Trong đoạn đối thoại ở cuốn Symposium của Plato, Alcibiades, 1 người bạn của Socrates tuyên bố rằng:
“Chà, có nhiều điều để nói về Socrates…nhưng cá nhân tôi nghĩ rằng điều ấn tượng nhất về ông ấy chính là sự thật rằng ông hoàn toàn độc nhất. Bởi không có ai như ông và tôi không nghĩ rằng đã từng hoặc sẽ có người như vậy.”
Trong Serie nhỏ gồm 3 phần này, chúng tôi sẽ tìm hiểu cuộc đời và ý tưởng của Socrates, người không chỉ được coi là triết gia độc nhất và ảnh hưởng nhất, mà còn là 1 trong những người độc nhất và có sức ảnh hưởng từng tồn tại.
Trong bài giảng đầu tiên, chúng tôi sẽ tìm hiểu cái được gọi là vấn đề Socrates. Ở bài giảng thứ 2, chúng tôi sẽ tìm hiểu cuộc đời và tính cách của Socrates và để kết luận Serie nhỏ này, chúng tôi sẽ thảo luận 1 vài ý tưởng triết học nổi tiếng nhất của ông.
Để bắt đầu, ta cần phải hiểu vấn đề Socrates có nghĩa là gì. Luis Navia đã tóm tắt độc đáo bản chất của nó trong cuốn sách về Socrates của ông:
“Cuối cùng ta đối mặt 1 vấn đề được biết đến là vấn đề Socrates, nó có thể được phát biểu 1 cách đơn giản: mặc cho mọi tri thức của ta về Socrates, rất ít nội dung có thể được khẳng định mà không do dự. Bất kỳ đặc điểm nào liên quan tới ông, bất kỳ ý tưởng nào quy cho ông, có thể bị mâu thuẫn bằng cách tạo ra đoạn văn từ vô vàn nguồn khác nhau.”
Tại sao vấn đề Socrates tồn tại? Như Khổng Tử, Đức Phật và Jesus, 3 người phi thường xuất chúng khác của lịch sử, không có tác phẩm nào của Socrates được truyền lại cho ta, nhiều người cho rằng lý do của điều này là vì ông không viết bất kỳ thứ gì mà chỉ thích đúc thành triết lý bằng cách trò chuyện với người khác. Với Socrates thì triết học là sự tìm kiếm minh triết chung mà 1 người không thể tiến hành 1 mình bằng mực và giấy.
Trong cuộc đối thoại ở cuốn Phaedrus của Plato, Socrates giải thích sự nghi ngờ của ông bằng từ ngữ sau:
“Tôi không thể không cảm thấy…rằng việc viết không may thay giống như vẽ tranh; vì các tác phẩm của họa sĩ có vẻ ngoài của đời sống, nhưng nếu bạn hỏi họ câu hỏi thì họ sẽ giữ 1 sự im lặng trang nghiêm.”
Bởi vì không có tác phẩm nào của Socrates để giải quyết vấn đề Socrates và có được góc nhìn sâu sắc về tính cách và ý tưởng của ông, chuyển sang các nguồn khác là điều cần thiết. Có 4 nguồn chính được dùng trong nỗ lực vẽ lên bức tranh về lịch sử Socrates. Aristophanes, 1 người viết hài kịch, Xenophon, 1 sử gia quân nhân và người ngưỡng mộ sâu sắc Socrates, Plato, học trò Socrates và Aristotle, học trò Plato. Cần phải lưu ý là nếu mọi nguồn này đưa ra mô tả phần nào tương đồng về Socrates, nó sẽ không còn là vấn đề Socrates nữa.
Vấn đề nảy sinh bởi như Luis Navia đã chỉ ra ở đoạn văn vừa trích dẫn trước đó, mỗi nguồn này quy các đặc điểm và ý tưởng khác nhau về Socrates, để lại ta ở thời hiện đại công việc giải mã sự thật khỏi hư cấu. Vào đầu thế kỷ 20, nhiều học giả dẫn đầu đã tiếp cận vấn đề này bằng sự khinh bỉ và kết luận rằng kiến thức về Socrates, con người lịch sử thực sự là điều bất khả thi và ông ấy sẽ mãi luôn là tác phẩm của hư cấu với chúng ta. Những người giữ quan điểm này cho rằng Socrates sẽ mãi luôn là ẩn số X. Tuy nhiên, nhiều học giả gần đây hơn đã ra khỏi cách lý giải ẩn số X này và đề xuất rằng mặc dù vấn đề Socrates có thể chẳng bao giờ được giải quyết 1 lần và mãi mãi, tri thức về Socrates lịch sử là điều khả thi.
