“Câu hỏi thực sự là liệu “tương lai tươi sáng hơn” có luôn luôn quá xa vời hay ko. Nếu như nó vốn đã ở đây thời gian dài – và chỉ có sự mù quáng và yếu đuối đã ngăn ta nhìn thấy nó xung quanh và bên trong ta, và ngăn ta phát triển nó.” (Vaclav Havel, The Power of the Powerless)
Xuyên suốt toàn cầu, một hợp lưu các yếu tố đang gây bất ổn cho kết cấu xã hội. Nhiều thể chế chính quyền đang bị mục nát đến tận lõi. Nhiều chính trị gia quá tách rời khỏi hiện thực đến nỗi họ nhìn nhận những ai muốn tự do là kẻ thù. Các phương tiện truyền thông kế thừa đã biến thành cánh tay tuyên truyền chính phủ; thay vì kiếm tìm chân lý, chức năng của những thể chế này là tăng cường quyền lực nhà nước và ác quỷ hóa những ai bất đồng chính kiến. Để biến vấn đề tồi tệ hơn, nền kinh tế toàn cầu đã bị tàn phá bởi các chính sách mang tính hủy diệt của chính quyền, ảo ảnh này đang nhanh chóng nhường chỗ cho hiện thực xấu xí.
Các chính trị gia bảo rằng nếu ta bất hạnh với cách mình bị cai trị thì ta có thể biểu lộ sự bất mãn tại các cuộc bầu cử, hoặc thậm chí vận động hành lang. Nhưng điều này cho rằng lý tưởng dân chủ là cách tốt nhất để trả lại tự do về thế giới giam cầm. Nó bỏ qua sức ảnh hưởng mục nát của quyền lực nhà nước. Nó bỏ quên rằng tầng lớp quan liêu khổng lồ vận hành nhiều đòn bẩy chính phủ ko thể bị thay thế bởi bầu cử. Và cuối cùng, nó cho rằng quyền lực nhà nước là giải pháp cho điều àam xã hội đau khổ. Có lẽ quyền lực nhà nước là thuốc độc đang hủy hoại nó.
Một giải pháp thực tiễn hơn cho điều làm xã hội đau khổ có thể sẽ là cho phép sức nặng chết người của nhà nước nó sụp đổ, bởi nó tất yếu sẽ xảy ra, và làm dịu tai họa của sự sụp đổ này thông qua sáng tạo xã hội song song. Trong Video này, chúng tôi sẽ khám phá xã hội song song là gì, nó đóng vai trò nòng cốt như thế nào trong sự sụp đổ của Chủ Nghĩa Cộng Sản ở Tây Âu, và sự sáng tạo xã hội song song có thể là cơ hội tốt nhất để trả lại tự do cho thế giới toàn trị điên rồ ra sao.
