“Điều tối thiểu nhất có ý nghĩa trên cuộc đời còn đáng giá hơn điều vĩ đại nhất mà thiếu đi chúng (ý nghĩa).” (Carl Jung, Practice of Psychotherapy)
Chúng ta sống trong thế giới bị nuốt chửng bởi nhiều chuỗi khủng hoảng bất tận. Nhưng trong số những khủng hoảng ta phải đối mặt này, có một khủng hoảng đáng quan ngại nhất, nhận được rất ít sự quan tâm tương đối, và đó là khủng hoảng ý nghĩa. Trong bài luận mang tên The Aims of Psychotherapy, Carl Jung gọi điều này là “cơn loạn thần chung của thời đại chúng ta”, và như ông giải thích sâu xa hơn:
“…thiếu ý nghĩa trong cuộc đời chính là căn bệnh tâm hồn mà ngay cả phạm vi và tầm ảnh hưởng của thời đại chúng ta cũng chưa hiểu rõ.” (Carl Jung, The Structure and Dynamics of the Psyche)
Cơn khủng hoảng này kéo dài qua vài thế hệ. Vào cuối thế kỷ 19, triết gia Friedrich Nietzsche nhận thấy rằng chủ nghĩa hư vô, hay điều ông gọi là “sự phủ bỏ hoàn toàn ý nghĩa” (The Will to Power) đang trỗi dậy ở phương Tây. Liệu đây chính là kết quả của sự sụp đổ thế giới quan Cơ Đốc Giáo và sự ló dậy của thế giới quan khoa học, giản hóa luận và cơ giới? “Cái chết của Chúa” phải chăng là sự kiện quan trọng nhất của kỷ nguyên hiện đại?
“[Nietzsche] cảm thấy sự thống khổ, đau đớn, và sầu não của một thế giới vô thần mãnh liệt đến nỗi, vào thời điểm những người khác vẫn đui mù trước hệ quả to lớn của nó, ông có thể trải nghiệm trước số phận của thế hệ tiếp tới, như nó vốn là.” (Walter Kaufmann, Philosopher, Psychologist, Antichrist)
Chúng ta bây giờ đang trải nghiệm số phận mà Nietzsche đã tiên đoán, một số phận mà, theo lời của Viktor Frankl, “Nhiều người hơn bao giờ hết…có nhiều phương thức để sống, nhưng lại ko có ý nghĩa để sống vì.” (Viktor Frankl) Một số phận thể hiện ở “sự căm ghét xã hội hiện tại, “cảm giác về một cái kết” tận số [và] mong muốn vài kiểu lý do chính đáng để mang ý nghĩa đến cho cuộc đời con người.” (Redemption by War, Ronald Stromberg)
Trong Video này, ta sẽ khám phá ý nghĩa cuộc đời là gì và tại sao nó lại quan trọng, sau đó ta sẽ tìm hiểu tại sao sự suy giảm tôn giáo có thể là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng ý nghĩa thời hiện đại này và là tác nhân chủ chốt dẫn tới sự lan tràn rộng khắp rối loạn lo âu, loạn thần, và trầm cảm.
