấn đấu chăm chỉ một hoạt động, kỹ năng, hay nghề, tìm niềm vui trong quá trình luyện tập, và qua thời gian trở thành bậc thầy trong lĩnh vực đã chọn.
“Chúng ta muốn kết quả và chúng ta muốn nó ngay. Hoàn toàn bỏ qua quá trình và tiến tới thành phẩm.
Chúng ta đã trở nên ám ảnh với việc có mọi thứ trong tay ngay bây giờ. Nợ thẻ tín dụng tăng vọt và phá hủy nhiều người trong đất nước này bởi vì nó dựa vào cái Mindset “lấy nó ngay bây giờ và trả tiền cho nó sau”. Thẻ tín dụng hoạt động dựa trên tiền đề của sản phẩm trước khi xử lý thay vì xử lý trước. Não trạng kiểu này chỉ dẫn tới một cảm giác không hoàn thiện và trống rỗng chung chung… Bạn có thể nhớ lại mọi thứ mà bạn đã cật lực làm việc và kiên nhẫn trong cuộc sống mình, nhưng có bao nhiêu thứ mà bạn đã đạt được chỉ với một chút hay chẳng cần nỗ lực nào, bạn còn nhớ chứ? Khi ta tập trung sức lực vào quá trình đạt được điều gì đó, dù cho nó là một mục tiêu hay kỹ năng, và thông qua sự kiên nhẫn và kỷ luật ta đạt được nó, chúng ta cảm thấy một niềm vui không hiện diện khi một điều gì đó đến quá nhanh hoặc quá dễ dàng. Trên thực tế, khi ta hồi tưởng về bất kỳ điều gì mình cố gắng đạt được, quá trình chính là thứ nghĩ tới đầu tiên, không phải mục tiêu. Chúng ta nhớ tới khả năng làm chủ bản chất vô kỷ luật của mình, sự kiên nhẫn và bền bỉ mà mình đã phát triển, cũng như niềm vui và sự thỏa mãn mà chúng ta đã trải qua khi ấy.” (The Practicing Mind, Thomas Sterner)
VI) THIẾU KIÊN NHẪN: MỘT DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN CHƯA TẬP TRUNG VÀO QUÁ TRÌNH.
Một thước đo hay để biết bạn đang tập trung vào quá trình hay là thành phẩm cuối cùng chính là nhận thức được mức độ nóng vội của bạn.
Nếu bạn cảm thấy kiên nhẫn và hòa vào khoảnh khắc, bạn đang tập trung vào quá trình. Nếu bạn cảm thấy nóng vội và lo lắng, thì rất có thể bạn đang tập trung vào mục tiêu cuối cùng.
“Trải nghiệm sự nóng vội chính là một trong những dấu hiệu của việc không sống trong khoảnh khắc hiện tại, không làm những gì bạn đang làm, và không định hướng quá trình.” (The Practicing Mind, Thomas Sterner)
VII) ÁP DỤNG Ý TƯỞNG
The Practicing Mind chính là một cuốn tuyệt vời cho bất kỳ ai nghiêm túc về việc trau dồi kỹ năng của mình trong một hoạt động hoặc nghề cụ thể. Nó truyền tải những ý tưởng có khả năng ứng dụng trong thế giới thực, và có thể liên hợp vào cuộc sống riêng mình để giúp ta làm chủ nghệ thuật thực hành.
“Tóm gọn lại, nó chỉ chung quy một vài luật lệ đơn giản. Giữ cho bản thân mình đi theo định hướng quá trình. Sống ở hiện tại. Biến quá trình thành mục tiêu và dùng mục tiêu tổng thể như một bánh lái để điều hướng nỗ lực của mình. Hãy cân nhắc, có mục đích về những điều bạn muốn đạt được. Thực hiện những điều trên sẽ loại bỏ những phán xét và cảm xúc đến từ một tâm trí hướng về thành phẩm hoặc một tâm trí hướng về kết quả.” (The Practicing Mind, Thomas Sterner)
P/s Khai trương lại, tuần sau sẽ đăng nhiều hơn, nay rảnh rang tý mới dịch đc bài