Tản mạn về chơi đồ ver Sang Do style.
Cre: sang do
Đọc vài bài trên page Vagabond thì thấy anh mình (Danh Do) quảng cáo chơi hàng xịn thì phê. Đấy là sự thật, nhưng đấy là quảng cáo dùng để dụ con nít ăn cơm. Ăn cơm ngon là sự thật, nhưng đôi lúc ăn cơm đéo ngon, và điểm quan trọng là mọi người đều phải ăn cơm, ko cần phải quảng cáo hay dụ dỗ. Chỉ có người bệnh hay con nít mới phải dụ là ăn cơm ngon lắm hay chơi đồ xịn thì phê lắm.
Mình ko rành về flow, mình chỉ rành về thiền. Các yếu tố của thiền nó cũng chả khác gì flow, chỉ là thiền thì thêm yếu tố chánh niệm tỉnh thức – sati – mindfulness.
Thiền định có 4 levels, sơ thiền nhị thiền tam thiền tứ thiền. Có những yếu tố là tầm, tứ, hỷ lạc, khinh an, xả, nhất tâm.
Tầm là sự tập trung, sự chú tâm vào 1 đối tượng. Tứ là khả năng duy trì sự tập trung đó. Hỷ lạc là cảm giác sướng, của thể xác và tinh thần. Khinh an có thể hiểu là yên bình, thanh tịnh, ko ô nhiễm; đây ko phải là cảm giác, nó là 1 trạng thái của tâm trí. Xả là buông bỏ, ko vướng bận. Nhất tâm là sự hợp nhất của tâm trí, unification of the mind.
Khi bạn làm việc gì đó, ví dụ như là đọc sách. Ban đầu bạn phải tập trung và duy trì sự tập trung đọc sách, nếu có tạp niệm làm xao lãng thì bạn nhận ra tạp niệm đó, buông bỏ nó và lập tức quay trở lại với việc đọc sách. Đấy là yếu tố tầm và tứ. Khi bạn đọc đủ lâu thì bạn bắt đầu quên đi những thứ khác, tâm bạn bắt đầu dừng tạo ra tạp niệm nữa, bạn chỉ tập trung vào trang sách; câu chữ trở nên có hồn hơn, bạn bắt đầu thấy thích và sướng. Đây là yếu tố hỷ lạc, cái sướng thể xác và tinh thần; tầm và tứ ko còn là yếu tố chủ đạo nữa. Đọc thêm nữa thì bạn ghiền, bị cuốn theo mạch truyện, bạn ko muốn dừng hoặc ko dừng được. Dù mắt mỏi, tay tê, bạn vẫn sẽ cầm quyển sách đọc tiếp. Đây là trạng thái khinh an, hỷ lạc ko còn quan trọng nữa. Thật ra thì bình thường tâm bạn luôn tạo ra những tạp niệm (cảm giác, ko cần phải là ngôn ngữ) quấy nhiễu bạn, ép bạn phải làm cái này cái kia để chạy trốn cảm giác khó chịu này. Khi bạn đạt khinh an, thì tâm đã khá là sạch, bạn ko hẳn là feel đc cảm giác gì, mà là bạn đc tự do khỏi phiền não. Bởi vậy mới nói khinh an là 1 trạng thái của tâm, ko phải là cảm giác sướng tinh thần hoặc thể xác như hỷ lạc. Rồi bạn hoàn toàn bị hút vào câu chuyện trong sách, bạn quên hết mọi thứ trên đời, quên luôn bản thân, quên luôn việc đọc sách (việc đọc sách VẪN DIỄN RA, chỉ là ko có ý niệm ‘cái tôi’ đang đọc sách). Ở mỗi level thì độ nhất tâm của bạn càng tăng; luyện thiền định là luyện độ nhất tâm.
Mình nghĩ là hầu hết thanh niên bình thường đều có thể trải nghiệm những điều này, lên tới level Xả – quên mình quên đời – khi chơi game. Trạng thái ‘‘xuất thần’, hay truyện tàu gọi là ‘Vong ngã chi cảnh’ nó cũng giống giống thế. Đây chẳng phải là việc gì xa xôi, mà thật ra rất bình thường. Bình thường khi bạn quá absorbed vào 1 đối tượng, thì bạn bị cuốn luôn theo đối tượng đó. Còn thiền sinh thì nhập flow với chánh niệm – mindfulness: thở thì biết có hơi thở, hỷ lạc thì biết có hỷ lạc, quên mình thì biết có quên mình; nên thiền sinh ko bị cuốn theo để rồi ko biết chuyện gì xảy ra. Vâng, nghe có vẻ vô lý khi nói ‘quên mình thì biết có quên mình’; nhưng sự thật là ko có người nhìn tách biệt với thứ đc nhìn (there’s no seer apart from the seen), nói theo Phật nguyên thủy thì ‘có cái nhìn nhưng ko có người nhìn’ (there’s seeing but no seer). Vẫn nghe vô lý ư? Theo khoa học thì tất cả mọi trải nghiệm của bạn đều chỉ là ảo giác do các neurons tương tác với nhau. Hình ảnh bạn đang nhìn ngay lúc này, nó là ảo giác, nó ở đâu? ‘Bạn’ – người đang nhìn hình ảnh này, cũng là 1 phần của hình ảnh, ko tách biệt; cũng là 1 ảo giác nốt. Đây ko phải là 1 bài mindfuck, thôi mình move on, trở lại nhận thức bình thường.
Việc cảm thấy phê khi chơi đồ, nó chỉ dừng ở mức Hỷ Lạc, chứ chưa lên đc Khinh An hay Xả. Nhưng đó là 1 bắt đầu tốt, ít ra thì bạn còn có thể làm việc tập trung đến mức phê. Nhưng nó chỉ là 1 khởi đầu, bạn luôn có thể đi xa hơn, tập trung hơn, nhập flow hơn. Đừng dừng ở mức phê.
Việc cần lưu ý tiếp theo là nếu bạn chỉ làm việc vì phê, thì bạn sẽ có nguy cơ muốn bỏ việc đó khi nó ko còn phê nữa. Sung sướng, khoái lạc chỉ là 1 cảm giác mà tâm tự tạo ra cho chính nó, tự lừa chính nó đi làm việc nó cần phải làm. Phiền não, đau khổ chỉ là 1 cảm giác mà tâm tạo ra cho chính nó, tự lừa chính nó tránh xa những việc nó ko nên làm. Program sướng-khổ đã nói hoài, tùy cách wiring mà bạn có thể tạo ra output khổ hoặc sướng từ cùng 1 input. Programs là tools, bạn là chủ; làm chủ tool chứ đừng để tool làm chủ. (đây là đang viết ở nhận thức bình thường nhé, ở nhận thức khác thì mọi thứ chỉ xảy ra tự nhiên, ko có ai làm chủ cả).
Quảng cáo trung thực: chơi đồ xịn phê lắm, nhưng cũng có lúc nó đéo phê, nhưng bạn vẫn phải chơi đồ xịn. Just do it.
Hôm bữa mới coi phim Princess Mononoke hay vãi. Có câu này cũng cùng theme: “Young man, like you I know what rage feels like, and grief and helplessness… Life is suffering. It is hard. The world is cursed, but still you find reasons to keep living” – Osa.