“…hạnh phúc nằm ở khoảnh khắc hiện tại, riêng biệt với khoảnh khắc khác, trong khi ý nghĩa liên kết sự kiện xuyên thời gian, theo đó tích hợp quá khứ, hiện tại, và tương lai.” (Iain McGilchrist, The Matter with Things)
Ý nghĩa trong cuộc đời con người dựa vào hình thức chuyện kể. Một câu chuyện cuộc đời chính là điều ta kể với chính mình về bản thân, và câu chuyện này đóng vai trò như một kiểu quá trình tổ chức nhận thức giúp ta hiểu rõ về bản thân và nơi ta sẽ đến. Câu chuyện của ta khởi sự và duy trì ý niệm bản thân và cũng như tiểu thuyết hay phim ảnh, nó được định hình bởi một cốt truyện hay chủ đề cụ thể. Chủ đề này có thể mạch lạch và khẳng định cuộc đời hay nó có thể đứt đoạn, tầm thường, tạp nham và do đó thiếu đi ý nghĩa. Cuộc đời ta càng ít ý nghĩa, ta càng đau đớn nhiều hơn, và điều này được minh chứng bởi trải nghiệm của nhiều người tâm thần phân liệt chật vật nhìn nhận cuộc đời thông qua tính mạch lạch của câu chuyện. Trong cuốn Madness and Modernism, Louis Sass trích dẫn một bệnh nhân tâm thần phân liệt nói rằng:
“Tôi cảm giác như thể mình đã mất đi tính nối kết liên tục các sự kiện trong quá khứ. Thay vì một chuỗi sự kiện nối kết bởi tính liên tục, quá khứ của tôi trông giống như những mảnh vỡ rời rạc.” (Louis Sass, Madness and Modernism)
Và như McGilchrist giải thích về việc thiếu câu chuyện cuộc đời mạch lạch bi thương này:
“Nếu thế giới của bạn tan rã [bởi vì thiếu đi một câu chuyện], bạn sẽ ko còn nhìn mọi thứ ở dạng bối cảnh nữa, và nó trở nên rối như tơ vò, thậm chí kinh sợ. Sau đấy, tính cố vị tuyệt đối của nó trở nên nổi bật, bởi nó ko thể diễn ra ở bất kỳ lược đồ thế gian nào của những sự vật và ý nghĩa con người gán cho chúng.” (Iain McGilchrist, The Matter with Things)
Cố vị: Faktizität, hoặc facticity, ở đây diễn giải theo nghĩa của Satre. Cố vị là những sự thật rõ rệt chống lại hoàn cảnh tự do của con người và mang tính giới hạn. Ví dụ: 1 người bị mất chân thì sẽ ko thể tự do đi lại (vì mất chân), ngoài ra thì nó còn là những thứ ko thể kiểm soát được… Ý ở câu nói trên ám chỉ rằng ta ko còn ở trong một mối tương quan với những sự vật nữa, bị mất nối kết, giả dụ bản thân ta được cấu thành từ cả một chuỗi dài quá khứ tới tương lai cùng vô vàn sự kiện theo đó, vậy thì nếu mất 1 chuỗi trong số đó, bản thân của ta sẽ ko còn nguyên vẹn bởi vì ta đã mất đi những thứ tạo nên chính mình.
Trong khi hầu hết mọi người ko phải chịu đựng tác động gây tan rã của việc thiếu vắng câu chuyện, điều nhiều người thiếu chính là một câu chuyện thỏa mãn giàu ý nghĩa. Nói cách khác, một câu chuyện tạo nên sự đủ đầy, và cho phép con người đương đầu với tình trạng hiện sinh của đời. Sự lan tràn rộng khắp của rối loạn lo âu, trầm cảm, nghiện ngập, và việc sử dụng thuốc hướng thần trái phép chính là bằng chứng chỉ ra sự thiếu vắng ý nghĩa tàn khốc này, và như Jung lưu ý:
“Sự vô nghĩa cản trở cuộc đời đủ đầy và do đó chúng ngang bằng với một căn bệnh.” (Carl Jung, Memories, Dreams, Reflections)
Để biến vấn đề tồi tệ hơn, trong khi nhiều người cảm thấy rằng cuộc đời họ thiếu đi điều gì đó, hầu hết lại ko nhận ra điều đang thiếu chính là ý nghĩa. Thay vào đó, để lấp đầy khoảng ko vô nghĩa này, nhiều người theo đuổi nhiều tiền bạc và của cải vật chất hơn, địa vị xã hội nâng tầm, tri thức gia tăng, hoặc trên hết là những khoảnh khắc khoái lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng trong số này, chẳng có điều gì thay thế phù hợp cả, bởi như McGilchrist giải thích:
“Những người cho rằng mình đang hạnh phúc nhưng lại có rất ít hoặc chẳng có ý nghĩa nào trong cuộc đời mang các khuôn mẫu biểu hiện gene tương tự những người phải chịu đựng vận rủi mãn tính, như là sự cô đơn, mất mát, hay nghèo đói.” (Iain McGilchrist, The Matter with Things)
Với tầm quan trọng của ý nghĩa, làm sao một cuộc đời thiếu đi chúng, có thể thấm nhuần ý nghĩa? Nói cách khác, làm thế nào để ta có thể khám phá một câu chuyện cuộc đời có ý nghĩa hơn? Trong khi có nhiều bước thực tiễn để đưa ta đến vị trí này, từ việc tìm mục đích cuộc đời, trau dồi mối quan hệ giữa người với người, đối diện thử thách cuộc đời, một trong những cách hữu hiệu nhất chính là khai thác minh triết ẩn sâu trong thần thoại của những tôn giáo lớn.