Socrates là người bí ẩn, nó được lưu giữ ở vô vàn nguồn khác nhau ta có về ông với các mô tả khác nhau chỉ đơn thuần là để lộ các góc nhìn khác về tính cách phức tạp của Socrates. Như các mảnh ghép, ta phải lựa và chọn thông tin phù hợp từ mỗi nguồn này và ghép lại thành bức tranh về Socrates lịch sử. Tuy nhiên, mặc cho sự bất đồng liên tục về khả năng đạt được kiến thức thật sự về Socrates lịch sử, hầu hết triết gia đồng ý rằng sự tồn tại của vấn đề Socrates không hề phủ nhận tầm quan trọng của ông.
Sự thật hoặc hư cấu, ông sẽ luôn là nhân vật có tính biểu tượng, người ta có thể hướng tới để tìm cảm hứng và tri thức trong cuộc đời mình, như A.W. Levy viết:
“Tôi tin rằng vấn đề về Socrates lịch sử là không giải quyết được, nhưng nhiệm vụ tìm kiếm ý nghĩa của Socrates đối với chúng ta sẽ luôn luôn tái diễn.”
Trong khi thông tin quan trọng về Socrates có thể lấy từ mọi nguồn ta đề cập trước đó, vì mục đích thời gian, chúng tôi sẽ chỉ thảo luận vắn tắt nguồn quan trọng nhất, đó là Plato. Plato viết vô vàn cuộc đối thoại và hầu hết chúng đều được ông dùng Socrates như người nói chuyện chính. Do đó, vấn đề nảy sinh ở các cuộc đối thoại của Plato đó là Plato hoặc chỉ dùng Socrates như người phát ngôn để nói ra quan điểm của mình hoặc ý tưởng mà Socrates nói ra trong các cuộc đối thoại của Plato là ý tưởng thực sự được tán thành bởi Socrates.
1 cách đơn giản để tiếp cận vấn đề này sẽ là đi theo lựa chọn thứ 2 và tuyên bố rằng mọi ý tưởng mà Plato khiến Socrates nói ra trong các cuộc đối thoại là ý tưởng thực sự của Socrates lịch sử. Tuy nhiên, cách tiếp cận này phần lớn được coi là không thỏa đáng bởi trong các cuộc đối thoại của Plato, ý tưởng của Socrates không có tĩnh tại và đồng nhất, mà thay vào đó trải qua sự biến đổi triệt để từ cuộc đối thoại này sang cuộc đối thoại khác. Sự biến đổi này trở nên rắc rối hơn bởi Socrates đã bị xử tử bởi nhà nước Athens trước khi Plato bắt đầu viết các cuộc đối thoại và do đó, nếu mọi ý tưởng trong các cuộc đối thoại của Plato thực sự là ý tưởng của Socrates lịch sử, 1 người sẽ mong đợi chúng ít nhiều không đổi. Sự biến đổi triệt để ý tưởng của Socrates này đã khiến 1 vài học giả cố gắng gỡ rối vấn đề Socrates để nhóm các cuộc đối thoại của Plato theo góc nhìn mà ông khiến Socrates đưa ra. Cụ thể hơn, 1 số đã đề xuất rằng giải pháp tiềm năng cho vấn đề Socrates có thể tìm thấy bằng cách nhóm các cuộc đối thoại của Plato vào 3 loại: ban đầu, giữa và sau này.
Ở các cuộc đối thoại ban đầu, người ta xác nhận rằng ta đang thấy sự hiện diện của Socrates lịch sử, trong khi ở các cuộc đối thoại giữa và sau này, người ta cho rằng ta đang ngày càng thấy sự hiện diện ý tưởng của Plato. Để hiểu giải pháp được đề xuất này, sẽ hữu ích khi tìm hiểu vài cách trọng tâm mà trong đó ý tưởng của Socrates biến đổi xuyên suốt cuộc đối thoại của Plato.
Ở cái được coi là các cuộc đối thoại ban đầu của Plato và theo đó là các cuộc đối thoại người ta tin rằng ta đang thấy sự hiện diện của Socrates lịch sử, mối bận tâm chính của Socrates là đối với sự tìm hiểu giá trị đạo đức, tức là ông tham gia vào cuộc trò chuyện với người khác trong hy vọng tìm ra 1 định nghĩa chung về phẩm hạnh đạo đức nhất định. Ví dụ, trong cuộc đối thoại với Euthyphro của Plato, Socrates nói rằng:
“Nói cho tôi đi, Euthyphro, anh bảo thánh thiện là gì, và điều gì phi thánh thiện?”