“Nếu về mặt pháp lý, ép buộc thế lực cầm quyền thay đổi cách thức cai trị ta là điều bất khả, và nếu vì vô vàn lý do, những ai từ chối sức mạnh này ko thể hoặc ko muốn lật đổ nó bằng vũ lực, vậy thì sự tạo thành một [xã hội] độc lập hoặc thay thế hoặc song song là giải pháp xứng đáng duy nhất…” (Ivan Jirous, Parallel Polis: An Inquiry)
Nền tảng của xã hội song song được sinh ra từ tâm trí của Ivan Jirous, một nhà thơ người Séc và giám đốc nghệ thuật ban nhạc Rock mang tên Plastic People of the Universe. Sau khi các thành viên của ban nhạc này bị bắt vào năm 19** vì từ chối tuân theo đường lối chính phủ, Jirous kêu gọi cộng đồng họa sĩ Séc thành lập các hãng âm nhạc, nhà xuất bản, phòng hòa nhạc, cuộc triển lãm nghệ thuật và các cơ sở hạ tầng khác tồn tại độc lập với xã hội dòng chính và nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhà Nước cộng sản. Jirous đưa ra giả thuyết rằng nếu có đủ cơ sở hạ tầng được tạo ra, một “xã hội độc lập” sẽ tự nhiên hình thành và đóng vai trò như một túi tự do sáng tạo trong xã hội bị áp bức nặng nề. Jirous định nghĩa xã hội độc lập là “[xã hội] ko lệ thuộc vào các kênh liên lạc chính thức hoặc hệ thống cấp bậc giá trị của tổ chức” và như ông giải thích sâu xa hơn:
“…“xã hội độc lập” ko cạnh tranh vì quyền lực. Mục tiêu của nó ko phải thay thế quyền lực hiện có bằng quyền lực dạng khác, mà là dưới quyền lực này – hoặc kề cạnh nó – tạo ra các cấu trúc tôn trọng luật lệ khác và trong đó, giọng nói của thế lực cầm quyền chỉ được nghe như tiếng vang vô nghĩa từ thế giới được tổ chức theo hướng hoàn toàn khác biệt.” (Ivan Jirous, Parallel Polis: An Inquiry)
Ý tưởng của Jirous đã thu hút sự chú ý của triết gia và nhà toán học Công Giáo người Séc Vaclav Benda. Benda nhìn thấy bên trong ý tưởng này những hạt giống cho giải pháp phi bạo lực đối với tính tàn phá của Chủ Nghĩa Cộng Sản. Tuy nhiên, để xã hội độc lập có tác động xã hội và chính trị tới thế giới thực, nó cần được mở rộng vượt qua phạm vi âm nhạc và nghệ thuật. Bởi bộ máy quan liêu ngột ngạt và kiểm soát nghiêm ngặt của chính phủ Cộng Sản đang bóp nghẹt mọi lĩnh vực cuộc sống. Và do đó, Benda đặt ra cụm từ “xã hội song song” để nhắc đến mọi cấu trúc xã hội, văn hóa và kinh tế tồn tại ko bị ép buộc bởi Nhà Nước. Ông gọi các cấu trúc này là “cấu trúc song song”, và vào đỉnh điểm áp bức chính trị ở đầu những năm 70, Benda thúc giục công dân Séc bắt đầu tạo ra “hình thái giáo dục và khoa học và học bổng song song” , “cấu trúc xã hội song song”, “mạng lưới thông tin song song”, và thị trường tự do song song tạo nên “nền kinh tế song song”. Và như H Gordon Skilling giải thích:
“Phác thảo các cấu trúc song song đã tồn tại hoặc có thể tồn tại trong tương lai, Benda tranh luận rằng…những thứ đó có thể dần dần thay thế hoặc ít nhất nhân tính hóa các cấu trúc chính thức hiện có.” (H. Gordon Skilling, Civic Freedom in Central Europe)
