The Law, 1 tác phẩm viết bởi triết gia chính trị và nhà kinh tế học người Pháp Frederic Bastiat vào năm 1850, tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra trong xã hội khi luật pháp trở thành vũ khí sử dụng bởi những kẻ nắm quyền nhằm điều khiển và nô dịch dân số.
Mục đích luật pháp là gì?
Luật pháp nên được đặt ra để ngăn cản hành động nhất định gây hại cá nhân và tài sản của họ. Nó không nên được dùng để ép buộc hay bắt con người hành động theo hướng nhất định.
“Khi luật pháp và vũ lực giữ một người bên trong giới hạn công lý, nó chỉ áp đặt một sự phủ trừ đơn thuần. Nó chỉ buộc anh ta ko được làm hại người khác.. Nó ko xâm phạm nhân cách, tự do hay tài sản của anh. Nó bảo vệ mọi điều này…Nhưng khi luật pháp, thông qua các tác nhân, vũ lực cần thiết áp đặt lên con người một quy định lao động, một phương pháp hay chủ đề giáo dục, một đức tin tôn giáo hay tín ngưỡng – vậy thì luật pháp ko còn tiêu cực; nó tác động tích cực tới con người.” (The Law, Frederick Bastiat)
Bởi vì các cá nhân không được cấm các cá nhân khác hành xử theo hướng nhất định, nên 1 nhóm các cá nhân (chính phủ, tổ chức, tập đoàn) cũng không nên được luật pháp cho phép ép buộc cá nhân hành động theo hướng nhất định.
“Vì ko một cá nhân nào hành động riêng lẻ có thể sử dụng vũ lực hợp pháp để hủy diệt quyền lợi người khác, nên theo Logic thì nguyên lý tương tự cũng áp dụng đối với vũ lực thông thường chỉ là sự kết hợp có tổ chức của vũ lực cá nhân?” (The Law, Frederick Bastiat)
*
“Nếu nó là thực, vậy thì chẳng gì có thể rõ ràng hơn điều này: Luật pháp là tổ chức của quyền tự nhiên, của sự tự vệ hợp pháp. Nó là sự thay thế vũ lực thông thường cho vũ lực cá nhân. Và vũ lực thông thường này chỉ làm điều vũ lực cá nhân có quyền tự nhiên và hợp pháp để làm: bảo vệ con người, tự do và tài sản; duy trì quyền lợi mỗi người, và khiến công lý ngự trị tất cả.” (The Law, Frederick Bastiat)
Tham ô bất hợp pháp: Mối nguy xảy ra khi những người nắm quyền dùng Luật Pháp như Vũ Khí Quyền Lực.
“Luật pháp bị xuyên tạc! Và quyền lực cảnh sát của nhà nước bị xuyên tạc cùng với nó! Tôi nói rằng luật pháp ko chỉ chuyển biến khỏi mục đích đúng đắn của nó mà còn được thực hiện theo một mục đích hoàn toàn đối lập! Luật pháp thành vũ khí của mọi loại tham lam! Thay vì ngăn cản tội phạm, bản thân nó có tội với những con ác quỷ nó đáng ra phải trừng trị!” (The Law, Frederick Bastiat)
1 trong những cách chủ yếu mà kẻ nắm quyền sử dụng luật pháp như vũ khí quyền lực đó là thông qua “tham ô hợp pháp”. 1 trong những hình thái được chấp nhận và phổ biến nhất của nó là đánh thuế.
“Khi một phần của cải được chuyển từ người sở hữu nó – mà ko có sự đồng ý và bồi thường, và cho dù bằng vũ lực hay lừa lọc – tới người ko sở hữu nó, vậy thì tôi sẽ nói rằng tài sản đó bị xâm phạm; rằng hành động tham ô đã được thực hiện. Tôi nói rằng hành động này chính xác là điều pháp luật đáng ra phải ngăn cản, luôn luôn và ở mọi nơi. Khi bản thân luật pháp thực hiện hành động mà nó phải ngăn cản, tôi nói rằng sự tham ô vẫn được thực hiện…” (The Law, Frederick Bastiat)
“…khi tham ô được tiếp tay bởi luật pháp, nó ko sợ tòa án, hiến binh [cảnh sát] và nhà tù. Đúng hơn, nó có thể kêu gọi chúng giúp đỡ.” (The Law, Frederick Bastiat)
Sự tràn lan của tham ô hợp pháp
Tham ô hợp pháp trở nên quá phổ biến xuyên suốt lịch sử vì thông thường thì các nhóm ban đầu là nạn nhân của nó cố đạt được quyền lực không phải để đặt dấu chấm hết cho nó, mà là để họ có thể dùng luật pháp nhằm lấy của cải người khác.