“Chức năng của tôn giáo thiếu đi thần thoại là gì, vì lẽ rằng tôn giáo là phương thức, nếu còn bất kỳ điều gì khác nữa, mang đúng cái chức năng liên kết ta quay về với thần thoại vĩnh cửu? (Carl Jung, Answer to Job)
Truyện hoang đường (Mythos), hay còn gọi với cái tên phổ biến hơn là chuyện thần tiên (myth) hoặc thần thoại (Mythology), chứa đựng sự thật về tình thế khó xử của con người và bản chất của Psyche được thể hiện dưới dạng câu chuyện. Những câu chuyện này có thể dùng để bổ sung những mạch ý nghĩa phong phú cho câu chuyện cá nhân của ta bởi chúng mang đến cái nhìn sâu lắng về cách đương đầu với những yếu tố thuộc tình cảnh con người, có thể là tự do, mất mát, cô độc, bệnh tật, tuổi già, đau khổ hoặc cái chết.
Note: Xin phép dùng vài từ khác để diễn tả 3 loại từ Mythos, Myth và Mythology, nghĩa chung chung nhất có thể hiểu như là “thần thoại”.
Trong thời hiện đại nhiều người đã vứt bỏ thần thoại vào cõi viễn tưởng, tin rằng chỉ có lý luận, Logic và khoa học, hay điều được gọi là lãnh địa của lý tính (logos), có thể tiết lộ cho chúng ta chân lý về thế giới. Nhưng như Jung viết:
“Thần thoại ko phải viễn tưởng: nó bao gồm sự thật lặp đi lặp lại và có thể quan sát lặp đi lặp lại.” (Carl Jung, Answer to Job)
Cả lý tính lẫn thần thoại là cõi khai phá sự thật. Nhưng sự thật chúng phơi bày mang bản chất khác biệt. Khoa học dạy chúng ta về mối tương quan thần kinh đằng sau hiện tượng đau, thần thoại dạy ta cách chịu đựng nó một cách ý nghĩa. Khoa học dạy ta cách chữa trị căn bệnh, thần thoại dạy ta cách đương đầu đầy ý nghĩa với mất mát và cái chết. Hay như Karen Armstrong giải thích:
“Logos (hay “lý tính”) [là] chế độ tư duy thực dụng cho phép con người hoạt động hiệu quả trong thế giới…Con người luôn cần lý tính để tạo ra một vũ khí hiệu quả, tổ chức xã hội, hay lên kế hoạch cho chuyến thám hiểm. Lý tính…liên tục trông tìm những cách điều khiển môi trường mới mẻ…[và là] điều cần thiết cho tồn vong giống loài. Nhưng lý tính có giới hạn riêng chúng. Giỏi thao túng thế giới và biến ta quyền lực, nó [ko] đóng góp bất kỳ sự thông hiểu bao la bạt ngàn hơn về ý nghĩa cuộc đời – vì lẽ đó con người quay sang thần thoại.” (Karen Armstrong, The Case for God)
Ta có thể tiếp xúc với cõi thần thoại thông qua các tác phẩm văn học vĩ đại, có thể là của Dostoevsky, Shakespeare, hay Cervantes, nhưng tôn giáo lớn chính là nguồn gốc sơ đẳng của minh triết này. Bởi mục đích chính của tôn giáo, từ thời xa xưa, chính là giúp ta đương đầu với tình trạng hiện sinh khó xử của mình và tìm ý nghĩa cuộc đời, kể cả nếu ý nghĩa này đôi lúc bị suy đồi bởi các hình thức thể chế và tổ chức của tôn giáo.
