Trong bài giảng này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số ý tưởng triết học chủ chốt của Nietzsche.
Chúng ta sẽ tìm hiểu quan điểm của ông về đạo đức, chủ nghĩa hư vô, đau khổ, chân lý, siêu người (Overman), Amor Fati, và quy hồi vĩnh cửu (Eternal Recurrence). Trước khi đi tiếp, ta phải lưu ý rằng có lẽ nhiều hơn bất kỳ triết gia nào khác, các ý tưởng của Nietzsche mở ra vô vàn cách diễn giải khác nhau. Trong Video này, chúng tôi sẽ cung cấp một cách diễn giải như vậy.
Với Nietzsche, triết học ko phải là, như ông nói, một “sự chỉ trích từ ngữ này bằng từ ngữ khác.” (Untimely Meditations, Friedrich Nietzsche).
Thay vào đó, với Nietzsche, triết học có một mục đích thực tiễn rõ ràng: đó là, khuyến khích sự ló diện của những cá nhân vĩ đại cống hiến cuộc đời cho sự phát triển và vượt lên chính mình.
Nietzsche tin rằng một sự mưu cầu như vậy sẽ mang đến con người khả năng hoàn toàn khẳng định cuộc đời khi đối diện sầu khổ, nỗi đau và bi kịch. “Có những đỉnh cao của tâm hồn mà từ đó bi kịch trông ko còn bi kịch nữa.” Nietzsche viết trong cuốn Beyond Good and Evil. Một cá nhân vĩ đại sẽ đạt được những đỉnh cao này.
Nietzsche nhìn nhận bản thân như nhà giáo dục của một cá nhân vĩ đại được ông gọi là người phi thường (higher man). Vì lý do này, ông nhận thấy bản thân mình viết ko chỉ cho số đông mà còn cho những người phi thường triển vọng:
“Chỉ những người này mới là độc giả của tôi, độc giả chính cống của tôi, độc giả tiền định của tôi: phần còn lại có gì đáng để tâm? – Phần còn lại chỉ đơn thuần là nhân loại.” (The Antichrist).
Nietzsche cho rằng người phi thường cách biệt so với phần còn lại của nhân loại bởi vì kết cấu con người bên trong của họ. Bên trong người phi thường tồn tại một dãy các động lực mạnh mẽ và uy lực tham gia vào trận chiến liên hồi với nhau. Nói cách khác, người phi thường là một thực thể hỗn loạn liên tục gây chiến với bản thân mình, và do đó, họ là kẻ đau khổ sâu sắc và luôn trong mối nguy hủy hoại bản thân mình. Để đạt được sự vĩ đại và khả năng khẳng định cuộc đời, Nietzshce tin rằng người phi thường phải áp đặt trật tự lên hỗn loạn nội tâm của mình. Đây chính là sứ mệnh cuộc đời của anh ta:
“Trở thành chủ nhân của hỗn loạn…đây chính là tham vọng to lớn.” (The Will to Power).
Bởi vì anh ta phải chịu đựng quá nhiều sự hỗn loạn, cho nên người phi thường sẽ có khả năng tránh né sứ mệnh cuộc đời và thay vào đó tìm kiếm những tiện nghi của tính tầm thường thông qua sự tuân thủ.
Nietzsche cho rằng mỗi cá nhân tồn tại một “bản năng bầy đàn” bên trong, tức là, một nhu cầu vâng phục và tuân theo số đông bản năng. Họ thỏa mãn nhu cầu này bằng cách tuân theo đạo đức đã được chấp thuận, nghĩa là, những quy định về điều gì là tốt và xấu của nền văn hóa.
“Đạo đức là công cụ vĩ đại nhất trong tất cả mọi công cụ để dắt mũi loài người!”, Nietzsche tuyên bố trong cuốn The Antichrist. Đạo đức như trên, vì được chấp nhận bởi số đông, nên Nietzsche gọi là “đạo đức bầy đàn”.
Nietzsche quả quyết rằng đạo đức bầy đàn phục vụ một mục đích rõ rệt: nó thấm nhuần những cá nhân tầm thường niềm tin rằng điểm yếu của họ ko phải là một sai lầm, mà thay vào đó là điểm mạnh.
“Quả thực, tôi thường cười vào những kẻ yếu nhược nghĩ mình tốt bởi vì chúng ko có nanh vuốt,” Nietzsche viết trong cuốn Thus Spoke Zarathustra.