“Con người cố nhiên chống lại bất công mà mình trở thành nạn nhân. Do đó, khi sự tham ô tổ chức bởi luật pháp vì lợi ích của những người tạo ra luật pháp, mọi tầng lớp bị tham ô bằng cách nào đó sẽ cố tiến vào – thông qua phương tiện hòa bình hoặc cách mạng – quá trình tạo ra luật pháp.” (The Law, Frederick Bastiat)
Sự tham lam: Lý do số 1 cho việc tại sao những người nắm Quyền dùng Luật Pháp để lấy của cải người khác (thực hiện tham ô hợp pháp)
Bastiat tin rằng nhiều người nắm quyền dùng luật pháp để gây ra “tham ô hợp pháp” bởi vì lòng tham thuần túy. Lấy của cải từ người khác dễ dàng hơn là thay vì làm việc để đạt được của cải.
“Bây giờ, vì con người cố nhiên mang khuynh hướng né đau khổ – và vì lao động bản thân nó đau đớn – theo đó con người sẽ viện tới sự tham ô bất cứ khi nào nó dễ dàng hơn làm việc. Lịch sử đã minh chứng điều đó khá rõ ràng.” (Bastiat)
Hành động nhân đức giả dối: Lý do thứ 2 cho việc tại sao những người nắm Quyền dùng Luật Pháp để lấy của cải người khác
1 số người dùng luật pháp để tham gia vào ‘hành động nhân đức giả dối’ không phải vì lý do ích kỷ mà là vì họ tin rằng bằng cách lấy của cải và tài sản từ người khác, họ sẽ có thể giúp đỡ những người khó khăn.
“Khi một chính trị gia nhìn nhận xã hội từ chốn văn phòng hẻo lánh của mình, anh ta ấn tượng bởi sự bất bình đẳng mà mình thấy. Anh thương hại sự thiếu thốn mà nhiều anh em chúng ta trải qua, điều dường như thậm chí còn đáng buồn hơn khi tương phản với xa hoa và giàu sang. Có lẽ chính trị gia nên tự hỏi mình liệu tình trạng này có phải do các cuộc chinh phạt và cướp bóc xưa cũ và do sự tham ô hợp pháp gần đây hơn hay ko…Nhưng chính trị gia chưa bao giờ để tâm tới điều này. Tâm trí anh quay sang tổ chức, tập đoàn, và dàn xếp – hợp pháp hoặc dường như hợp pháp. Anh cố khắc phục cái ác bằng cách gia tăng và duy trì điều gây ra ác quỷ ngay từ đầu: sự tham ô hợp pháp.” (The Law, Frederick Bastiat)
Bastiat tin rằng 1 xã hội có thể đạt được hành động nhân đức mà không cần sử dụng tham ô hợp pháp. Nói cách khác, chỉ vì anh ta chống lại tham ô hợp pháp để giúp người khó khăn, không có nghĩa là anh ta chống lại việc giúp những người khó khăn.
“Chủ nghĩa xã hội, như các ý tưởng cổ xưa mà nó bắt nguồn, nhầm lẫn sự phân định giữa chính phủ và xã hội. Kết quả của điều này là mỗi khi phản đối một thứ thực hiện bởi chính phủ, các nhà chủ nghĩa xã hội kết luận rằng ta hoàn toàn phản đối điều đó.” (The Law, Frederick Bastiat)
“Chúng ta phản đối giáo dục nhà nước. Vậy thì người theo chủ nghĩa xã hội nói rằng ta phản đối bất kỳ giáo dục nào. Ta phản đối tôn giáo nhà nước. Vậy thì người theo chủ nghĩa xã hội nói rằng ta hoàn toàn ko muốn tôn giáo. Ta phản đối bình đẳng do nhà nước bắt buộc. Vậy thì họ nói rằng ta đang chống lại bình đẳng. Và vân vân, và vân vân. Cứ như thể người theo chủ nghĩa xã hội cáo buộc ta ko muốn người khác ăn bởi vì ta ko muốn nhà nước làm tăng thêm ngũ cốc.” (The Law, Frederick Bastiat)