Lý do căn bản đằng sau sự tạo thành cấu trúc và xã hội song song rất đơn giản: khi chính phủ Cộng Sản độc quyền vũ lực và quá mạnh mẽ để đối đầu trực tiếp, tốt nhất là quay lưng lại với nó và coi thường nó bằng cách phớt lờ càng lâu càng tốt. Thay vì cố loại bỏ các cấu trúc Nhà Nước đàn áp, tốt hơn hết là xây dựng cấu trúc hay hơn có thể đóng vai trò như phương án thay thế hoặc thế chỗ hệ thống được thiết lập đang trong quá trình chết dần. Một người bất đồng chính kiến với Cộng Sản nổi tiếng, Jacek Kuron, đã nắm bắt lý do căn bản này vào năm 1980 khi ông đáp lại vụ đốt trụ sở Cộng Sản bằng cách tuyên bố rằng: “đừng đốt các ủy ban nữa, hãy để chúng tôi tự xây các ủy ban riêng mình.” Hay như Ivan Jirous giải thích:
“[Xã hội song song] bắt đầu bằng hành động tự vệ chung tự phát ở các phần khác nhau xã hội. Những người tham gia là những con người tích cực ko còn có thể đứng nhìn thụ động trước sự tàn lụi chung…sự cứng nhắc, quan liêu, và bóp nghẹt từng ý tưởng sống hoặc dấu hiệu phong trào trong lĩnh vực công chức. Và vì những con người này sớm muộn cũng sẽ nhận ra rằng nỗ lực mang tới sự cải thiện nhỏ nhất trong lĩnh vực công chức đều là vô ích, chỉ là vấn đề thời gian trước khi họ nói: Tại sao ko đầu tư tài năng, năng lực, thiện ý, và nhiệt huyết vào điều mà chẳng ai sẽ có thể làm mục nát, rằng ta sau cùng sẽ có thể quyết định cho bản thân mình.” (Ivan Jirous, Parallel Polis: An Inquiry)
Xã hội song song mang đến cá nhân phương tiện tự do biểu lộ bản thân mà ko sợ kiểm duyệt và hoàn thành mục tiêu và đích đến mà ko phải đương đầu với bộ máy quan liêu ngột ngạt của nhà nước. Hơn nữa, cá nhân cảm thấy rằng bằng cách chuyển sang các cấu trúc song song và tránh xa khỏi cấu trúc đóng vai trò như phương tiện Nhà Nước, họ đang ảnh hưởng tốt hơn đến xã hội. Do vậy, xã hội song song đóng vai trò như nguồn hy vọng rất cấp thiết trong xã hội rơi vào tính thờ ơ do hàng thập kỷ dưới sự cai trị Cộng Sản. Và ở nửa cuối thập niên 1970 và xuyên suốt thập niên 1980, hy vọng này truyền cảm cho vô số người xuyên suốt Đông Âu và xã hội song song đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực văn hóa và kinh tế.
“…ngay cả kỳ vọng táo bạo nhất của tôi cũng đã bị vượt qua một cách đáng kể…Ko nhất thiết phải chứng minh rằng xã hội song song là khả thi nữa.” (Vaclav Benda, Parallel Polis: An Inquiry)
Vào cuối thập niên 1980, xã hội song song ở Đông Âu đã trở nên mạnh mẽ, phi tập trung và tách rời khỏi Nhà Nước đến nỗi chính phủ Cộng Sản mất đi quyền kiểm soát:
“Cuộc cách mạng quét qua…Đông Âu vào những tháng cuối năm 1989 là sản phẩm tự phát của sự bất mãn khổng lồ và khao khát tự do của người dân ở các quốc gia đó. Nó cũng là cực điểm của các hành động độc lập đến từ nhiều công dân khi họ tìm cách bảo vệ quyền lợi trước hệ thống đảng-nhà nước và tạo ra xã hội song song và độc lập như sự thách thức và thế chỗ nó.” (H. Gordon Skilling, Civic Freedom in Central Europe)
Một trong những ví dụ nổi tiếng của cấu trúc song song chính là ngành công nghiệp điện ảnh ngầm ở Romania. Nhà độc tài Cộng Sản Nicholae Ceausescu cấm sở hữu và phân phối phim phương Tây, tuy nhiên, doanh nhân Teodor Zamfir đã tạo ra thị trường ngầm rộng lớn buôn lậu phim phương Tây vào quốc gia và sau đó dịch và lồng tiếng chúng sang tiếng Romania. Nhu cầu cho các bộ phim nhanh chóng tăng lên và khi người dân Romania tiếp xúc với văn hóa phương Tây, họ đã được mở rộng tầm mắt về mức độ áp bức của chính mình. Như một người bất đồng chính kiến người Romania nói: “Hạt giống tự do được gieo trong các bộ phim Video đã lớn lên.” Zamfir đã kiếm bộn tiền từ thị trường song song ông tạo ra và trở thành một trong những người quyền lực nhất ở Romania. Và trong cuộc phỏng vấn cho bộ phim tài liệu năm 2015, Zamfir giải thích:
