(Quản trị năng lượng – phần 2)
Trong phần 1, tôi có kết một câu, khi cơ thể anh em hết năng lượng hay bệnh tật rề rề thì dù có Thần Phật Chúa gì ngồi kế bên cũng không độ cho anh em nổi, vì thể trạng lúc đó của anh em có sức đâu mà nghe, người nó mệt thì tự nhiên cái tâm và cái trí nó mệt theo, 3 thằng đó nó đi chung với nhau. Thân nó xuống thì nó kéo tất cả xuống chung.
Người mệt, ai nói tý là dễ quạo, tâm rất dễ sân dù chuyện rất nhỏ, người mệt, nghe tiếng ồn ào tý là tâm nó không yên rồi, rồi chưa kể phóng dật lo lắng đủ thứ chuyện, và nhìn mọi thứ với góc nhìn khá tiêu cực.
Người mệt, cái ghê nhất là, thể lực, tâm lực, trí lực của anh em nó không trong tư thế sẵn sàng để đón nhận hoặc nắm bắt những cơ hội vàng (khi nó đến).
Sức khoẻ không có thì như cái xe hết xăng vậy, anh em ngậm ngụi nhìn đoàn xe khác chạy qua, rồi mọi chặng đường khác anh em định đi phải trì hoãn hay dừng lại hết.
Nên nói cho rốt ráo, thân thể hay sức khoẻ này, nó nên là phương tiện thuộc nhóm bậc nhất mà anh em phải ưu tiên đầu tư vào đầu tiên, còn mấy phương tiện khác như cái nhà, cái xe, các mối quan hệ, chức danh, v.v… nó chỉ là phương tiện phụ thôi.
Anh em xoáy quá nhiều vào các phương tiện khác mà bỏ quên cái thân này. Dù sự thật, cái thân thể này cũng chỉ là chiếc xe ‘mượn’, đến ngày đến tháng cũng phải trả, nhưng anh em có mượn xe ai thì cũng ráng đổ xăng bảo dưỡng thay nhớt định kỳ cho đàng hoàng phải không, chứ đâu phải xe mượn là không giữ gìn.
Lý do chính tôi biên bài này là vì anh em chưa thấy được bức tranh lớn để mình cần làm gì để có lợi cho mình và nhiều người liên quan nhất.
Ai cũng bận kiếm cơm rồi xây tổ ấm hết… nên đa phần là cứ bận việc công ty và bận việc gia đình suốt nên không có thời gian rảnh đi tập.
Nhưng cái sự thật là, càng không đi tập, cái năng lượng trên thân của anh em nó bào mòn từng ngày, rồi đến một lúc nó chai pin… anh em sẽ rề rề như chiếc xe không có bảo trì vậy. Chưa kể là những bệnh nền tiềm tàng luôn trực chờ trồi lên.
Thay vì đợi rảnh mới đi tập thì hãy tập đi để rảnh hơn, tôi xin của anh em 4 tiếng / tuần thôi, là 3-4 buổi tập, chơi môn gì cũng được, có vận động (đúng bài bản) và có lộ trình tăng độ khó dần (để có mục tiêu cố gắng).
4 tiếng chỉ chiếm hơn 2% tổng thời gian 1 tuần của anh em, xin nhắc lại là 2% thôi, nếu bỏ 8 tiếng ngủ ra thì 4 tiếng đi tập chiếm có 3,5% thời gian một tuần.
Nếu bỏ 3,5% để giúp tất cả các hoạt động khác tiết kiệm lại từ 20-50% thời gian thì tự động anh em sẽ có thời gian rảnh hơn hẳn.
4 buổi tập / tuần, tập xong, năng lượng sạc đầy, các tạp niệm được thanh xả, đầu óc thông thoáng, các hốc moon kích thích ăn uống và tâm trạng, nói chung thể trạng và tâm trạng luôn ở trình trạng sẵn sàng chiếu đấu.