Mặt khác, đạo đức bầy đàn cho rằng những phẩm chất mà chúng thiếu, chính là điều xấu. Như Nietzsche nói: “Tinh thần cao cả và độc lập, ý chí đứng đơn độc, ngay cả một lý trí mạnh mẽ cũng bị coi là mối nguy hại; bất kỳ thứ gì nâng tầm một cá nhân lên trên bầy đàn và đe dọa tới hàng xóm của nó đều bị gọi là xấu xa.” (Beyond Good and Evil). Do vậy, về đạo đức bầy đàn, Nietzsche đã châm biếm một cách hài hước, ““những con cừu” được tôn trọng.” (Beyond Good and Evil)
Từ khi những phẩm chất giống-cừu được đạo đức bầy đàn ủng hộ là “tốt”, nó ép buộc những cá nhân phải trở nên tốt, nghĩa là, yếu đuối và vâng lời. Người phi thường nếu muốn đạt được sự vĩ đại thì anh ta phải thoát khỏi nanh vuốt của chúng, và từ bỏ nó để ủng hộ đạo đức do bản thân anh ta tạo ra và khẳng định cuộc đời:
“Ngươi có thể tự cho bản thân điều thiện và ác và để ý chí của riêng ngươi hiện hữu với tư cách là một quy luật ko?” (Thus Spoke Zarathustra)”
Để thoát khỏi bầy đàn và sống thuận theo đạo đức khẳng định cuộc đời, Nietzsche nghĩ rằng người phi thường cần phải tách biệt bản thân về mặt vật lý ra khỏi bầy đàn và sống cuộc đời đơn độc.
Nietzsche tin rằng bởi vì sợ hãi và lười nhác, cho nên bầy đàn kết cấu cuộc sống của chúng để bản thân đui mù trước những câu hỏi sâu sắc về cuộc sống con người:
“mục tiêu của mọi sự dàn xếp đến từ con người chính là thông qua việc xao lãng tư duy để họ ko còn nhận thức cuộc đời nữa.” (Untimely Meditations)
Người phi thường, nếu muốn có được sự vĩ đại trong đời, phải chiêm nghiệm những câu hỏi mà bầy đàn quá non nớt và sợ hãi để suy nghĩ. Và để làm được điều này, anh ta cần sự đơn độc:
“Bởi bây giờ, anh ta sẽ phải nhảy xuống vực thẳm tồn tại bằng một chuỗi câu hỏi tò mò trên bờ môi: tại sao tôi tồn tại? Bài học gì tôi nghiệm được từ đời? Làm sao để tôi trở thành chính mình và tại sao tôi phải chịu đựng khi trở thành chính mình?”
Theo Nietzche, câu hỏi thâm sâu nhất mà một người có thể đưa ra trên cuộc đời này chính là: “tại sao tôi tồn tại?”, và “tại sao tôi phải chịu đựng?”. Trên thực tế, Nietzsche tin rằng hai câu hỏi này thực sự là một và giống nhau. Con người cần tin rằng cuộc đời có ý nghĩa hay mục đích bởi vì sự thực rằng anh ta đau khổ quá nhiều, và do đó muốn được bảo đảm rằng anh ta chịu đựng vì một lý do:
“Con người, kẻ dũng cảm nhất, và là kẻ quen thuộc nhất với sự đau khổ, ko chối từ nỗi đau khổ như vậy; anh ta muốn nó; thậm chí tìm kiếm nó, miễn là anh ta được biết ý nghĩa của nó, mục đích của sự đau khổ. Tính vô nghĩa của nỗi đau khổ, ko phải bản thân nó, chính là lời nguyền áp đặt lên nhân loại cho tới nay.” (On the Genealogy of Morals, Friedrich Nietzsche)
Với lời tuyên bố rằng “Chúa đã chết”, Nietzsche đã dự báo về một thời đại sắp tới khi những cách diễn dịch về mục đích cuộc đời vốn chiếm ưu thế cho đến thời điểm đó, nổi bật nhất là niềm tin về một vị thần, sẽ tiết lộ bản chất của chúng: chỉ là những thần thoại hay câu chuyện. Thiếu đi niềm tin rằng cuộc đời có mục tiêu hay mục đích, Nietzsche biết nhiều cá nhân sẽ rơi vào tuyệt vọng khi hoài nghi rằng chúng ta chẳng là gì ngoài những con vật vô mục đích trong một vũ trụ vô nghĩa.