Ở cùng cuộc đối thoại này, Socrates hết lần này tới lần khác khẳng định rằng ông ngu dốt và không có tri thức hoặc minh triết để có thể truyền đạt cho người khác. Mặc cho sự tìm kiếm tuyệt vọng về định nghĩa của phẩm hạnh nhất định, các cuộc đối thoại này luôn kết thúc trong tuyệt vọng với Socrates thú nhận rằng bất chấp mọi nỗ lực, ông vẫn ngu dốt.
“Vậy thì ta phải bắt đầu lại từ đầu và hỏi thánh thiện là gì, bởi tôi không sẵn lòng từ bỏ cho đến khi học được.”
1 ví dụ khác của việc Socrates tự nhận mình ngu dốt trong chuỗi đối thoại này cũng tự thể hiện chính nó trong cuộc trò chuyện của ông về bản chất cái chết. Trong cuốn Apology, ông nói:
“Sợ chết chỉ là 1 ví dụ cho việc nghĩ mình khôn ngoan trong khi mình không như vậy; bởi đó là nghĩ rằng mình biết những gì mình không biết.”
Các cuộc đối thoại ban đầu của Plato đặc trưng bởi bận tâm về đạo đức và ở các cuộc đối thoại này, Socrates liên tục tự nhận sự ngu dốt của mình, ông tuyên bố:
“Bản thân tôi không thể mang điều gì ra ánh sáng bởi không có minh triết trong tôi.”
Các cuộc đối thoại này có thể mâu thuẫn với cái được phân loại là cuộc đối thoại giữa và sau này của Plato. Trong các cuộc đối thoại này, Plato khiến Socrates đề xuất các tuyên bố tích cực hoặc nói cách khác, tuyên bố nêu ra tri thức về bản chất siêu hình của vũ trụ. Chính trong các cuộc đối thoại này mà Socrates giải nghĩa điều mà bây giờ được chấp nhận rộng rãi là phát minh của Plato, đó là thuyết hình thái (Theory of Forms)
1 điểm khác biệt với các cuộc đối thoại sau này có thể thấy ở thái độ thay đổi của Socrates về bản chất cái chết. Ở các cuộc đối thoại ban đầu, Socrates vẫn bất khả tri về điều gì xảy ra sau khi chết. Ở các đoạn đối thoại giữa và sau này, ông tuyên bố tích cực rằng mình biết linh hồn là bất tử. Ở cuốn Meno, ông tuyên bố:
“Tôi đã nghe về những người đàn ông và phụ nữ thông thái nói về vấn đề linh thiêng…Tôi nghĩ, điều gì vừa đúng vừa đẹp…Họ nói rằng linh hồn con người là bất tử; có lúc nó đi đến hồi kết mà họ gọi là chết đi, có lúc nó tái sinh, nhưng nó chưa bao giờ bị phá hủy.”
1 cách hay để tóm gọn sự biến đổi diễn ra trong ý tưởng mà Plato khiến Socrates đưa ra trong cuộc đối thoại đó là quay sang lời của George Vlastos, người chỉ ra rằng trong khi Socrates ở các cuộc đối thoại ban đầu của Plato chỉ là triết gia đạo đức:
“Socrates ở các cuộc đối thoại giữa và sau này của Plato là triết gia đạo đức và nhà siêu hình học và nhà nhận thức luận và triết gia của khoa học và ngôn ngữ và tôn giáo và giáo dục và nghệ thuật. Toàn bộ bách khoa toàn thư về khoa học triết học là lĩnh vực của ông ấy.”
Vậy thì để kết luận cách tiếp cận vấn đề Socrates ta vừa mới thảo luận về góc nhìn của Plato ban đầu với tư cách là tín đồ sùng đạo tin tưởng Socrates, người mà trong các cuộc đối thoại ban đầu, giải nghĩa góc nhìn thực sự của Socrates lịch sử. Tuy nhiên, qua thời gian, ông đã phát triển bản thân mình thành bậc thầy và ở các cuộc đối thoại giữa và sau này, dùng Socrates như người phát ngôn ý tưởng của riêng mình, mở rộng ý tưởng đạo đức của Socrates bằng cách ca tụng hệ thống triết học toàn diện. Giải pháp tiềm năng cho vấn đề Socrates này dường như đi theo tiến trình sự kiện tự nhiên diễn ra giữa bậc thầy triết học và đệ tử của ông ấy, bởi như Nietzsche viết:
“1 người báo đáp tệ hại cho người thầy nếu anh ta mãi là 1 cậu học trò.”