Chuyện này tôi đọc cũng lâu rồi, nhưng tóm tắt ý lại để anh em đọc chơi.
Có ông bán phở, tên Phong, góa vợ, có 2 đứa con cũng lớn rồi. Ông có quán phở tầm 7-8 bàn nằm ở khu công nghiệp, khách chủ yếu là các công nhân tan ca ra ăn.
Bác Phong này thì sở thích đi đá phò, nhưng tánh rất kén, nên mãi mới kiếm được một em đào ruột, đúng gu. Ẽm tên Thủy, body bốc lửa, xinh, trắng, thơm… cứ 1 tuần gặp 2 lần, 1 buổi làm 2 nháy, ăn phở tẩm bổ mỗi ngày nên bác Phong sung lắm.
Đang vui vẻ trơn tru thì đầu năm ngoái, nhà nước ra chỉ thị giãn cách, cấm tụ tập… lúc đấy dịch cô-vy mới bùng lên vài tháng thôi. Bà con vẫn được đi lại, quán phở vẫn bán nhưng doanh thu giảm rõ, vì có vẻ, khá nhiều công nhân bị thất nghiệp… nên không ghé quán nữa.
Thèm gặp em Thủy quá nhưng kinh tế lại eo hẹp quá, nên bác Phong phải ráng nhịn tận 2 tuần mới hẹn làm 1 nháy. Đến đây thì anh em biết rồi đấy, tận 2 tuần mới được xã, nên hôm đấy được gặp lại em yêu nên bác Phong giao hợp tưng bừng…
Sau khi xong việc, em Thủy ra ghế, châm điêu thuốc, rồi nhả khói từ từ lên trần nhà, mặt đăm chiêu… thở dài, lầm bầm trong miệng “dippe con covid..”
Bác Phong thấy thế nên hỏi thăm, “dịch thế này chắc em cũng kẹt nhỉ”,
“Thì thế, 2 tháng nay ít khách hẳn anh ah… cứ đà này chắc không trụ nghề này nỗi !”
– “Thế em không có để dành gì hết ah? kiếm 10 đồng thì nên tiết kiếm 4-5 đồng chứ… phụ nữ nên có tý phòng thân !”
Em Thủy nhíu mày, “anh nghĩ sao, nghề của em là phải đẹp, nên có nhiêu tiền là phải đắp hết vào người hết. Cả mỹ phẩm, phấn son, cũng phải mua loại tốt tốt tý, chứ không thì anh đã bỏ chạy lâu rồi.. chứ làm gì còn nằm đây phê pha với em thế này !!”
– “Thì anh nói thế thôi, chứ anh cũng biết, nghề tụi em sao mà dư được… nhưng tiết kiệm được thì cũng tốt em ah…”
Em Thủy lại nhồi thêm, “anh bán phở mà chả hiểu gì về kinh tế thị trường cả… em mà tiết kiệm như anh nói thì thay vì 2 tuần anh gặp em thì chắc đến 3-4 tháng mới giao lưu đấy ! đồ ngốk !”
Bác Phong nghe xong cũng hoảng, ấp úng hỏi, “sao lại 3-4 tháng.. mà sao lại liên quan đến chuyện tiết kiệm của em !!!… ”
“Đơn giản thế này, khu công nghiệp gần quán phở anh toàn là các công ty sản xuất mỹ phẩm và quần áo thời trang phụ nữ phải không?
Nếu em và 500 chị em khác cùng tiết kiệm, không mua mỹ phẩm nữa, thì các doanh nghiệp sẽ thất thu phải không? Thất thu thì sao –> giảm nhân công –> công nhân mất việc –> không có tiền ăn phở —> quán anh ế –> Thì ngân sách gặp em cũng cắt giảm –> thế thì 3-4 tháng mới gặp nhau chứ sao nữa… xui xui thì có khi tạm biệt tình yêu luôn !”
Mặt bác Phong ngẩn ra, rồi một lúc thì mắt sáng lên như vừa tỉnh thức được điều gì đấy,
“Oh có thế mà anh không nghĩ ra, nghĩa là anh càng gặp em nhiều hơn thì anh sẽ càng bán phở được nhiều… thì ra, đây là cách dòng tiền chạy trong xã hội !”
– “Thì thế, cho đi càng nhiều thì anh sẽ nhận lại càng nhiều, anh không cho dòng tiền chạy ra xã hội thì làm sao nó quay về với anh được…. đấy là nhân-quả đấy… chúng ta không thể sống thiếu nhau, anh yêu hiểu chứ !”, em
Thủy đắc ý đáp.
Hết chuyện,
Đến đây, chắc anh em sẽ ngẫm ra vài điều:
(1) Chúng ta không thể tồn tại một mình trong xã hội này
(2) Càng cho đi, thì càng nhận lại. đó là quy luật nhân-quả
(3) Một người hay một doanh nghiệp trong mắc xích mà bị gì thì cả chuỗi cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Qua giờ, tôi đọc tin về Sài gòn đang bị dịch vật thê thảm, tôi sinh ra và lớn lên tại SG, thấy đồng bào mình chống dịch mà kinh tế nhiều gia đình gần như kiệt quệ.. tuy biết là duyên nghiệp của mỗi người, kèm với cộng nghiệp quốc gia… nhưng giữa người với người, hỏi sao không chạnh lòng.
Thuế, đến từ dân, từ doanh nghiệp, chính xác là có giao dịch thì dòng tiền mới chạy. dân đói, doanh nghiệp vừa và nhỏ kẹt cứng, thì tất cả đều thua, lose-lose-lose, dòng chảy bị tắt.
Tôi trải qua hơn 1 năm chống dịch ở Mỹ, đến giờ Mỹ vẫn là quốc gia xếp số 1 về số ca nhiễm; tuy nhiên, đến nay, chưa có gia đình nào ở đây phải ra đường ngủ cả, đó là điều tôi chứng kiến.
Chích vaccine thật nhanh thì quốc gia nào cũng bắt buộc phải làm, nhưng việc cốt lõi song song là nên đỗ nước cứu dân cái đã.
Dân sống thì tất cả đều sống.
Bác 7B