Nietzsche nhận thấy sự ngờ vực đen tối này sẽ dẫn đến trạng thái hư vô, đó là niềm tin rằng “mọi thứ đều vô nghĩa” (The Will to Power). Ko có mục tiêu hay mục đích để áp đặt nó lên nỗi đau khổ của một người, anh ta sẽ bị bỏ mặc với niềm tin đầy tuyệt vọng rằng con người chịu đựng chẳng vì lý do gì cả:
“Hư vô xuất hiện tại thời điểm ấy, ko phải vì sự bất mãn đối với cuộc đời đã trở nên lớn hơn trước kia, mà là vì con người đã dần nghi ngờ bất kỳ “ý nghĩa” nào trong đau khổ, thực vậy, trong sự tồn tại…bây giờ nó như thể chẳng còn ý nghĩa gì trong sự tồn tại, như thể mọi thứ đều đổ sông đổ bể.” (The Will to Power)
Dù bản thân Nietzsche cũng chật vật với sự hư vô xuyên suốt cuộc đời mình, ông ko tin rằng cuộc đời vô nghĩa. Thay vào đó, ông nhận thấy sự hư vô là hệ quả của một nỗ lực sai lệch nhằm thu thập tri thức khách quan, hay nói cách khác, ham muốn có một ý nghĩa cuộc đời khách quan mà một cá nhân có thể hiểu được.
Nietzsche tin rằng ý nghĩa cuộc đời khách quan ko chỉ ko tồn tại, mà ông còn tuyên bố rằng chân lý ko hiện hữu và do đó, tri thức khách quan về bất kỳ điều gì, bao gồm “ý nghĩa cuộc đời” là điều bất khả thi.
Thay vào đó, theo Nietzsche, một cá nhân luôn bị hạn chế trong việc hiểu biết thế giới thông qua cách diễn dịch của bản thân anh ta về nó:
“Nhiệm vụ vẽ nên bức tranh cuộc đời, mặc cho các nhà thơ và triết gia có thể sắp đặt nó ra sao, vẫn là điều vô nghĩa: ngay cả dưới bàn tay của những họa sĩ – nhà tư tưởng lỗi lạc nhất, tất cả những gì từng xảy ra cũng chỉ là những bức tranh và tiểu họa của cuộc đời con người, cụ thể là của chính bản thân họ – và thậm chí chẳng còn điều gì khác khả thi.” (Human, all too Human)
Bởi vì con người ko thể thoát khỏi cách diễn giải hoặc quan điểm của chính bản thân mình về cuộc sống, Nietzsche biết rằng con người nên từ bỏ việc kiếm tìm chân lý, bởi “chẳng có “chân lý” nào cả” (The Will to Power), và thay vào đó hãy vẽ lên một bức tranh, hoặc nói cách khác, làm sáng tỏ sự tồn tại theo một cách “thúc đẩy cuộc đời”, và khi làm thế, con người sẽ có thể thoát khỏi chủ nghĩa hư vô bằng cách tạo ra ý nghĩa cuộc đời.
Bởi Nietzsche nhận ra câu hỏi sâu sắc nhất mà con người phải đối mặt chính là “tại sao tôi phải chịu đựng?”, nên ông hiểu rõ nhu cầu tuyệt vọng trước hết là làm sáng tỏ nỗi đau khổ theo một cách có thể thúc đẩy cuộc đời.
Thông qua việc phân tích nỗi đau khổ của riêng bản thân mình, Nietzsche dần hiểu rằng “nỗi đau ko nên được xem như là điều phản đời” Thay vào đó, Nietzsche tin rằng một cuộc đời thiếu vắng nỗi đau sẽ là một cuộc đời sầu khổ, bởi ông tin rằng đau khổ là một điều kiện tiên quyết cho sự vĩ đại:
“Ngươi muốn loại bỏ nỗi đau, nếu có thể – và chẳng còn từ “nếu có thể” điên rồ nữa. Và chúng ta? Dường như ta thực sự muốn nó cao trào và tồi tệ hơn bao giờ hết… Tính kỷ luật của nỗi đau, của nỗi đau thốn trời xanh – ngươi ko biết rằng chính cái kỷ luật này đã tạo ra vạn sự cải tiến của con người cho đến nay?” (Beyond Good and Evil)
Với hiểu biết rằng nỗi đau khổ to lớn đi cùng với sự thúc đẩy vượt bậc, Nietzsche biết người phi thường sẽ cần một lý tưởng, hoặc một tầm nhìn hoàn hảo, để giữ anh ta tiếp tục tìm kiếm sự vĩ đại ngay cả trong những giờ khắc đen tối, Nietzsche đã sáng chế ra the Ubermensch, hoặc siêu người (overman), dành cho một lý tưởng như vậy.