Ví dụ làm việc A ngày xưa tốn 4 tiếng, giờ tốn có 3 tiếng, vì sức nó khoẻ hơn, đầu óc mẫn tuệ hơn nên nhìn ra những cách làm mới tiết kiệm năng lượng hơn. Người khoẻ thì ăn uống tiêu hoá nó cũng trơn tru hơn, tối ngủ ngon thì vòng tròn xoay ngày qua ngày nó càng khoẻ. Chứ người mệt, ngủ không ngon, mai dậy mệt, rồi làm việc chán, rồi tối lại ngủ không ngon, luân hồi đi xuống dốc không lối thoát.
Người khoẻ thì đi học, đọc sách, nghe Thầy, nghe Bạn, nó dễ vào và có sự nghiền ngẫm sâu hơn… đi ra thiên nhiên nghe rõ tiếng chim hót, các giác quan thanh nhạy hơn,… chứ mệt thì tiếng gì nghe cũng mệt.
cái thân lực tốt thì nó kéo tất cả đi lên, còn thân lực yếu thì nó kéo tất cả đi xuống, tập có 3-4 buổi tuần, nó là quyền lợi, chứ không phải đi trả nợ, sáng nay tôi có gặp mấy Bác đồng hương toàn U60 trong phòng tập, tôi hay nói vui, còn thấy nhau đi tập là mừng, vì cơ bản, đã tồn tại trong game đời này thì thằng nào cũng khổ cả, mỗi nhà mỗi cảnh, người khổ kiểu này, người khổ kiểu kia, nhưng khi cố gắng đi tập có sức thì mình sẽ bước qua những cái khổ đó với tâm thế tự tại và dễ nuốt hơn… Chứ đã khổ mà không có sức nữa thì khổ chồng khổ.
Khi có kỷ luật đi tập rồi thì anh em tự động ăn uống khoa học lại, ăn ít vừa đủ, không dám rượu bia vì tốn cái công sức tập, nêm đâm ra cứ vậy mà đi lên tiếp.
Thân lực tốt lên thì tâm sinh lý nó cân bằng tốt hơn, tự động muốn tránh xa mấy trò chơi mang lại cảm xúc rẻ tiền và không tốt cho thân tâm.
Mà riêng các anh em bị ức chế tâm lý thì lại hay có xu hướng trốn vào một góc nhâm nhi nỗi ưu tư đó, rồi trầm cảm hồi nào không hay, rồi lại đi chữa lành, thay vì vận động lên, để refresh cái dòng năng lượng lẩn quẩn trong thân tâm đấy.
Qquy chung lại, dù biết cái thân này khi đến ngày cũng phải trả lại cho trời đất thôi, nhưng nếu biết bảo dưỡng và dùng xe cho tốt thì nó sẽ chở mình đến rất nhiều nơi hay ho, mà ở đó, mình có cơ duyên gặp Bạn hiền, Thầy xịn để tâm trí mình được mở mang hơn nữa.
Nên đừng đợi rảnh rồi mới tập, mà tập đi để rảnh hơn, vì làm mọi thứ hiệu quả và nhanh hơn, hãy lấy cái rảnh đó để cải tiến mình lên nữa, đừng đợi rảnh mới học, mà học đi để rảnh hơn!
Nói ra không phải hù anh em, chứ một ngày của anh em Việt, theo thống kê cầm phone chơi phây hơn 3 tiếng một ngày… nói 3 là hơi nhẹ, nhưng 3 tiếng thôi là thấy tương lai của anh em mập mờ vô cùng rồi, thấy cũng hơi lo cho anh em mà cũng biết sao giờ. Thân ai nấy lo thôi.
Rất thiết tha kêu gọi anh em đi chơi thể thao, vì 4 tiếng đó, thay vì làm chuyện linh tinh hại thân tâm thì anh em có chỗ lành mạnh hơn để tập trung vào.
Cheers,
Bác 7B
——
Hình tượng ‘Tự sửa chính mình’ của Bobbie Carlyle