“…[ta phải tạo ra] mọi kiểu cấu trúc song song độc lập – tức là, cấu trúc ko bị thao túng bởi quyền lực toàn trị…” (Martin Palous)
Đóng góp vào sự tạo thành xã hội song song chung quy lại là tiêu thụ truyền thông độc lập thay vì truyền thông kế thừa, sử dụng phương tiện trao đổi khác thay vì tiền tệ pháp định do chính phủ hậu thuẫn, sử dụng nền tảng mạng xã hội và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số phi tập trung khuyến khích tự do diễn đạt, hoặc ủng hộ doanh nghiệp địa phương thay vì tập đoàn toàn cầu đẩy mạnh chương trình nghị sự của tổ chức chính trị trong số nhiều khả năng. Có thể chung quy nó lại là sự tạo thành các cộng đồng tự lực, tiến hành nghiên cứu khoa học hoặc học bổng ko chịu sức ép từ thể chế, hoặc tiêu thụ và tạo ra nguồn lực giáo dục, nghệ thuật, âm nhạc hay văn học mà ko cần để tâm tới hiện trạng được thiết lập. Bất kỳ hành động hay việc làm táo bạo nào mở rộng lĩnh vực tự do trong khi tránh né sự kiểm duyệt và kiểm soát độc đoán hoặc chuyên chế từ trên xuống dưới đều mang lợi ích tới xã hội song song. Bởi như Egon Bundy, một trong những nhân vật hàng đầu của thế giới ngầm nước Séc giải thích:
“Khi hoạt động của những ai chống đối tổ chức trở nên rõ ràng, nó sẽ ở hình thái, phương pháp và ý tưởng hoàn toàn lạ, khó hiểu và ko thể chấp nhận được đối với thành viên của tổ chức đó – và đó là cách nó nên là.” (Egon Bundy, Civic Freedom in Central Europe)
Một khi xã hội song song được thiết lập đầy đủ, xã hội đó ko còn bị mối nguy hiểm nghiêm trọng tương tự khi nó chỉ dựa vào cấu trúc và thể chế phụ thuộc vào Nhà Nước chuyên chế. Bởi nếu những cấu trúc tổ chức này sụp đổ, cấu trúc song song sẽ làm dịu đòn giáng của sự đổ vỡ kinh tế hoặc xã hội. Hơn nữa, cấu trúc song song phục vụ cho nhu cầu và mong muốn của người dân hơn là tầng lớp chính trị, và do đó chúng có khuynh hướng thúc đẩy cuộc đời hơn những cấu trúc được thiết lập. Khi cấu trúc song song phát triển và củng cố, sẽ ngày càng có nhiều người hơn hướng về chúng theo bản năng và khi xã hội song song mở rộng, lĩnh vực văn hóa, kinh tế và tự do chính trị cũng như vậy.
“…một [xã hội song song] đích thực sẽ, thông qua quá trình di căn, xuyên qua mọi cấu trúc xã hội quan trọng.” (Milan Šimečka, Parallel Polis: An Inquiry)
Và như Vaclav Havel giải thích sâu hơn:
“Giai đoạn cuối cùng của quá trình này đó là tình thế trong đấy, cấu trúc chính phủ…chỉ đơn thuần bắt đầu khô héo dần và chết đi, để bị thay thế bởi cấu trúc mới phát triển từ “dưới” và kết hợp với nhau theo một cách nền tảng khác biệt.” (Vaclav Havel, The Power of the Powerless)
Vào năm 1988, một năm trước khi Chủ Nghĩa Cộng Sản ở Đông Âu sụp đổ, Ivan Jirous đã suy ngẫm về sự phát triển của xã hội song song và biến chuyển xã hội sâu sắc diễn ra sau đó.
“[Xã hội song song] đã chứng minh giá trị của nó, và nó là cấu trúc ý nghĩa duy nhất con người có thể tạo ra nếu họ ko muốn chỉ là những phần phụ của cấu trúc chính trị và xã hội tạo ra bởi thế lực cầm quyền.” (Ivan Jirous, Parallel Polis: An Inquiry)