“Ta dạy cho các ngươi về siêu người. Con người là điều cần phải được vượt qua. Các ngươi đã làm gì để vượt qua họ?” (Thus Spoke Zarathustra)
Siêu người, với tư cách là một lý tưởng, chính là thực thể hoàn hảo và mạnh mẽ, kẻ vượt qua mọi nỗi sợ nội tâm, điểm yếu, và khuyết sót của mình, và do vậy là kẻ vượt lên trên phần còn lại của nhân loại. Bởi vì lý tưởng có thể tiếp cận nhưng chưa bao giờ được hiện thực hóa trên trái đất này, Nietzsche quả quyết rằng “chưa bao giờ có một siêu người.” (Thus Spoke Zarathustra)
Điều tốt đẹp nhất con người có thể hy vọng chính là đạt được sự hoàn hảo và sức mạnh của siêu người trong những khoảnh khắc cuồng nhiệt, thế nhưng, duy trì sự hoàn hảo này là điều ko thể, và sau những khoảnh khắc ngây ngất, họ sẽ phải trở lại thành “con người, quá đỗi con người”.
Trong trạng thái “con người, quá đỗi con người’, Nietzsche biết rằng người phi thường sẽ nhận thức về khuyết sót và điểm yếu của mình, và sau đó cảm thấy xấu hổ về vực thẳm ngăn cách anh ta với sự hoàn hảo của siêu người. Thèm muốn sự hoàn hảo ko thể với tới của siêu người, người phi thường sẽ bắt đầu ghét bỏ bản ngã bất hoàn hảo của mình. Sự ghét bỏ bản thân này, nghịch lý thay, Nietzsche tin rằng, sẽ là khởi đầu của tình yêu cao cả dành cho bản thân của người phi thường. Bởi anh ta sẽ sớm nhận ra rằng nếu ko có những khuyết điểm bên trong và lòng hận thù dành cho nó, anh ta sẽ ko có động lực phát triển và vượt lên chính mình, và theo đó mãi mãi bị trì trệ.
“Ta yêu những kẻ khinh bỉ vĩ đại bởi họ là kẻ sùng kính vĩ đại và là những mũi tên khát khao hướng tới bờ bên kia.” (Thus Spoke Zarathustra)
Trong 1 đoạn có tiêu đề “On the Vision and the Riddle” nằm ở kiệt tác Thus Spoke Zarathustra của Nietzsche, ông kể về một câu chuyện ngụ ngôn, đó là câu chuyện vốn mang bài học tinh thần, truyền tải cách những khuyết sót của người phi thường là điều cần thiết như nào cho sự trưởng thành và tiến bước tới sự vĩ đại.
Nietzsche bắt đầu chuyện ngụ ngôn bằng cách truyền tải một hình ảnh ấn tượng:
“Ta thấy một người chăn cừu trẻ tuổi quằn quại, nôn ọe, co thắt, khuôn mặt biến dạng, và một con rắn màu đen nặng trĩu thò ra khỏi miệng. Tôi đã bao giờ chứng kiến chừng ấy kinh tởm và sợ hãi tái nhạt trên khuôn mặt một người chưa?,,, Bàn tay tôi xé toạc con rắn và xé toạc trong vô ích; nó ko giúp xé con rắn ra khỏi cổ họng anh ta. Sau đó anh ta hét toáng lên: “Cắn! Cắn phần đầu của nó ra! Cắn!”… Tuy nhiên, người chăn cừu đã cắn khi tiếng thét của tôi đang khuyên bảo anh ta, anh cắn một cách ra trò. Từ phía xa, anh phun ra cái đầu của con rắn. Ko còn là kẻ chăn cừu, ko còn là người nữa – anh ta đã thay đổi, tỏa sáng, tươi cười! Chưa có một con người nào trên trái đất này cười như anh ta! Hỡi người anh em của tôi ơi, tôi nghe thấy tiếng cười ko còn thuộc về con người nữa.” (Thus Spoke Zarathustra)
Trong chuyện ngụ ngôn này, người chăn cừu đại diện cho kẻ phi thường, và con rắn đen là nỗi tuyệt vọng và sợ hãi tột độ đang trườn bò bên trong người phi thường. Với con rắn trong cổ họng, người chăn cừu chính là kẻ phi thường đang trong những thời khắc đen tối nhất. Nhưng khi anh ta cắn đứt đầu con rắn ra, anh đã vượt qua nỗi tuyệt vọng cực kỳ và những con quỷ đen tối và ló diện trong một khoảnh khắc cuồng nhiệt với tư cách là siêu người và anh cười một tiếng biểu thị sức mạnh, sự hoàn hảo, và sự khẳng định hoàn toàn cuộc đời của mình.
