1 . Sáng đọc Đạo Đức Kinh có concept “làm như không làm” hay “vô vi” nghe nó hơi mâu thuẫn phúc logic tí cơ mà ngẫm nghĩ thì đầu tôi nó ra ý này. Diễn giải cá nhân thôi, đừng coi nó là chân lý, hãy tin tưởng có chọn lựa.
Tôi nghĩ rằng “làm mà không làm” nghĩa là không động tâm, không bị hao mental, làm mà giống như là con nít chơi cả ngày không biết chán không biết mệt. Tâm không bị dính mắc, stress, khó chịu, just chill and làm – như – chơi cả ngày. Nghĩ kiểu này thì không thấy mâu thuẫn với phúc logic nữa.
2 . Để “làm mà như không làm” thì nó cũng phải có một cái giá để cho cân bằng. Trước tiên nói về cân bằng thì cái sự này nó hiện diện trong mọi mặt của cuộc sống. Ngon rẻ thì không bổ – hại. Bổ rẻ – thì không ngon/ dở. Ngon bổ thì không rẻ/ mắc.
Học cực đi đường khó thì ít cạnh tranh. Về lâu dài thì đỡ cực. Học dễ đi đường dễ thì cạnh tranh lắm. Về lâu dài lại cực. Muốn duỗi ra thì phải co lại. Muốn nhảy qua trái thì phải lấy đà ở bên phải. Muốn chém mạnh xuống dưới thì phải vung kiếm lên trên cao lấy thế. Muốn kinh doanh mà nhàn nhã thì phải có lợi thế cạnh tranh (ngầm).
Không có lợi thế cạnh tranh thì phải bù công sức vào chịu cực (lấy công làm lời). Và “để làm mà như không làm – không stress’’ thì…phải tự giác làm khi công việc chưa có thể gây stress. Hoặc tự giác build system model để giải quyết việc khi nó còn chưa thành hình.
Ví dụ như thay vì chữa bệnh – chịu stress nặng thì giờ lo ăn uống thể thao sinh hoạt đàng hoàng. Đảm bảo là sẽ đỡ stress ảo đảo so với chữa bệnh.
Note tí là “làm như không làm” cũng có level. Level 0 thì “không làm cũng như làm” hay “làm như không làm” hay diễn giải đơn giản hơn thì “tự giác làm để khỏi phải làm” nó sẽ có độ stress ngang nhau. Tức là việc feng đi chữa bệnh sẽ có tổng độ stress = tổng độ stress việc feng PHẢI tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Dùng từ tổng độ stress vì mỗi kiểu nó sẽ có sự phân bố độ stress khác nhau kiểu chữa bệnh thì ăn 3 cục stress mức 100 còn ăn uống thể thao thì ăn 100 cục stress mức độ 3.
Thế nên “thành nhân làm mà như không làm” còn phàm nhân thì “kiểu gì cũng là làm và cực vl cực”. Level càng cao thì cái vế “làm” kiểu ăn uống tập nó sẽ có độ stress zero hay đỉnh hơn là hoàn tòan không có stress vì đây là niềm vui và đam mê. Vừa vui vừa thích mà lại không đi bệnh viện, quá hời. Đang đáng lẽ bị 300 đơn vị stress vì bệnh thì giờ được tới 300 đơn vị thỏa mãn lành mạnh vì ăn uống tập sinh hoạt điều độ.
Cá nhân tôi nghĩ thì để tăng level cao thì phải “học – hành” thì mới tăng hiệu suất có lời kiểu này được. Và theo cá nhân tôi nghĩ thì Đạo Đức Kinh mà feng hiểu – hành được 100% thì feng max level và hiệu suất aka “làm mà như chơi, làm mà như không làm”.
3 . Ít típ cá nhân về việc đọc Đạo Đức Kinh. Đây là trải nghiệm cá nhân. Đạo Đức Kinh thì cá nhân tôi đọc thường là tiếng anh với nhiều bản dịch. Tiếng Việt thì tôi chỉ đọc một ít phần chữ Hán chứ không đọc phần diễn giải của người diễn. Lý do tế nhị, không bàn sâu.
Tôi đọc nhiều bản dịch vì Đạo Đức Kinh là sách khó để dịch trọn vẹn. Nói đúng hơn là thực sự khó, và nếu muốn đọc đàng hoàng thì nên học luôn phần chữ Hán chứ không phải bản dịch. Trình tôi ngu học nên xài hạ sách này thôi.
Đọc Đạo Đức Kinh thì không cần suy luận nhiều, ngày buồn buồn mở ra mấy trang đọc rồi đi chơi đi làm đi học. Kiểu đọc một tus facebook vậy. Cứ tạo thói quen đó trong vài năm feng sẽ thấy lắm thứ hay.
Với việc đọc DDK nó không mang tính là feng nạp thêm mà là mang tính phổ quát lại quy luật từ trải nghiệm – exp – data mà feng thu thập mỗi ngày. Tức là feng đi combat, thực hành, sống, tương tác nhiều, feng sẽ trải nghiệm nhiều thứ nhưng mới chỉ ở tầng cảm nhận chứ chưa ở tầng nhận thức câu chữ và quy luật rõ ràng. Thì khi có cái cục exp chưa được cấu trúc đó thì giờ đọc lại nó sẽ sáng ra quy luật và mọi thứ được sắp xếp cấu trúc lại gọn gàng hơn cho việc sử dụng.
Với cá nhân tôi thì không nên đọc DDK rồi suy diễn, mà là có exp rồi thì dùng DDK để tổng hợp lại. Suy diễn dễ bị điên lắm. Hahaha.
4 . Học – hành. Dựa trên kinh nghiệm cá nhân tôi thì việc “học” nó nên bao gồm học hành và việc hành chiếm tỉ trọng áp đảo so với việc học (lý thuyết).
Lý thuyết thì độ 1 2% còn hành thì nên độ 99%. Có những môn hardcore thì lý thuyết cực ít kiểu 0.01% còn hành thì 99.99%.
Hành là để tiêu hóa đống nạp vô và biến nó thành hữu dụng. Còn nạp mà không hành thì biến thành đồ khó tiêu gây chướng bụng và làm loạn hệ tiêu hóa – hệ tiêu hóa ở đây là não (physical dimension) và khả năng tư duy (abstract dimension).
Thôi ngồi làm bài tiếp đây. Nice day mấy feng.
Ảnh là tôi khi phát hiện được insight đỉnh trong Ddk.