Sáng nay ăn sáng cái vô tình bị nghe tiếng nhạc – tiếng tv – tiếng rồ ga xung quanh rồi nhìn cái hình cái ngộ ra ý này. Bị ăn tiếng ồn – tiếng léo nhéo vô nghĩa – hay những lời xàm thụ động đôi khi nó cũng hại không kém thuốc lá thụ động.
Thế hạnh phúc là gì. Hê hê. Bố ai mà biết được. Cũng như tình yêu thôi? Đố ai định nghĩa được tình yêu – yêu là lòng bâng khuâng – nhớ hay thương một chiều thu vương – lá êm đưa dìu dạt tre đưa – lá rơi rơi – rơi tả tơi…( Yêu – Văn Phụng)
Không xàm nữa. Hahaha. Định nghĩa hạnh phúc rất khó. Nhưng tìm những cái – những sự phá hạnh phúc thì dễ – dễ òm luôn.
Có khá nhiều sự phá – sự phản hạnh phúc. Ví dụ như cảm giác thiếu thốn, cảm giác chán, cảm giác lâu sơ, cảm giác sang chấn tâm lý hậu suk card, cảm giác u uất do cày game quá nhiều, cảm giác tự dằn vặt bản thân vì làm biếng…
Trong những sự phá hoại hạnh phúc đó thì có một sự phá khá lớn là dư thừa sự náo động – ồn ào – HAY nói theo một cách khác là thiếu đi sự tĩnh lặng TRONG NỘI T M.
Nhấn mạnh là cái tĩnh lặng này là tĩnh lặng trong tâm.
Chưa biết định nghĩa cái sự này sao nhưng mấy feng cứ xem cái tĩnh lặng này là việc KHÔNG CÓ những gợn – làn sóng cảm xúc mạnh. Kiểu tâm chill phà phà không vui không buồn ko lo không không nghĩ không tham không sợ.
Có cái tâm tĩnh này sướng không. Sướng. Học nhanh, dễ tập trung, vô flow nhanh, đọc gì cũng vô, xem tranh nắm được nhiều cái, nghe nhạc hiểu cái hay của nhạc, nhìn nhận đánh giá sự việc nhạy bén hơn.
Viết thế thì mấy feng nghĩ đây là trạng thái tâm cao cấp xa vời ảo tưởng và là một cái chi đó ảo diệu. Hahahaah
Thực ra đây là trạng thái tâm BÌNH THƯỜNG và chiếm phần lớn thời lượng trong sinh hoạt của tổ tiên ta – đặc biệt là thời bình.
Why?
Tôi nghĩ có 2 lý do cốt lõi là lao động tay chân nhiều VÀ không nạp + xử lý quá nhiều thông tin nhiễu + vô ích. Cái này là cốt lõi cho việc phá đi sự tĩnh lặng trong tâm.
Não ta rất ghê. Ghê hơn ta nghĩ rất nhiều. Feng chỉ cần nạp một cái input dù là vô tình hay hữu ý, dù là nạp để giải trí hay học hành… cứ có info là não auto xử lý info đó. Và khi quá trình xử lý info đó xong thì sẽ những sản phẩm + chất thải. Sản phẩm hay chất thải thì do ta định nghĩa nó tốt cho sinh tồn hay trải nghiệm sống của ta hay không.
Hình tướng của những sản phẩm đó sẽ định hình thành vài dạng chính dễ thấy sau đó là những cảm xúc và suy nghĩ khác. Những thứ này vô hình chung thiết kế lại trạng thái tâm – tâm thế và vô tình lập trình luôn hành động và cuộc sống của ta.
Và chúng ta – những người bình thường – được sinh ra để chạy chơi thơ thẩn hay cuốc đất không suy nghĩ gần như cả ngày – không được thiết kế để xử lý quá nhiều info và handle được quá nhiều sự biến thiên trong cảm xúc.
Vậy nếu bị nuốt chửng bởi quá nhiều suy nghĩ lan man và cảm xúc vô nghĩa thì não sẽ làm gì. Thì Nó sẽ chạy chế độ chai lỳ với cảm xúc + mất đi khả năng đưa ra những suy nghĩ sâu sắc chất lượng. Giờ thì tâm chỉ còn những cảm xúc thô kệch còn não thì mất đi khả năng tự duy và chơi mode auto pilot chạy theo sự dẫn dắt của người khác.
Feng nào muốn thử cảm giác tâm tĩnh, sáng mắt sáng lòng thì kiếm công việc lao động tay chân nào làm độ vài tuần và off net thì sẽ hiểu.
Khi cảm xúc + suy nghĩ của feng bị chai lỳ và hạ bậc thì thị trường sẽ lại cung cấp cjo feng những thứ DỄ CẢM NHẬN hơn + dễ nhận biết hơn. Nói nôm na là content giải trí sẽ càng ngày càng kích thích mạnh vào phần bản năng + không có não hơn. Và nếu chúng ta cứ càng ngày càng tăng liều tiếp nhận như vậy thì tâm sẽ càng loạn và não càng ngu.
Chơi nhiều quá xong tới lúc ngu lú trầm cảm thì đổ lỗi tại số, cơ chế, xã hội. Xưa có chơi đồ nghiện loại nhẹ thì cũng dừng chơi tranh tượng sách – khá khó nghiện – và nếu lỡ nghiện thì cũng giúp cho người chơi trở nên sophisticated hơn đôi chút. Chứ giờ mà nghiện fb watch với tik tok thì mấy feng biết rồi đó. Hahaha, à, mà tôi dị ứng với tiktok vkl.
Khá buồn thay khi chúng ta chỉ lo chăm sóc ngoại hình chứ không lo chăm sóc tâm trí – cảm xúc của chúng ta. Ngoại hình mà mập xấu không sạch sẽ thì ta sẽ quên ăn quên ngủ rồi làm đủ thứ việc để thay đổi tình thế. Nhưng tâm trí và cảm xúc mà có loạn lạc thì ta cũng kệ. Vui trước đã.
Nguyên nhân Thật sự tôi nghĩ là do chúng ta không thương bản thân chúng ta mà ta chỉ coi nó như công cụ để thoả mãn dục vọng – sự sướng của bản thân. Chúng ta không thực sự thương bản thân như chúng ta vẫn bô bô. Thế nên mới có nhiều trò bóc lột thân xác đến kiệt quệ để chứng minh một thứ gì đó với người ngoài mà quên đi trải nghiệm bên trong.
Tóm lại. Thương thân thì only ít nạp drama info vô nghĩa ít thôi.
Cái post này mới dừng ở cách ta cảm. Chắc sẽ có post 2 phân tích về cách ta nghĩ nếu ta online quá nhiều. Và chắc bàn sâu hơn về cái tĩnh lặng.