Nietzsche nghĩ rằng sự khẳng định cuộc đời hoàn toàn chính là trạng thái cao nhất một con người có thể đạt được. Ông đưa ra hai khái niệm đan xen nhau để đại trưng cho sự khẳng định cuộc đời: Amor Fati, tình yêu số phận, và quy hồi vĩnh cửu.
Amor Fati, hay tình yêu số phận, là đỉnh cao vĩ đại của người phi thường: “Công thức cho sự vĩ đại của một con người chính là Amor Fati”, Nietzsche viết trong cuốn Ecce Homo. Yêu số phận có nghĩa là hoàn toàn khẳng định cuộc đời, và do vậy, nó là nhiệm vụ khó nhằn nhất. Khó khăn nằm ở sự thực rằng cuộc sống tồn tại quá nhiều điều xấu xa, nỗi đau, sầu đớn, và bi kịch. Làm sao con người có thể hoàn toàn khẳng định cuộc đời khi đối diện với quá nhiều sự xấu xí như vậy?
Như ta đã thấy, Nietzsche tin rằng con người phải trải nghiệm lượng lớn nỗi đau và sầu khổ nếu họ muốn có được sự vĩ đại, hay như ông nói: “Chính từ vực thẳm sâu nhất mà cái cao nhất phải đạt đến bề cao của nó.” (Thus Spoke Zarathustra) Với tri thức này, ông tin người phi thường sẽ hiểu rằng sự xấu xa, nỗi đau, sầu đớn, và bi kịch ko xấu xí, mà thực chất mang một nét đẹp vốn có, bởi tiềm ẩn trong những khía cạnh tồn tại này là triển vọng phát triển và vượt lên chính mình. Chỉ khi con rắn đen bò xuống họng một người, anh ta mới có thể cắn đứt đầu nó và cười 1 tiếng ko phải của con người, mà là tiếng cười của siêu người:
“Ta muốn học hỏi thêm nữa để thấy vẻ đẹp của những gì tất yếu bên trong mọi thứ; vậy ta sẽ là một trong số những người biến mọi thứ tuyệt đẹp. Armor Fati: hãy để nó thành tình yêu của ta từ rày về sau! Ta ko muốn gây chiến chống lại những gì xấu xí…Và tựu chung: một ngày nào đó, ta ước mình chỉ trở thành kẻ nói Có!” (The Gay Science)”
Để xác định liệu một ai đó ở trong trạng thái nói Có, nghĩa là trạng thái hoàn toàn khẳng định cuộc đời, Nietzsche đã tạo nên quy hồi vĩnh cửu như bài kiểm tra tâm lý.
Trong cuốn The Gay Science, Nietzsche đưa ra nội dung của bài kiểm tra như sau:
“Nếu như, một ngày hay đêm nào đó, một con quỷ vụng trộm theo sau ngươi đi vào nỗi cô độc hiu quạnh nhất và nói với ngươi: “Cuộc đời ngươi sống bây giờ và đã đang sống, ngươi sẽ phải sống một lần nữa và vô vạn lần nữa; và sẽ chẳng có gì mới, nhưng mọi nỗi đau và niềm vui và suy nghĩ và tiếng thở dài và bất kỳ điều gì nhỏ nhặt và vĩ đại khó tả sẽ quay trở lại với ngươi – tất cả mang cùng trình tự và tuần tự…Liệu ngươi sẽ tự thán và nghiến răng và nguyền rủa con quỷ đã nói như vậy? Hay ngươi đã từng một lần trải qua khoảnh khắc khủng khiếp khi trả lời nó rằng: “Ngươi là một vị thánh và ta chưa bao giờ nghe bất kỳ điều gì thiêng liêng hơn cả.”” (The Gay Science)
Người phi thường, khi khẳng định cuộc đời, nhận ra những khoảnh khắc ghê gớm của mình sinh ra từ những trải nghiệm đen tối nhất, và do đó, hiểu rõ cái đẹp có sẵn trong đau khổ, bi kịch, và tai họa. Với sự hiểu biết này, anh ta ko kết án cuộc đời như kẻ bi quan mặc cho những đau đớn cực kỳ mà anh phải chịu đựng, thay vào đó, tán dương bi kịch như một kẻ nói Có vui sướng.
Khi cận kề cái chết, người phi thường ko ao ước bình yên của sự vô tồn tại, mà thay vào đó mong rằng quy hồi vĩnh cửu là điều có thật để anh ta có thể lặp lại cuộc tranh đấu liên tục với đời mãi mãi.
Trong cuốn Thus Spoke Zarathustra, Nietzsche truyền tải ý này bằng cách nói rằng: “Đó là cuộc đời sao?” Ta muốn nói với cái chết. “Vậy thì! Một lần nữa nào!””