“Ko chỉ Cơ Đốc Giáo với biểu tượng cứu rỗi của nó,” Jung viết “mà mọi tôn giáo, bao gồm tôn giáo nguyên thủy với các nghi lễ ma thuật chính là hình thức trị liệu tâm lý giải quyết và chữa trị nỗi đau đớn tâm hồn, và nỗi đau cơ thể gây ra bởi tâm hồn.” (Carl Jung, Practice of Psychotherapy)
Và trong một buổi phát biểu với nhóm các nhà trị liệu tâm lý vào những năm 1930, ông giải thích sâu hơn:
“Đây ko phải 1 cách chơi chữ khi tôi gọi tôn giáo là một hệ thống trị liệu tâm lý. Nó là hệ thống trau chuốt nhất, và có một chân lý thực tiễn tuyệt vời đằng sau nó.” (Carl Jung, The Symbolic Life)
Như một ví dụ về cách con người đưa thần thoại tôn giáo vào sử dụng, Jung khám phá ra khái niệm biểu tượng của việc mô phỏng Chúa.
[Chẳng phải] Chúa là nguyên mẫu của những người tin tưởng trải nghiệm nội tâm của họ, đã đi theo con đường riêng mình để thách thức thế giới?” (Carl Jung, Civilization in Transition)
Mô phỏng Chúa chính là quan điểm rằng cuộc đời của Chúa nên được sử dụng như là khuôn mẫu cho cách sống. Theo như Saint Augustine, mô phỏng Chúa chính là mục đích nền tảng trong cuộc đời một Cơ Đốc nhân thiện lành. Nhưng như Jung giải thích, cách diễn giải truyền thống về việc mô phỏng Chúa, y như lời khuyên rằng ta nên sống như cách Chúa đã từng “…có bất lợi như này: về lâu dài ta sẽ tôn thờ một ví dụ thần thánh, một người thấm nhuần ý nghĩa sâu sắc nhất của đời, và sau đó, ngoài sự mô phỏng tuyệt đối, ta quên béng cách tạo ra ý nghĩa sâu sắc nhất cho riêng mình – phát triển năng khiếu bản thân…” (Carl Jung, Alchemical Studies)
Jung đề xuất rằng việc mô phỏng Chúa nên được diễn dịch theo lối biểu tượng như là lời kêu gọi đi theo con đường riêng mình và cố gắng phát triển bản thân một cách toàn diện nhất có thể về mặt con người. Bởi Jung thấy Chúa như là ví dụ cho kiểu người hiện thực hóa hoàn toàn bản thân và ko ngại ngần đi theo lương tâm của mình kể cả nếu nó kết thúc trong sự ngược đãi. Nói cách khác, Chúa chính là một ví dụ cho tính cách gan dạ.
“Mô phỏng Chúa có thể hiểu theo nghĩa sâu rộng hơn. Nó có thể được xem như là nghĩa vụ nhận thức niềm tin chắc sâu sắc nhất của con người bằng chính lòng can đảm và chính sự hy sinh bản thân mà chúa Giê-xu đã thể hiện.” (Carl Jung, Alchemical Studies)
Mô phỏng Chúa chỉ là một ví dụ trong giếng sâu minh triết thực tiễn bao hàm trong các tôn giáo lớn, và để được lợi từ minh triết này, ta ko nhất thiết phải trở thành môn đồ của một tôn giáo có tổ chức, ta cũng ko cần cam kết trung thành với bất kỳ giáo phái hay tín ngưỡng nào. Bởi như nhiều tôn giáo có tổ chức bị tha hóa bởi quyền lực và mất thanh thể bởi chính trị, chúng có thể là rào cản cho việc tiếp cận chân lý đích thực của tôn giáo. May mắn thay, được lợi từ chân lý của các tôn giáo lớn có thể đạt được thông qua nỗ lực cá nhân. Đọc các tài liệu, tìm hiểu về vô vàn nghi thức ẩn sâu trong thần thoại và quan trọng nhất, thực hành những gì mình đã học có thể tạo nên một góc quan tôn giáo đối với đời. Hay như Karen Armstrong giải thích:
“Cách duy nhất để ước định giá trị và chân lý của bất kỳ thần thoại nào [chính là] thực hành chúng. Ví dụ, thần thoại anh hùng, mang hình thái tương tự ở hầu hết tín ngưỡng truyền thống văn hóa… cho chúng ta thấy cách để sống phong phú và sôi nổi hơn, cách đương đầu với cái chết, và cách chịu đựng đau khổ mà xác thịt thừa hưởng một cách sáng tạo. Nhưng nếu ta ko áp dụng được với tình huống của mình, thần thoại vẫn sẽ còn trừu tượng và khó tin.” (Karen Armstrong, The Case for God)
Để chân lý tôn giáo ảnh hưởng tới cuộc đời mình, ta ko cần hiểu hoàn toàn ý nghĩa của nó. Bởi thần thoại, như giấc mơ, được mã hóa dưới dạng biểu tượng và do vậy chúng chỉ ra phương hướng chân lý mà trí óc tỉnh táo ko hoàn toàn hiểu rõ được, nhưng như Jung giải thích:
“Ta cho rằng có điều gì đó mình ko hiểu sẽ chẳng giúp ta được gì là bao. Nhưng ko phải lúc nào cũng như vậy…thần thoại [có] một tác động trực tiếp lên vô thức, ko quan tâm liệu nó hiểu hay ko. Tôi tin vào sự thực rằng việc nó tiết lộ lặp đi lặp lại đã trở nên lỗi thời chưa được bao lâu, có thể được giải thích bằng tính hữu dụng của nó.” (Carl Jung, Archetypes and the Collective Unconscious)
Trong thời kỳ hiện đại, nhiều người đã hoàn toàn cắt đứt mối liên kết với cõi thần thoại và nhìn nhận tôn giáo bằng cách nhạo báng và khinh bỉ. Một số người nhìn nhận điều này như là dấu hiệu khai sáng và tiến bộ, nhưng điều này có thể là hình thức thoái lui tâm lý. Trong một bài giảng phát biểu tại đại học Yale vào năm 1937, với tiêu đề Psychology and Religion, Jung đã đi xa tới mức gọi chủ nghĩa vô thần là “cơn loạn thần đô thị” và trong nhiều thế kỷ hành nghề, chữa trị hàng trăm bệnh nhân, ông đi đến kết luận rằng đối với một số bệnh nhân, cách duy nhất để chữa trị những gì làm họ phiền não chính là sự ra đời của niềm tin tôn giáo đối với cuộc đời.
“Trong số những người ở nửa sau cuộc đời” ông viết “- nghĩa là, hơn 35 tuổi – chưa có một ai mà lại ko tìm góc quan tôn giáo về đời như là phương kế cuối cùng.” (Carl Jung, Psychology and Religion)
Nếu ta tiếp tục hắt hủi tôn giáo, ta sẽ ko mất nhu cầu tìm kiếm ý nghĩa của mình. Ta sẽ chỉ đơn thuần tìm kiếm nó ở những nơi khác. Ta sẽ tôn thờ nhà nước, một đảng phái chính trị, hay khoa học – tất cả những thứ này còn khuyết sót, và đôi lúc là một sự thay thế nguy hại cho việc trau dồi một góc quan tôn giáo đích thực về cuộc đời.
Do đó, có lẽ ta cần thần thoại tôn giáo để ấp ủ Psyche và mang đến ý nghĩa cùng với mục đích cho cuộc đời ta. Có lẽ thiếu đi vài hình thức góc quan tôn giáo khiến con người rơi vào sự hư vô hỗn loạn, chủ nghĩa chuyên chế, và lòng căm hờn bản thân và xã hội. Và cho những ai nghĩ rằng khoa học đã hủy hoại mong muốn tôn giáo của ta, Jung đề ra câu hỏi sau:
“Liệu khoa học có thể chắc chắn rằng chẳng có cái gọi là “bản năng tôn giáo”?” (Carl Jung, The Development of Personality)